Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || NHƯ CÁNH CHIM TAN TÁC - Kinh Cuồng Phong Verambha (Verambhasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || NHƯ CÁNH CHIM TAN TÁC - Kinh Cuồng Phong Verambha (Verambhasuttaṃ)

Thứ tư, 25/10/2023, 17:45 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 25.10.2023

NHƯ CÁNH CHIM TAN TÁC

Kinh Cuồng Phong Verambha (Verambhasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương VI. Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính – Phẩm Thứ Nhất (S.ii,231)

Lượng định sự việc đôi khi cần bàn về hệ quả. Lợi lộc, vinh dự, tiếng tăm nhất thời, là những vị ngọt của cuộc sống. Nhưng đối với người tu tập, thì đây là những nguyên nhân tạo nên thất niệm và mất cảnh giác. Càng tu tập, thì đôi khi càng nhạy cảm với những quyến rũ dục lạc. Bất cẩn thì tan xác. Như những cánh chim bay cao, gặp phải những luồng gió mạnh, khiến thân xác tan thành mảnh vụn bay đi tứ hướng. Đức Phật dạy, người có trí là người có đủ hiểu biết để thấy vị ngọt, hiểm nạn, và sự vượt thoát. Nếu chỉ thấy vị ngọt, không phải là người biết hưởng thụ, mà là sự nông cạn, mà cái giá phải trả là đánh mất huệ mạng của mình.

Kinh văn

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko...pe... adhigamāya. Upari, bhikkhave, ākāse verambhā [verambā (sī. pī.)] nāma vātā vāyanti. Tattha yo pakkhī gacchati tamenaṃ verambhā vātā khipanti. Tassa verambhavātakkhittassa aññeneva pādā gacchanti, aññena pakkhā gacchanti, aññena sīsaṃ gacchati, aññena kāyo gacchati. Evameva kho, bhikkhave, idhekacco bhikkhu lābhasakkārasilokena abhibhūto pariyādiṇṇacitto pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya gāmaṃ vā nigamaṃ vā piṇḍāya pavisati arakkhiteneva kāyena arakkhitāya vācāya arakkhitena cittena, anupaṭṭhitāya satiyā, asaṃvutehi indriyehi. So tattha passati mātugāmaṃ dunnivatthaṃ vā duppārutaṃ vā. Tassa mātugāmaṃ disvā dunnivatthaṃ vā duppārutaṃ vā rāgo cittaṃ anuddhaṃseti. So rāgānuddhaṃsitena cittena sikkhaṃ paccakkhāya hīnāyāvattati. Tassa aññe cīvaraṃ haranti, aññe pattaṃ haranti, aññe nisīdanaṃ haranti, aññe sūcigharaṃ haranti, verambhavātakkhittasseva sakuṇassa. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko...pe... evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti.

... Ngự tại Sāvatthi.

-- Hỡi chư Tỳ Khưu, thật đáng sợ là lợi lộc, vinh dự, danh tiếng. (Những điều ấy) thật cay đắng, độc hại, ngăn ngại sự chứng đạt vô thượng an ổn, để vượt thoát khổ đau.

Này chư Tỳ Khưu, trên tầng cao của hư không có luồng gió mạnh được gọi là verambha. Con chim nào bay cao gặp phải luồng gió này thì tan xác, với chân một nơi, cánh một nẻo. Đầu và thân bị thổi bay về hướng khác nhau.

Này chư Tỳ Khưu, cũng tương tự như vậy, một tỳ khưu với tâm đắm nhiễm bởi lợi lộc, vinh dự, danh vọng, vào buổi sáng đắp y, mang bát, cầm y (kép), vào làng mạc hay phố xá khất thực với thân không phòng hộ, khẩu không phòng hộ, ý không phòng hộ, không trú trong chánh niệm, với các căn chẳng thúc liễm. Vị ấy, nhìn thấy nữ nhân ăn mặc mỏng manh, không kín đáo, nên tâm bị dục vọng chiếm ngự. Khi tâm bị dục vọng chiếm ngự, vị ấy từ bỏ tu học, quay về đời sống thế tục. Rồi có những người lấy y áo của vị ấy, có người lấy bình bát của vị ấy, có người lấy toạ cụ, có người lấy ống kim may… chẳng khác gì cánh chim bị tan xác bởi luồng gió mạnh verambha.

