Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || NGUYÊN NHÂN THỊNH SUY CỦA GIÁO PHÁP - Kinh Tượng Pháp (Saddhammappatirūpakasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || NGUYÊN NHÂN THỊNH SUY CỦA GIÁO PHÁP - Kinh Tượng Pháp (Saddhammappatirūpakasuttaṃ)

Chủ nhật, 15/10/2023, 09:34 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 14.10.2023

NGUYÊN NHÂN THỊNH SUY CỦA GIÁO PHÁP

Kinh Tượng Pháp (Saddhammappatirūpakasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương V. Tương Ưng Kassapa (Ca-diếp) (S.ii,223)

Rất nhiều đoạn kinh nói về nguyên nhân suy thoái của giáo pháp trên thế gian, sự thiếu học hiểu và thiếu tôn quý từ những Phật tử, cả hai giới xuất gia và tại gia. Như vậy thì, mỗi cá nhân người con Phật, đều là tác nhân và dự phần vào sự thịnh suy của Đạo Phật. Ngay cả khi một người, không có ảnh hưởng tới người khác, nhưng tự mình tôn trọng và trân quý Ba Ngôi Báu, học giới, thiền định, thì vẫn góp phần vào sứ mệnh bảo lưu ngôi nhà chánh pháp. Điều này nói lên nguyên tắc muôn thuở: tầm nhìn thì nên rộng, mà hành động thì cần cụ thể thiết thực.

Kinh văn

Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho āyasmā mahākassapo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā mahākassapo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘ko nu kho, bhante, hetu ko paccayo, yena pubbe appatarāni ceva sikkhāpadāni ahesuṃ bahutarā ca bhikkhū aññāya saṇṭhahiṃsu? Ko pana, bhante, hetu ko paccayo, yenetarahi bahutarāni ceva sikkhāpadāni appatarā ca bhikkhū aññāya saṇṭhahantī’’ti? ‘‘Evañcetaṃ, kassapa, hoti sattesu hāyamānesu saddhamme antaradhāyamāne, bahutarāni ceva sikkhāpadāni honti appatarā ca bhikkhū aññāya saṇṭhahanti. Na tāva, kassapa, saddhammassa antaradhānaṃ hoti yāva na saddhammappatirūpakaṃ loke uppajjati. Yato ca kho, kassapa, saddhammappatirūpakaṃ loke uppajjati, atha saddhammassa antaradhānaṃ hoti’’.

Tôi được nghe như vầy,

Một thuở Đức Thế Tôn ngự ở Sāvatthi (Xá Vệ), tại Jetavana (Kỳ Viên), ngôi già lam của ông Anāthapiṇḍika (dâng cúng).

Bấy Tôn giả Mahā Kassapa đi đến Đức Thế Tôn, đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên và bạch rằng:

-- Bạch Đức Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, trước kia, những giới luật có ít hơn nhưng chư tỳ khưu chứng đắc tuệ giác nhiều hơn? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ngày nay giới luật có nhiều hơn, nhưng chư tỳ khưu chứng đắc tuệ giác ít hơn?.

-- Này Kassapa, Đó là điều tự nhiên. Khi chúng sanh thối đoạ và diệu pháp biến mất thì giới luật nhiều mà chư tỳ khưu chứng đắc tuệ giác ít hơn.

Này Kassapa, chân pháp không biến mất cho đến khi nào tượng pháp không hiện ra ở đời. Và Kassapa khi nào tượng pháp hiện ra ở đời, thời chân pháp biến mất.

‘‘Seyyathāpi, kassapa, na tāva jātarūpassa antaradhānaṃ hoti yāva na jātarūpappatirūpakaṃ loke uppajjati. Yato ca kho, kassapa, jātarūpappatirūpakaṃ loke uppajjati, atha jātarūpassa antaradhānaṃ hoti. Evameva kho, kassapa, na tāva saddhammassa antaradhānaṃ hoti yāva na saddhammappatirūpakaṃ loke uppajjati. Yato ca kho, kassapa, saddhammappatirūpakaṃ loke uppajjati, atha saddhammassa antaradhānaṃ hoti.

Ví như, này Kassapa, vàng thật không biến mất khi nào vàng giả chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào vàng giả hiện ra ở đời, thời vàng thật biến mất.

