Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || MUỐN ĐẮC PHÁP PHẢI THÀNH TÂM CẦU PHÁP -  Kinh Verahaccāni (Verahaccānisuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || MUỐN ĐẮC PHÁP PHẢI THÀNH TÂM CẦU PHÁP - Kinh Verahaccāni (Verahaccānisuttaṃ)

Thứ ba, 13/05/2025, 03:48 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 13.5.2025

MUỐN ĐẮC PHÁP PHẢI THÀNH TÂM CẦU PHÁP

 Kinh Verahaccāni (Verahaccānisuttaṃ)

Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Gia Chủ (SN.35.132)

A person and person sitting in a hallway

AI-generated content may be incorrect.

Như một mảnh đất dọn sạch sẳn sàng cho việc gieo trồng, tâm thành lắng nghe pháp cần thiết sự lãnh hội. Kính quý Pháp Bảo là yếu tố giúp người thính pháp dễ dàng đem pháp vào lòng. Đó là lý do tại sao từ ngàn xưa khi nói về giáo dục người ta nói đến “tôn sư trọng đạo”. Trong văn hoá Phật giáo, sự tôn kính Pháp Bảo được thể hiện cả hai phía: người nói và người nghe.

KINH VĂN


Ekaṃ samayaṃ āyasmā udāyī kāmaṇḍāyaṃ viharati todeyyassa brāhmaṇassa ambavane. atha kho verahaccānigottāya brāhmaṇiyā antevāsī māṇavako yenāyasmā udāyī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā udāyinā saddhiṃ sammodi. sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. ekamantaṃ nisinnaṃ kho taṃ māṇavakaṃ āyasmā udāyī dhammiyā kathāya sandassesi samādapesi samuttejesi sampahaṃsesi. atha kho so māṇavako āyasmatā udāyinā dhammiyā kathāya sandassito samādapito samuttejito sampahaṃsito uṭṭhāyāsanā yena verahaccānigottā brāhmaṇī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā verahaccānigottaṃ brāhmaṇiṃ etadavoca — “yagghe, bhoti, jāneyyāsi {bhoti jāneyya (sī. pī. ka.), bhotī jāneyya (syā. kaṃ.)} ! samaṇo udāyī dhammaṃ deseti ādikalyāṇaṃ majjhekalyāṇaṃ pariyosānakalyāṇaṃ, sātthaṃ sabyañjanaṃ kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ pakāsetī”ti.

 “tena hi tvaṃ, māṇavaka, mama vacanena samaṇaṃ udāyiṃ nimantehi svātanāya bhattenā”ti. “evaṃ bhotī”ti kho so māṇavako verahaccānigottāya brāhmaṇiyā paṭissutvā yenāyasmā udāyī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ udāyiṃ etadavoca — “adhivāsetu kira, bhavaṃ, udāyi, amhākaṃ ācariyabhariyāya verahaccānigottāya brāhmaṇiyā svātanāya bhattan”ti. adhivāsesi kho āyasmā udāyī tuṇhībhāvena. atha kho āyasmā udāyī tassā rattiyā accayena pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena verahaccānigottāya brāhmaṇiyā nivesanaṃ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. atha kho verahaccānigottā brāhmaṇī āyasmantaṃ udāyiṃ paṇītena khādanīyena bhojanīyena sahatthā santappesi sampavāresi. atha kho verahaccānigottā brāhmaṇī āyasmantaṃ udāyiṃ bhuttāviṃ onītapattapāṇiṃ pādukā ārohitvā ucce āsane nisīditvā sīsaṃ oguṇṭhitvā āyasmantaṃ udāyiṃ etadavoca — “bhaṇa, samaṇa, dhamman”ti. “bhavissati, bhagini, samayo”ti vatvā uṭṭhāyāsanā pakkami

Một thuở, Tôn giả Udāyī đang sống tại Kāmaṇḍā, trong vườn xoài của Bà-la-môn Todeyya.

Lúc bấy giờ, một thanh niên Bà-la-môn, học trò của nữ bà la môn dòng họ Verahaccāni, đến chào hỏi Tôn giả Udāyī. Sau những lời chào hỏi và chuyện trò thân mật, Tôn giả Udāyī thuyết pháp cho chàng, với lời dạy khích lệ, truyền cảm hứng và hoan hỷ.

Sau khi được thuyết pháp như vậy, chàng thanh niên đứng dậy, trở về và nói với nữ Bà-la-môn Verahaccāni:

“Thưa thầy, xin biết rằng, sa môn Udāyī thuyết giảng một Giáo Pháp tuyệt vời: tốt đẹp phần đầu, tốt đẹp phần giữa, tối đẹp phần cuối với ngôn từ và ý nghĩa đầy đủ. Ngài trình bày đời sống phạm hạnh thanh tịnh, viên mãn”.

