Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ NỖI LO SỢ VỀ KIẾP LAI SINH _ Kinh Khủng Bố (Bhītāsuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ NỖI LO SỢ VỀ KIẾP LAI SINH _ Kinh Khủng Bố (Bhītāsuttaṃ)

Thứ bảy, 18/09/2021, 18:49 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 18.9.2021


NỖI LO SỢ VỀ KIẾP LAI SINH

Kinh Khủng Bố (Bhītāsuttaṃ)

(CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM ĐOẠN) (S.i,42)

Dù Đức Phật ra đời; chánh pháp đã được giảng giải với nhiều phương cách khác nhau nhưng ngay cả người con Phật vẫn có những băn khoăn, lo sợ về kiếp lai sinh. Vấn đề ở đây là tâm lý. Với bản thân cần nhìn tam nghiệp: lời nói hiền thiện, hành động của thân hiền thiện, và ý nghiệp hiền thiện. Với tha nhân cần có bốn pháp: có tin tưởng, có ôn hoà, có chia sẻ, có lắng nghe.

Trên phương diện tâm lý người càng sung túc về vật chất thì càng âu lo về tương lai trong lúc người nghèo khó thì bận tâm cái trước mắt nhiều.

Cũng là vấn đề tâm lý khác khi một người xử thế bằng thái độ không nghi ngại, không nặng nề, không ích kỷ, không vô tâm thì cuộc sống hiện tại thanh thản và chan hoà hơn, từ đó, cũng ít lo sợ về tương lai.

NỖI LO SỢ VỀ KIẾP LAI SINH _ Kinh Khủng Bố (Bhītāsuttaṃ)
  Bản dịch HT. Thích Minh Châu Bản hiệu đính

[Vị Thiên]

‘‘Kiṃsūdha bhītā janatā anekā,

Maggo canekāyatanappavutto;

Pucchāmi taṃ gotama bhūripañña,

Kismiṃ ṭhito paralokaṃ na bhāye’’ti.

Vì sao ở đời này,

Rất nhiều người sợ hãi,

Dầu con đường đề cập,

Dưới hình thức sai biệt?

Con hỏi Gotama,

Bậc trí tuệ sáng suốt,

Phải an trú chỗ nào,

Khỏi sợ hãi đời sau?

Sao nhiều người lo sợ,

Dù đạo được quảng thuyết,

Con hỏi Đức Cồ Đàm,

Bậc thánh trí cao rộng,

Y cứ trên điều gì,

Không sợ cho đời sau?

[Thế Tôn]

‘‘Vācaṃ manañca paṇidhāya sammā,

Kāyena pāpāni akubbamāno;

Bavhannapānaṃ gharamāvasanto,

Saddho mudū saṃvibhāgī vadaññū;

Etesu dhammesu ṭhito catūsu,

Dhamme ṭhito paralokaṃ na bhāye’’ti.

 

Hãy chánh trú lời, ý,

Thân nghiệp chớ làm ác.

Nếu an trú trong nhà,

Với tài sản dồi dào,

Hãy tín tâm, nhu hòa,

Chia tài sản, hòa nhã.

An trú bốn pháp này,

Không sợ hãi đời sau.

Lời nói, tâm chân chánh,

Không là thân ác hạnh,

Đời cư sĩ sung túc,

Nên trú bốn pháp nầy,

Tin tưởng, sống ôn hoà,

Hào sảng, biết lắng nghe,

Vững trú trên thiện pháp,

Không sợ cho lai sinh.

vāca=lời nói

mana = ý nghĩ

paṇidha = ( paṇi +idha) đời sống ở đây

sammā = ngay thật, chân chánh

kāya pāpāni akubbamāno = không làm ác bằng thân

bavhannapānaṃ = dư thừa ẩm thực, đời sống sung túc

Gharamāvasanto = (ghara +māvasanta) = sống tại gia

saddha = đức tin, sự tin tưởng

mudū = mềm mỏng, không cực đoan, ôn hoà

saṃvibhāgī = biết chia sẻ

vadaññū = biết lắng nghe

Etesu dhammesu ṭhito catūsu = vững trú trên bốn pháp nầy

Dhamme ṭhito paralokaṃ na bhāye = trụ pháp bất tất âu lo hậu kiếp

Chú thích của bản Sớ giải bài kinh nầy làm rối trí người đọc hơn là khíến ý nghĩa được sáng tỏ hơn. Dù vậy cũng nêu ra ở đây để tham khảo.