Này Kassapa, chân pháp không biến mất cho đến khi nào tượng pháp không hiện ra ở đời. Và Kassapa khi nào tượng pháp hiện ra ở đời, thời chân pháp biến mất.

‘‘Na kho, kassapa, pathavīdhātu saddhammaṃ antaradhāpeti, na āpodhātu saddhammaṃ antaradhāpeti, na tejodhātu saddhammaṃ antaradhāpeti, na vāyodhātu saddhammaṃ antaradhāpeti; atha kho idheva te uppajjanti moghapurisā ye imaṃ saddhammaṃ antaradhāpenti. Seyyathāpi, kassapa, nāvā ādikeneva opilavati; na kho, kassapa, evaṃ saddhammassa antaradhānaṃ hoti.

‘‘Pañca khome, kassapa, okkamaniyā dhammā saddhammassa sammosāya antaradhānāya saṃvattanti. Katame pañca? Idha, kassapa, bhikkhū bhikkhuniyo upāsakā upāsikāyo satthari agāravā viharanti appatissā, dhamme agāravā viharanti appatissā, saṅghe agāravā viharanti appatissā, sikkhāya agāravā viharanti appatissā, samādhismiṃ agāravā viharanti appatissā – ime kho, kassapa, pañca okkamaniyā dhammā saddhammassa sammosāya antaradhānāya saṃvattanti.

Này Kassapa, địa đại không làm chân pháp biến mất; thủy đại …, hoả đại…, phong đại… không làm chân pháp biến mất.

Chính do những kẻ thiếu trí có mặt, khiến chân pháp biến mất.

Chân pháp không biến mất, như cách con thuyền bị chìm. Này Kassapa, có năm sự suy thoái dẫn tới sự tàn lụn và biến mất của chân pháp. Năm sự suy thoái đó là gì?

Ở đây chư tỳ khưu, tỳ khưu ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không tôn kính quý trọng Bậc Đạo Sư; không tôn kính quý trọng Pháp; không tôn kính quý trọng Tăng; không tôn kính quý trọng giới luật; không tôn kính quý trọng thiền định. Này Kassapa, chính những điều suy thoái này dẫn đến sự suy tàn và biến mất của chân pháp.

‘‘Pañca khome, kassapa, dhammā saddhammassa ṭhitiyā asammosāya anantaradhānāya saṃvattanti. Katame pañca? Idha, kassapa, bhikkhū bhikkhuniyo upāsakā upāsikāyo satthari sagāravā viharanti sappatissā, dhamme sagāravā viharanti sappatissā, saṅghe sagāravā viharanti sappatissā, sikkhāya sagāravā viharanti sappatissā, samādhismiṃ sagāravā viharanti sappatissā – ime kho, kassapa, pañca dhammā saddhammassa ṭhitiyā asammosāya anantaradhānāya saṃvattantī’’ti.

Này Kassapa, có năm pháp dẫn đến sự bền vững, trường tồn của chân pháp. Năm pháp đó là gì?

Ở đây chư tỳ khưu, tỳ khưu ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống tôn kính quý trọng Bậc Đạo Sư; tôn kính quý trọng Pháp; tôn kính quý trọng Tăng; tôn kính quý trọng giới luật; tôn kính quý trọng thiền định. Này Kassapa, chính những pháp này dẫn đến sự bền vững, trường tồn của chân pháp.

Chú Thích

Chữ saddhamma có thể dịch là diệu pháp, chánh pháp, chân pháp. Ở đây vì đối nghĩa với saddhammappatirūpaka tức tượng pháp nên dịch là chân pháp. Như cách hiểu đồ thật đối nghĩa với đồ giả. Cần được hiểu rõ chữ saddhamma ở đây là “giáo pháp chân truyền”.

Chữ tượng pháp - 像法.- có nghĩa là giống tương tự nhưng không phải là chính thống. Có nhiều chỗ dùng có nghĩa là vật thể biểu trưng – không hẳn nghĩa là xấu. Tuy nhiên trong bài kinh này tượng pháp hiểu theo ý nghĩa tiêu cực như cách nói ngày nay là “hàng nhái”.

Nhân gì (kho hetu), duyên gì (ko paccayo) thoạt nghe như ý nghĩa trùng lập. Ở đây nhân được hiểu là yếu tố bên trong, duyên được hiểu là yếu tố bên ngoài.

