Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || MUỐN QUA BỜ KIA PHẢI BỎ BỜ NÀY - Kinh Thuận Pháp I,II, III, IV (Anudhammasuttaṃ)(Dutiya-anudhammasuttaṃ)(Tatiya-anudhammasuttaṃ)(Catuttha-anudhammasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || MUỐN QUA BỜ KIA PHẢI BỎ BỜ NÀY - Kinh Thuận Pháp I,II, III, IV (Anudhammasuttaṃ)(Dutiya-anudhammasuttaṃ)(Tatiya-anudhammasuttaṃ)(Catuttha-anudhammasuttaṃ)

Chủ nhật, 07/04/2024, 06:20 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 6.4.2024

MUỐN QUA BỜ KIA PHẢI BỎ BỜ NÀY

Kinh Thuận Pháp (Anudhammasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Không Phải Của Các Thầy (S,iii,39)

Đạo giải thoát khởi sự từ nhận thức rõ bản chất vô thường, khổ, vô ngã của năm uẩn. Không buông xả hệ luỵ trần gian thì chẳng thể cầu đạo xuất thế. Không có chuyện một chân đứng bờ này, một chân đứng bờ kia giữa niết bàn và sanh tử. Từ sự tu tập và giác ngộ, hành giả có khả năng buông xả đối với năm uẩn. Có cái mầu nhiệm tự đến khi đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức không bám chấp: đây là của ta, là ta, là tự ngã của ta.

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

“Dhammānudhammappaṭipannassa, bhikkhave, bhikkhuno ayamanudhammo hoti

yaṃ rūpe nibbidābahulo vihareyya, vedanāya nibbidābahulo vihareyya, saññāya nibbidābahulo vihareyya, saṅkhāresu nibbidābahulo vihareyya, viññāṇe nibbidābahulo vihareyya. Yo rūpe nibbidābahulo viharanto, vedanāya … saññāya … saṅkhāresu nibbidābahulo viharanto, viññāṇe nibbidābahulo viharanto rūpaṃ parijānāti, vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ parijānāti, so rūpaṃ parijānaṃ, vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ parijānaṃ parimuccati rūpamhā, parimuccati vedanāya, parimuccati saññāya, parimuccati saṅkhārehi, parimuccati viññāṇamhā, parimuccati jātiyā jarāmaraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, parimuccati dukkhasmāti vadāmī”ti.

Nhân duyên ở Sāvatthi …

—Ðối với một tỳ khưu thực hành pháp và thuận pháp, đây là điều thuận hợp với pháp: Vị ấy sống thường nhiều yếm ly đối với sắc; đối với thọ, đối với tưởng, đối với hành, đối với thức.

Ai sống thường nhiều yếm ly đối với sắc; đối với thọ, đối với tưởng, đối với hành, đối với thức, người ấy liễu tri sắc, liễu tri thọ, liễu tri tưởng, liễu tri hành, liễu tri thức. Do liễu tri sắc, liễu tri thọ, liễu tri tưởng, liễu tri hành, liễu tri thức, vị ấy được giải thoát khỏi sắc, giải thoát khỏi thọ, giải thoát khỏi tưởng, giải thoát khỏi các hành, giải thoát khỏi thức, giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai. Ta nói vị ấy giải thoát khỏi đau khổ.

Kinh Thuận Pháp II (Dutiya-anudhammasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Không Phải Của Các Thầy (S,iii,40)

 

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

“Dhammānudhammappaṭipannassa, bhikkhave, bhikkhuno ayamanudhammo hoti yaṃ rūpe aniccānupassī vihareyya …pe… parimuccati dukkhasmāti vadāmī”ti.

