Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - NẾU TÊN SAO NGƯỜI VẬY… - Kinh Ahiṃsaka (Ahiṃsakasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - NẾU TÊN SAO NGƯỜI VẬY… - Kinh Ahiṃsaka (Ahiṃsakasuttaṃ)

Thứ sáu, 24/06/2022, 15:31 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 24.6.2022


NẾU TÊN SAO NGƯỜI VẬY…

Kinh Ahiṃsaka (Ahiṃsakasuttaṃ)

CHƯƠNG VII. TƯƠNG ƯNG BÀ LA MÔN – PHẨM A LA HÁN THỨ NHẤT (S.i,164)

Tên gọi là một khía cạnh văn hoá đặc biệt của con người. Có những tên đặt thật đẹp. Trong tôn giáo còn có pháp danh, tên thánh… Đức Phật đôi khi dùng điều nầy để nói lên những ý nghĩa tốt đẹp mà con người nên hướng tới khi có tên gọi thật đẹp. Trong bài kinh nầy đề cập đến một người tên Ahiṃsaka (Bất Hại hay Vô Hại). Tên gọi nầy vốn mang một ý nghĩa rất cao trọng tôn giáo, văn hoá Ấn Độ. Chính trong giáo pháp của Đức Phật thì tinh thần bất hại là một trọng điểm khi nói về thiện ác. Một người luôn luôn sống với tâm niệm không gây tổn thương cho bất cứ ai bằng lời nói, hành động, ý nghĩ là một bậc thiện trí đúng nghĩa.

Sāvatthinidānaṃ. Atha kho ahiṃsakabhāradvājo brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho ahiṃsakabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘ahiṃsakāhaṃ, bho gotama, ahiṃsakāhaṃ, bho gotamā’’ti.

‘‘Yathā nāmaṃ tathā cassa, siyā kho tvaṃ ahiṃsako;

Yo ca kāyena vācāya, manasā ca na hiṃsati;

Sa ve ahiṃsako hoti, yo paraṃ na vihiṃsatī’’ti.

Tại Sāvatthi.

Bấy giờ bà la môn Ahiṃsaka Bhāradvāja đi đến Thế Tôn sau khi đến, nói lên với thăm hỏi xã giao thân thiện rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi, bà la môn Ahiṃsaka Bhāradvāja bạch Thế Tôn:

-- Con là Ahimsaka, thưa Tôn giả Gotama! Con là Ahimsaka, thưa Tôn giả Gotama!.

(Thế Tôn)

Nếu tên sao người vậy

Thì Người là vô hại

Ai với thân, ngữ, ý

Không hại bất cứ ai

Không tổn thương người khác.

Là Vô Hại đúng nghĩa.

Evaṃ vutte, ahiṃsakabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama...pe... abbhaññāsi. Aññataro ca panāyasmā ahiṃsakabhāradvājo arahataṃ ahosī’’ti.

Ðược nghe vậy, bà la môn Ahiṃsaka Bhāradvāja bạch Đức Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Diệu Pháp được Tôn giả Gotama hiển bày như người dựng đứng những gì bị ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc lối, hay đem đèn sáng vào chỗ tăm tối để những ai có mắt thấy được. Con xin nương tựa Đức Thế Tôn Gotama, xin nương tựa Pháp, xin nương tựa tỳ khưu Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia với Đức Thế Tôn, và được thọ đại giới.

Bà la môn Ahiṃsaka Bhāradvāja được xuất gia và thọ đại giới từ Đức Thế Tôn.

Thọ giới không lâu, Tôn giả Ahiṃsaka Bhāradvāja sống độc cư, viễn ly, cần mẫn, không xao lãng, quyết tâm và tự thân chứng ngộ chánh trí ngay trong kiếp hiện tại. Đây chính là cứu cánh mà những thiện gia nam tử đi tu sống không gia đình hướng tới. Vị ấy chính mình biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa".

Và Tôn giả Ahiṃsaka Bhāradvāja trở thành một vị A-la-hán nữa.

‘‘Yathā nāmaṃ tathā cassa = nếu tên thế nào mà người như vậy

siyā kho tvaṃ ahiṃsako = thì người là kẻ không tổn hại ai

Yo ca kāyena vācāya manasā ca na hiṃsati = người nào thân, ngữ, ý không gây tổn hại

Sa ve ahiṃsako hoti = thì người đó là Ahiṃsako

yo paraṃ na vihiṃsatī’’ti = là người không hại tha nhân

Sớ giải nêu lên giả thuyết sở dĩ vị bà la môn nầy được gọi là Ahiṃsaka Bhāradvāja do chư vị kết tập y cứ trên câu chuyện giống như trường hợp của những bài kinh trước. Nhưng toàn bộ câu chuyện nầy thì thì cho thấy Ahiṃsaka (Vô Hại) là tên thật của vị bà la môn nầy.

Tỳ kheo Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

5. Ahiṃsakasuttaṃ [Mūla]

191. Sāvatthinidānaṃ. Atha kho ahiṃsakabhāradvājo brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho ahiṃsakabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘ahiṃsakāhaṃ, bho gotama, ahiṃsakāhaṃ, bho gotamā’’ti.

‘‘Yathā nāmaṃ tathā cassa, siyā kho tvaṃ ahiṃsako;

Yo ca kāyena vācāya, manasā ca na hiṃsati;

Sa ve ahiṃsako hoti, yo paraṃ na vihiṃsatī’’ti.

Evaṃ vutte, ahiṃsakabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama...pe... abbhaññāsi. Aññataro ca panāyasmā ahiṃsakabhāradvājo arahataṃ ahosī’’ti.

5. Ahiṃsakasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

191. Pañcame ahiṃsakabhāradvājoti bhāradvājovesa, ahiṃsakapañhaṃ pana pucchi, tenassetaṃ saṅgītikārehi nāmaṃ gahitaṃ. Nāmena vā esa ahiṃsako, gottena bhāradvājo. Ahiṃsakāhanti ahiṃsako ahaṃ, iti me bhavaṃ gotamo jānātūti āha. Tathā cassāti tathā ce assa, bhaveyyāsīti attho. Na hiṃsatīti na viheṭheti na dukkhāpeti. Pañcamaṃ.

Ý kiến bạn đọc