Thuật ngữ sikkhāpada có nghĩa là điều luật được Đức Phật ban hành. Thường dịch là “học giới” tức là những điều cần tuân giữ để chuyển hoá bản thân. Hiểu chính xác là những điều luật trong giới bổn.

“Tự nhiên là vậy” có nghĩa là luật lệ được ban hành do có những điều không tốt xảy ra trong hàng xuất gia. Do vậy là điều tất yếu trong tỷ lệ tương quan: càng có nhiều luật lệ được ban hành nói lên những phức tạp xảy ra trong giới tu hành. Khi Tăng chúng đông đảo thì những người đi tu có nhiều thành phần phức tạp.

Sớ giải chú thích hai biểu hiện của tượng pháp (saddhammappatirūpaka): Một, là sự tu chứng (adhigama) bao gồm 10 minh sát tuệ; hai là pháp học (pariyatti) giáo điển chánh truyền không pha trộn những thêm thắt sai lạc. Theo Kathāvatthu thì tượng pháp bao gồm Mật Tạng (trong đó có Guḷhavinaya, Guḷhavessantara, Guḷhamahosadha), Vaṇṇa Piṭaka, Aṅgulimāla Piṭaka,Raṭṭhapāla-gajjita, Āḷavaka-gajjita,Vedalla Piṭaka. (Những giáo điển lai tạp này cần nhiều chú thích nên ở đây chỉ nêu tên.

Câu “Chân pháp không biến mất như cách con thuyền bị chìm” đuợc Sớ giải chú thích là “ādikenā ti ādānena gahaṇena; opilavatī ti nimujjati . Spk-pṭ: ādānaṃ ādi, ādi eva ādikaṃ” có nghĩa là, khi con thuyền chìm, thường rất chóng vánh, nhưng chân pháp suy thoái, trãi qua những giai đoạn tuần tự: thiếu học hiểu nên pháp học suy thoái, pháp học suy thoái nên pháp hành suy thoái, pháp hành suy thoái nên càng lúc càng ít vị chứng đắc quả vị giác ngộ giải thoát. Chữ ādikena hàm ý là chóng vánh và đối nghĩa là chữ anupubbena - dần dà, từ từ.( như được đề cập trong MN I 395)

Nên chú ý là, Đức Phật chỉ dạy nguyên nhân nào giáo pháp suy tàn và nguyên nhân nào giáo pháp hưng thịnh, nhưng Ngài không nói về thời gian hay quốc độ. Thời nào, ở đâu mà tứ chúng tôn quý Phật, Pháp, Tăng, giới luật, thiền định thì thời đó, nơi đó giáo pháp hưng thịnh. Ngược lại, lúc nào ở đâu mà thiếu sự tôn quý Tam Bảo, giới luật, thiền định thì giáo pháp ở đó suy tàn. Nói cách khác, 23 thế kỷ trước vẫn có thời kỳ giáo pháp suy tàn trước khi được chấn chỉnh, và ngày nay vẫn có nơi giáo pháp hưng thịnh do sự tôn quý từ hai giới xuất gia và tại gia.

Sớ giải chú thích cụm tự “pañca okkamaniyā dhammā – năm pháp dẫn đến suy tàn với ý nghĩa là okkamaniyā tiheṭṭhāgamanīya điều khiến tuột dốc, đi xuống.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

13. Saddhammappatirūpakasuttaṃ

156. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho āyasmā mahākassapo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā mahākassapo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘ko nu kho, bhante, hetu ko paccayo, yena pubbe appatarāni ceva sikkhāpadāni ahesuṃ bahutarā ca bhikkhū aññāya saṇṭhahiṃsu? Ko pana, bhante, hetu ko paccayo, yenetarahi bahutarāni ceva sikkhāpadāni appatarā ca bhikkhū aññāya saṇṭhahantī’’ti? ‘‘Evañcetaṃ, kassapa, hoti sattesu hāyamānesu saddhamme antaradhāyamāne, bahutarāni ceva sikkhāpadāni honti appatarā ca bhikkhū aññāya saṇṭhahanti. Na tāva, kassapa, saddhammassa antaradhānaṃ hoti yāva na saddhammappatirūpakaṃ loke uppajjati. Yato ca kho, kassapa, saddhammappatirūpakaṃ loke uppajjati, atha saddhammassa antaradhānaṃ hoti’’.