—Ðối với một tỳ khưu thực hành pháp và thuận pháp, đây là điều thuận hợp với pháp: Vị ấy sống tùy quán vô thường trong sắc, trong thọ, trong tưởng, trong hành, trong thức. Ai sống tùy quán vô thường đối với sắc; đối với thọ, đối với tưởng, đối với hành, đối với thức, người ấy liễu tri sắc, liễu tri thọ, liễu tri tưởng, liễu tri hành, liễu tri thức. Do liễu tri sắc, liễu tri thọ, liễu tri tưởng, liễu tri hành, liễu tri thức, vị ấy được giải thoát khỏi sắc, giải thoát khỏi thọ, giải thoát khỏi tưởng, giải thoát khỏi các hành, giải thoát khỏi thức, giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai. Ta nói vị ấy giải thoát khỏi đau khổ.

Kinh Thuận Pháp III (Tatiya-anudhammasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Không Phải Của Các Thầy (S,iii,41)

 

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

“Dhammānudhammappaṭipannassa, bhikkhave, bhikkhuno ayamanudhammo hoti yaṃ rūpe dukkhānupassī vihareyya …pe… parimuccati dukkhasmāti vadāmī”ti.

—Ðối với một tỳ khưu thực hành pháp và thuận pháp, đây là điều thuận hợp với pháp: Vị ấy sống tùy quán khổ trong sắc, trong thọ, trong tưởng, trong hành, trong thức. Ai sống tùy quán khổ đối với sắc; đối với thọ, đối với tưởng, đối với hành, đối với thức, người ấy liễu tri sắc, liễu tri thọ, liễu tri tưởng, liễu tri hành, liễu tri thức. Do liễu tri sắc, liễu tri thọ, liễu tri tưởng, liễu tri hành, liễu tri thức, vị ấy được giải thoát khỏi sắc, giải thoát khỏi thọ, giải thoát khỏi tưởng, giải thoát khỏi các hành, giải thoát khỏi thức, giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai. Ta nói vị ấy giải thoát khỏi đau khổ.

Kinh Thuận Pháp IV (Catuttha-anudhammasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Không Phải Của Các Thầy (S,iii,42)

 

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

“Dhammānudhammappaṭipannassa, bhikkhave, bhikkhuno ayamanudhammo hoti yaṃ rūpe anattānupassī vihareyya, vedanāya … saññāya … saṅkhāresu … viññāṇe anattānupassī vihareyya.

Yo rūpe anattānupassī viharanto …pe… rūpaṃ parijānāti, vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ parijānāti, so rūpaṃ parijānaṃ, vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ parijānaṃ parimuccati rūpamhā, parimuccati vedanāya, parimuccati saññāya, parimuccati saṅkhārehi, parimuccati viññāṇamhā, parimuccati jātiyā jarāmaraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, parimuccati dukkhasmāti vadāmī”ti.

Nhân duyên ở Sāvatthi …

—Ðối với một tỳ khưu thực hành pháp và thuận pháp, đây là điều thuận hợp với pháp: Vị ấy sống tùy quán khổ trong sắc, trong thọ, trong tưởng, trong hành, trong thức Ai sống tùy quán vô ngã đối với sắc; đối với thọ, đối với tưởng, đối với hành, đối với thức, người ấy liễu tri sắc, liễu tri thọ, liễu tri tưởng, liễu tri hành, liễu tri thức. Do liễu tri sắc, liễu tri thọ, liễu tri tưởng, liễu tri hành, liễu tri thức, vị ấy được giải thoát khỏi sắc, giải thoát khỏi thọ, giải thoát khỏi tưởng, giải thoát khỏi các hành, giải thoát khỏi thức, giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai. Ta nói vị ấy giải thoát khỏi đau khổ.

 

Chú Thích

Cụm từ “dhammānudhammapatipanna” – hành pháp và thuận pháp - thường được dịch là hành pháp và tuỳ pháp, được Sớ giải chú thích là “khi vị ấy khởi sự thực hành thì đã thuận hợp với 9 pháp xuất thế là 4 đạo, 4 quả và niết bàn. (Navannam loku taradhammānam anulomadhammam pubbabhāgapatipadam)(Cp. I, n. 34).