Maggo c’anekāyatanappavutto = “Đạo được giảng dạy với nhiều phương tiện” là pháp thiền định đã được hướng dẫn với ba mươi tám thiền án thông thường con số là 40 như khi nói 38 thì 2 kasina hư không và thức gộp chung trong thiền vô sắc. (chú thích nầy khiến Phật ngôn mang nghĩa rất hẹp)

Etesu dhammesu ṭhito catūsu = “vững trú trên bốn pháp nầy” có hai cách hiểu:

Cách hiểu thứ nhất thì bốn pháp là:

a. Thân nghiệp hiền thiện.

b. Khẩu nghiệp hiền thiện.

c. Ý nghiệp hiền thiện.

d. Có tin tưởng, sống ôn hoà, biết chia sẻ, biết lắng nghe.

Cách hiểu thứ hai là: sống với bốn pháp “Có tin tưởng, sống ôn hoà, biết chia sẻ, biết lắng nghe” y cứ trên thân ngữ ý hiền thiện.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Hiệu đính & Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

5. Bhītāsuttaṃ [Mūla]

75. ‘‘Kiṃsūdha bhītā janatā anekā,

Maggo canekāyatanappavutto;

Pucchāmi taṃ gotama bhūripañña,

Kismiṃ ṭhito paralokaṃ na bhāye’’ti.

‘‘Vācaṃ manañca paṇidhāya sammā,

Kāyena pāpāni akubbamāno;

Bavhannapānaṃ gharamāvasanto,

Saddho mudū saṃvibhāgī vadaññū;

Etesu dhammesu ṭhito catūsu,

Dhamme ṭhito paralokaṃ na bhāye’’ti.

5. Bhītāsuttavaṇṇanā

75. Pañcame kiṃsūdha bhītāti kiṃ bhītā? Maggo canekāyatanappavuttoti  aṭṭhatiṃsārammaṇavasena anekehi kāraṇehi kathito. Evaṃ sante kissa bhītā hutvā ayaṃ janatā dvāsaṭṭhi diṭṭhiyo aggahesīti vadati. Bhūripaññāti bahupañña ussannapañña. Paralokaṃ na bhāyeti imasmā lokā paraṃ lokaṃ gacchanto na bhāyeyya. Paṇidhāyāti ṭhapetvā. Bahvannapānaṃ gharamāvasantoti anāthapiṇḍikādayo viya bahvannapāne ghare vasanto. Saṃvibhāgīti accharāya gahitampi nakhena phāletvā parassa datvāva bhuñjanasīlo. Vadaññūti vuttatthameva.

Idāni gāthāya aṅgāni uddharitvā dassetabbāni – ‘‘vāca’’nti hi iminā cattāri vacīsucaritāni gahitāni, ‘‘manenā’’tipadena tīṇi manosucaritāni, ‘‘kāyenā’’ti padena tīṇi kāyasucaritāni. Iti ime dasa kusalakammapathā pubbasuddhiaṅgaṃ nāma. Bahvannapānaṃ gharamāvasantoti iminā yaññaupakkharo gahito. Saddhoti ekamaṅgaṃ, mudūti ekaṃ, saṃvibhāgīti ekaṃ, vadaññūti ekaṃ. Iti imāni cattāri aṅgāni sandhāya ‘‘etesu dhammesu ṭhito catūsū’’ti āha.

Aparopi pariyāyo – vācantiādīni tīṇi aṅgāni, bahvannapānanti iminā yaññaupakkharova gahito, saddho mudū saṃvibhāgī vadaññūti ekaṃ aṅgaṃ. Aparo dukanayo nāma hoti. ‘‘Vācaṃ manañcā’’ti idamekaṃ aṅgaṃ, ‘‘kāyena pāpāni akubbamāno, bahvannapānaṃ gharamāvasanto’’ti ekaṃ, ‘‘saddho mudū’’ti ekaṃ, ‘‘saṃvibhāgī vadaññū’’ti ekaṃ. Etesu catūsu dhammesu ṭhito dhamme ṭhito nāma hoti. So ito paralokaṃ gacchanto na bhāyati. Pañcamaṃ.

Ý kiến bạn đọc