‘‘Seyyathāpi, kassapa, na tāva jātarūpassa antaradhānaṃ hoti yāva na jātarūpappatirūpakaṃ loke uppajjati. Yato ca kho, kassapa, jātarūpappatirūpakaṃ loke uppajjati, atha jātarūpassa antaradhānaṃ hoti. Evameva kho, kassapa, na tāva saddhammassa antaradhānaṃ hoti yāva na saddhammappatirūpakaṃ loke uppajjati. Yato ca kho, kassapa, saddhammappatirūpakaṃ loke uppajjati, atha saddhammassa antaradhānaṃ hoti.

‘‘Na kho, kassapa, pathavīdhātu saddhammaṃ antaradhāpeti, na āpodhātu saddhammaṃ antaradhāpeti, na tejodhātu saddhammaṃ antaradhāpeti, na vāyodhātu saddhammaṃ antaradhāpeti; atha kho idheva te uppajjanti moghapurisā ye imaṃ saddhammaṃ antaradhāpenti. Seyyathāpi, kassapa, nāvā ādikeneva opilavati; na kho, kassapa, evaṃ saddhammassa antaradhānaṃ hoti.

‘‘Pañca khome, kassapa, okkamaniyā dhammā saddhammassa sammosāya antaradhānāya saṃvattanti. Katame pañca? Idha, kassapa, bhikkhū bhikkhuniyo upāsakā upāsikāyo satthari agāravā viharanti appatissā, dhamme agāravā viharanti appatissā, saṅghe agāravā viharanti appatissā, sikkhāya agāravā viharanti appatissā, samādhismiṃ agāravā viharanti appatissā – ime kho, kassapa, pañca okkamaniyā dhammā saddhammassa sammosāya antaradhānāya saṃvattanti.

‘‘Pañca khome, kassapa, dhammā saddhammassa ṭhitiyā asammosāya anantaradhānāya saṃvattanti. Katame pañca? Idha, kassapa, bhikkhū bhikkhuniyo upāsakā upāsikāyo satthari sagāravā viharanti sappatissā, dhamme sagāravā viharanti sappatissā, saṅghe sagāravā viharanti sappatissā, sikkhāya sagāravā viharanti sappatissā, samādhismiṃ sagāravā viharanti sappatissā – ime kho, kassapa, pañca dhammā saddhammassa ṭhitiyā asammosāya anantaradhānāya saṃvattantī’’ti. Terasamaṃ.

13. Saddhammappatirūpakasuttavaṇṇanā

156. Terasame aññāya saṇṭhahiṃsūti arahatte patiṭṭhahiṃsu. Saddhammappatirūpakanti dve saddhammappatirūpakāni adhigamasaddhammappatirūpakañca pariyattisaddhammappatirūpakañca. Tattha –

‘‘Obhāse ceva ñāṇe ca, pītiyā ca vikampati;

Passaddhiyā sukhe ceva, yehi cittaṃ pavedhati.

‘‘Adhimokkhe ca paggāhe, upaṭṭhāne ca kampati;

Upekkhāvajjanāya ceva, upekkhāya ca nikantiyā.

‘‘Imāni dasa ṭhānāni, paññā yassa paricitā;

Dhammuddhaccakusalo hoti, na ca sammoha gacchatī’’ti. (paṭi. ma. 2.7); –

Idaṃ vipassanāñāṇassa upakkilesajātaṃ adhigamasaddhammappatirūpakaṃ nāma. Tisso pana saṅgītiyo anāruḷhaṃ dhātukathā ārammaṇakathā asubhakathā ñāṇavatthukathā vijjākaraṇḍakoti imehi pañcahi kathāvatthūhi paribāhiraṃ guḷhavinayaṃ guḷhavessantaraṃ guḷhamahosadhaṃ vaṇṇapiṭakaṃ aṅgulimālapiṭakaṃ raṭṭhapālagajjitaṃ āḷavakagajjitaṃ vedallapiṭakanti abuddhavacanaṃ pariyattisaddhammappatirūpakaṃ nāma.