Sự giải thoát được hiểu là đích điểm có hai mặt: liễu tri sanh tử và chứng ngộ niết bàn. Chỉ có với ý nghĩa này, thì mới gọi là “giác ngộ sanh tử và niết bàn không khác”. Trên phương diện hệ luận, đây là một trình tự, dù chỉ chốc thoáng: Ai sống thuận pháp đối với sắc; đối với thọ, đối với tưởng, đối với hành, đối với thức, người ấy liễu tri sắc, liễu tri thọ, liễu tri tưởng, liễu tri hành, liễu tri thức. Do liễu tri sắc, liễu tri thọ, liễu tri tưởng, liễu tri hành, liễu tri thức, vị ấy được giải thoát khỏi sắc, giải thoát khỏi thọ, giải thoát khỏi tưởng, giải thoát khỏi các hành, giải thoát khỏi thức, giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai. Ta nói vị ấy giải thoát khỏi đau khổ.

Chữ “nibbidā” thường được dịch là yểm ly hay nhàm chán là trạng thái không mong cầu, không tha thiết, không vướng mắc đối với năm uẩn hay các pháp hữu vi. Trạng thái này nằm trong trình độ tu chứng cao, mà sự viên mãn là quả vị ứng cúng a la hán.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

7. Anudhammasutta

39. Sāvatthinidānaṃ.

“Dhammānudhammappaṭipannassa, bhikkhave, bhikkhuno ayamanudhammo hoti

yaṃ rūpe nibbidābahulo vihareyya, vedanāya nibbidābahulo vihareyya, saññāya nibbidābahulo vihareyya, saṅkhāresu nibbidābahulo vihareyya, viññāṇe nibbidābahulo vihareyya. Yo rūpe nibbidābahulo viharanto, vedanāya … saññāya … saṅkhāresu nibbidābahulo viharanto, viññāṇe nibbidābahulo viharanto rūpaṃ parijānāti, vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ parijānāti, so rūpaṃ parijānaṃ, vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ parijānaṃ parimuccati rūpamhā, parimuccati vedanāya, parimuccati saññāya, parimuccati saṅkhārehi, parimuccati viññāṇamhā, parimuccati jātiyā jarāmaraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, parimuccati dukkhasmāti vadāmī”ti. Sattamaṃ.

8. Dutiya-anudhammasuttaṃ

40. Sāvatthinidānaṃ.

“Dhammānudhammappaṭipannassa, bhikkhave, bhikkhuno ayamanudhammo hoti yaṃ rūpe aniccānupassī vihareyya …pe… parimuccati dukkhasmāti vadāmī”ti. Aṭṭhamaṃ.

9. Tatiya-anudhammasuttaṃ

41. Sāvatthinidānaṃ.

“Dhammānudhammappaṭipannassa, bhikkhave, bhikkhuno ayamanudhammo hoti yaṃ rūpe dukkhānupassī vihareyya …pe… parimuccati dukkhasmāti vadāmī”ti. Navamaṃ.

10. Catuttha-anudhammasuttaṃ

42. Sāvatthinidānaṃ.

“Dhammānudhammappaṭipannassa, bhikkhave, bhikkhuno ayamanudhammo hoti yaṃ rūpe anattānupassī vihareyya, vedanāya … saññāya … saṅkhāresu … viññāṇe anattānupassī vihareyya.

Yo rūpe anattānupassī viharanto …pe… rūpaṃ parijānāti, vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ parijānāti, so rūpaṃ parijānaṃ, vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ parijānaṃ parimuccati rūpamhā, parimuccati vedanāya, parimuccati saññāya, parimuccati saṅkhārehi, parimuccati viññāṇamhā, parimuccati jātiyā jarāmaraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, parimuccati dukkhasmāti vadāmī”ti. Dasamaṃ.

Ý kiến bạn đọc