Hỡi chư Tỳ Khưu, thật đáng sợ là lợi lộc, vinh dự, danh vọng. (Những điều ấy) thật cay đắng, độc hại, ngăn ngại sự chứng đạt vô thượng an ổn, để vượt thoát khổ đau.

Do vậy các Thầy cần tu tập như sau: Đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng đã có, chúng ta sẽ từ bỏ; đối với lợi lộc, vinh dự, danh vọng chưa có, chúng ta sẽ không để cho những thứ ấy chiếm ngự tâm ý”. Này chư Tỳ Khưu, hãy tu tập như vậy.

Chú Thích

Chữ verambha là danh từ chuyên môn, chỉ cho luồng gió mạnh trên độ cao nhất định của bầu khí quyển. Bản Sớ Giải nói là ở độ cao mà “những châu lục nhìn nhỏ như lá sen”. Thực tế thì nên hiểu là ở độ cao nhất, mà những cánh chim thiên di có thể bay tới, tối đa là 20 ngàn feet,  trong lúc ở tầng bình lưu của khí quyển, thì không có những luồng gió như giông bão và không bao giờ chim có thể bay tới độ cao như vậy.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

9. Verambhasuttaṃ

165. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko...pe... adhigamāya. Upari, bhikkhave, ākāse verambhā [verambā (sī. pī.)] nāma vātā vāyanti. Tattha yo pakkhī gacchati tamenaṃ verambhā vātā khipanti. Tassa verambhavātakkhittassa aññeneva pādā gacchanti, aññena pakkhā gacchanti, aññena sīsaṃ gacchati, aññena kāyo gacchati. Evameva kho, bhikkhave, idhekacco bhikkhu lābhasakkārasilokena abhibhūto pariyādiṇṇacitto pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya gāmaṃ vā nigamaṃ vā piṇḍāya pavisati arakkhiteneva kāyena arakkhitāya vācāya arakkhitena cittena, anupaṭṭhitāya satiyā, asaṃvutehi indriyehi. So tattha passati mātugāmaṃ dunnivatthaṃ vā duppārutaṃ vā. Tassa mātugāmaṃ disvā dunnivatthaṃ vā duppārutaṃ vā rāgo cittaṃ anuddhaṃseti. So rāgānuddhaṃsitena cittena sikkhaṃ paccakkhāya hīnāyāvattati. Tassa aññe cīvaraṃ haranti, aññe pattaṃ haranti, aññe nisīdanaṃ haranti, aññe sūcigharaṃ haranti, verambhavātakkhittasseva sakuṇassa. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko...pe... evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Navamaṃ.

9. Verambhasuttavaṇṇanā

165. Navame verambhavātāti evaṃnāmakā mahāvātā. Kīdise pana ṭhāne te vātā vāyantīti? Yattha ṭhitassa cattāro dīpā uppalinipattamattā hutvā paññāyanti. Yo pakkhī gacchatīti navavuṭṭhe deve viravanto vātasakuṇo tattha gacchati, taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. Arakkhiteneva kāyenātiādīsu hatthapāde kīḷāpento khandhaṭṭhiṃ vā nāmento kāyaṃ na rakkhati nāma, nānāvidhaṃ duṭṭhullakathaṃ kathento vācaṃ na rakkhati nāma, kāmavitakkādayo vitakkento cittaṃ na rakkhati nāma. Anupaṭṭhitāya satiyāti kāyagatāsatiṃ anupaṭṭhapetvā. Navamaṃ.

 

Ý kiến bạn đọc