Jātarūpappatirūpakanti suvaṇṇarasavidhānaṃ ārakūṭamayaṃ suvaṇṇavaṇṇaṃ ābharaṇajātaṃ. Chaṇakālesu hi manussā ‘‘ābharaṇabhaṇḍakaṃ gaṇhissāmā’’ti āpaṇaṃ gacchanti. Atha ne āpaṇikā evaṃ vadanti, ‘‘sace tumhe ābharaṇatthikā, imāni gaṇhatha. Imāni hi ghanāni ceva vaṇṇavantāni ca appagghāni cā’’ti. Te tesaṃ sutvā, ‘‘kāraṇaṃ ime vadanti, imāni piḷandhitvā sakkā nakkhattaṃ kīḷituṃ, sobhanti ceva appagghāni cā’’ti tāni gahetvā gacchanti. Suvaṇṇabhaṇḍaṃ avikkiyamānaṃ nidahitvā ṭhapetabbaṃ hoti. Evaṃ taṃ jātarūpappatirūpake uppanne antaradhāyati nāma.

Atha saddhammassa antaradhānaṃ hotīti adhigamasaddhammassa paṭipattisaddhammassa pariyattisaddhammassāti tividhassāpi saddhammassa antaradhānaṃ hoti. Paṭhamabodhiyañhi bhikkhū paṭisambhidappattā ahesuṃ. Atha kāle gacchante paṭisambhidā pāpuṇituṃ na sakkhiṃsu, chaḷabhiññā ahesuṃ. Tato cha abhiññā pāpuṇituṃ asakkontā tisso vijjā pāpuṇiṃsu. Idāni kāle gacchante tisso vijjā pāpuṇituṃ asakkontā āsavakkhayamattaṃ pāpuṇissanti. Tampi asakkontā anāgāmiphalaṃ, tampi asakkontā sakadāgāmiphalaṃ, tampi asakkontā sotāpattiphalaṃ. Gacchante kāle sotāpattiphalampi pattuṃ na sakkhissanti. Atha nesaṃ yadā vipassanā imehi upakkilesehi upakkiliṭṭhā āraddhamattāva ṭhassati, tadā adhigamasaddhammo antarahito nāma bhavissati.

Paṭhamabodhiyañhi bhikkhū catunnaṃ paṭisambhidānaṃ anucchavikaṃ paṭipattiṃ pūrayiṃsu. Gacchante kāle taṃ asakkontā channaṃ abhiññānaṃ, tampi asakkontā tissannaṃ vijjānaṃ, tampi asakkontā arahattaphalamattassa. Gacchante pana kāle arahattassa anucchavikaṃ paṭipattiṃ pūretuṃ asakkontā anāgāmiphalassa anucchavikaṃ paṭipattiṃ pūressanti, tampi asakkontā sakadāgāmiphalassa, tampi asakkontā sotāpattiphalassa. Yadā pana sotāpattiphalassapi anucchavikaṃ paṭipadaṃ pūretuṃ asakkontā sīlapārisuddhimatteva ṭhassanti, tadā paṭipattisaddhammo antarahito nāma bhavissati.

Yāva pana tepiṭakaṃ buddhavacanaṃ vattati, na tāva sāsanaṃ antarahitanti vattuṃ vaṭṭati. Tiṭṭhantu tīṇi vā, abhidhammapiṭake antarahite itaresu dvīsu tiṭṭhantesupi antarahitanti na vattabbameva. Dvīsu antarahitesu vinayapiṭakamatte ṭhitepi, tatrāpi khandhakaparivāresu antarahitesu ubhatovibhaṅgamatte, mahāvinaye antarahite dvīsu pātimokkhesu vattamānesupi sāsanaṃ anantarahitameva. Yadā pana dve pātimokkhā antaradhāyissanti, atha pariyattisaddhammassa antaradhānaṃ bhavissati. Tasmiṃ antarahite sāsanaṃ antarahitaṃ nāma hoti. Pariyattiyā hi antarahitāya paṭipatti antaradhāyati, paṭipattiyā antarahitāya adhigamo antaradhāyati. Kiṃ kāraṇā? Ayañhi pariyatti paṭipattiyā paccayo hoti, paṭipatti adhigamassa. Iti paṭipattitopi pariyattimeva pamāṇaṃ.

Nanu ca kassapasammāsambuddhakāle kapilo nāma anārādhakabhikkhu ‘‘pātimokkhaṃ uddisissāmī’’ti bījaniṃ gahetvā āsane nisinno ‘‘atthi imasmiṃ vattantā’’ti pucchi, atha tassa bhayena yesampi pātimokkho vattati, tepi ‘‘mayaṃ vattāmā’’ti avatvā ‘‘na vattāmā’’ti vadiṃsu, so bījaniṃ ṭhapetvā uṭṭhāyāsanā gato, tadā sammāsambuddhassa sāsanaṃ osakkitanti? Kiñcāpi osakkitaṃ, pariyatti pana ekanteneva pamāṇaṃ. Yathā hi mahato taḷākassa pāḷiyā thirāya udakaṃ na ṭhassatīti na vattabbaṃ, udake sati padumādīni pupphāni na pupphissantīti na vattabbaṃ, evameva mahātaḷākassa thirapāḷisadise tepiṭake buddhavacane sati mahātaḷāke udakasadisā paṭipattipūrakā kulaputtā natthīti na vattabbā, tesu sati mahātaḷāke padumādīni pupphāni viya sotāpannādayo ariyapuggalā natthīti na vattabbāti evaṃ ekantato pariyattiyeva pamāṇaṃ.

Pathavīdhātūti dve satasahassāni cattāri ca nahutāni bahalā mahāpathavī. Āpodhātūti pathavito paṭṭhāya yāva subhakiṇhabrahmalokā uggataṃ kappavināsakaṃ udakaṃ. Tejodhātūti pathavito paṭṭhāya yāva ābhassarabrahmalokā uggato kappavināsako aggi. Vāyodhātūti pathavito paṭṭhāya yāva vehapphalabrahmalokā uggato kappavināsako vāyu. Etesu hi ekadhammopi satthu sāsanaṃ antaradhāpetuṃ na sakkoti, tasmā evamāha. Idheva te uppajjantīti lohato lohakhādakaṃ malaṃ viya imasmiṃ mayhaṃyeva sāsane te uppajjanti. Moghapurisāti tucchapurisā.

Ādikeneva opilavatīti ettha ādikenāti ādānena gahaṇena. Opilavatīti nimujjati. Idaṃ vuttaṃ hoti – yathā udakacarā nāvā bhaṇḍaṃ gaṇhantī nimujjati, evaṃ pariyattiādīnaṃ pūraṇena saddhammassa antaradhānaṃ na hoti. Pariyattiyā hi hāyamānāya paṭipatti hāyati, paṭipattiyā hāyamānāya adhigamo hāyati. Pariyattiyā pūrayamānāya pariyattidharā puggalā paṭipattiṃ pūrenti, paṭipattipūrakā adhigamaṃ pūrenti. Iti navacando viya pariyattiyādīsu vaḍḍhamānāsu mayhaṃ sāsanaṃ vaḍḍhati yevāti dasseti.

Idāni yehi dhammehi saddhammassa antaradhānañceva ṭhiti ca hoti, te dassento pañca khotiādimāha. Tattha okkamanīyāti avakkamanīyā, heṭṭhāgamanīyāti attho. Satthari agāravātiādīsu agāravāti gāravarahitā. Appatissāti appatissayā anīcavuttikā. Tattha yo cetiyaṅgaṇaṃ ārohanto chattaṃ dhāreti, upāhanaṃ dhāreti, aññato oloketvā kathaṃ kathento gacchati, ayaṃ satthari agāravo nāma.

Yo dhammassavanassa kāle saṅghuṭṭhe daharasāmaṇerehi parivārito nisīdati, aññāni vā navakammādīni karoti, dhammassavanagge nisinno niddāyati, vikkhitto vā aññaṃ kathento nisīdati, ayaṃ dhamme agāravo nāma.

Yo therupaṭṭhānaṃ gantvā, avanditvā nisīdati, hatthapallatthikaṃ dussapallatthikaṃ karoti, aññaṃ vā pana hatthapādakukkuccaṃ karoti, vuḍḍhānaṃ santike anajjhiṭṭho katheti, ayaṃ saṅghe agāravo nāma.

Tisso pana sikkhā apūrentova sikkhāya agāravo nāma hoti. Aṭṭha samāpattiyo anibbattento tāsaṃ vā pana nibbattanatthāya payogaṃ akaronto samādhismiṃ agāravo nāma. Sukkapakkho vuttavipallāseneva veditabboti. Terasamaṃ.

Ý kiến bạn đọc