Nữ bà la môn nói:

“Nếu vậy, con hãy thay ta mời sa-môn Udāyī đến dùng bữa sáng mai.”

Chàng vâng lời và đến mời Tôn giả. Tôn giả im lặng chấp nhận.

Sáng hôm sau, Tôn giả đắp y, mang bát, đến nhà nữ bà la môn và ngồi vào chỗ đã chuẩn bị sẵn. Nữ chủ nhân tự tay dâng lên các món ăn thượng vị, phục vụ một cách đầy cung kính.

Khi Tôn giả ăn xong và cất bát, nữ bà la môn mang dép, ngồi trên ghế cao, che đầu bằng khăn, rồi nói:

“Này sa-môn, hãy thuyết pháp đi.”

Tôn giả đáp:

“Sẽ có dịp thích hợp để làm điều đó, thưa chị.” Rồi Ngài đứng dậy và ra về.

Dutiyampi kho so māṇavako yenāyasmā udāyī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā udāyinā saddhiṃ sammodi. sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. ekamantaṃ nisinnaṃ kho taṃ māṇavakaṃ āyasmā udāyī dhammiyā kathāya sandassesi samādapesi samuttejesi sampahaṃsesi. dutiyampi kho so māṇavako āyasmatā udāyinā dhammiyā kathāya sandassito samādapito samuttejito sampahaṃsito uṭṭhāyāsanā yena verahaccānigottā brāhmaṇī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā verahaccānigottaṃ brāhmaṇiṃ etadavoca — “yagghe, bhoti, jāneyyāsi! samaṇo udāyī dhammaṃ deseti ādikalyāṇaṃ majjhekalyāṇaṃ pariyosānakalyāṇaṃ, sātthaṃ sabyañjanaṃ kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ pakāsetī”ti.

“evamevaṃ pana tvaṃ, māṇavaka, samaṇassa udāyissa vaṇṇaṃ bhāsasi. samaṇo panudāyī ‘bhaṇa, samaṇa, dhamman’ti vutto samāno ‘bhavissati, bhagini, samayo’ti vatvā uṭṭhāyāsanā pakkanto”ti. “tathā hi pana tvaṃ, bhoti, pādukā ārohitvā ucce āsane nisīditvā sīsaṃ oguṇṭhitvā etadavoca — ‘bhaṇa, samaṇa, dhamman’ti. dhammagaruno hi te bhavanto dhammagāravā”ti. “tena hi tvaṃ, māṇavaka, mama vacanena samaṇaṃ udāyiṃ nimantehi svātanāya bhattenā”ti. “evaṃ, bhotī”ti kho so māṇavako verahaccānigottāya brāhmaṇiyā paṭissutvā yenāyasmā udāyī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ udāyiṃ etadavoca — “adhivāsetu kira bhavaṃ udāyī amhākaṃ ācariyabhariyāya verahaccānigottāya brāhmaṇiyā svātanāya bhattan”ti. adhivāsesi kho āyasmā udāyī tuṇhībhāvena.

Lần thứ hai, chàng thanh niên đến gặp Tôn giả Udāyī và sau đó trở về, tiếp tục ca ngợi:

“Thưa thầy, sa-môn Udāyī giảng Pháp thật vi diệu, tốt đẹp phần đầu…”

Nữ bà la môn bực bội nói:

“Con cứ khen ngợi ông ta mãi, nhưng khi ta bảo ‘hãy thuyết pháp’, ông ấy lại bảo ‘sẽ có dịp’, rồi bỏ đi!”

Chàng thanh niên thưa:

“Thưa thầy, đó là vì thầy mang dép, ngồi trên ghế cao và che đầu, rồi lại yêu cầu Ngài thuyết pháp. Các bậc Thánh tôn kính và giữ gìn Pháp – nên họ không thuyết giảng khi người nghe thiếu cung kính.”

Nữ bà la môn đáp:

“Vậy con hãy thay ta mời lại sa-môn Udāyī đến dùng bữa sáng mai.”

“Vâng, thưa thầy,” chàng đáp, rồi đến gặp Tôn giả Udāyī và thưa:

“Mong Tôn giả Udāyī hoan hỷ nhận lời mời dùng bữa sáng mai từ nữ Bà-la-môn Verahaccānī, người vợ của thầy con.”

Tôn giả Udāyī im lặng chấp thuận.

Atha kho āyasmā udāyī tassā rattiyā accayena pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena verahaccānigottāya brāhmaṇiyā nivesanaṃ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. atha kho verahaccānigottā brāhmaṇī āyasmantaṃ udāyiṃ paṇītena khādanīyena bhojanīyena sahatthā santappesi sampavāresi. atha kho verahaccānigottā brāhmaṇī āyasmantaṃ udāyiṃ bhuttāviṃ onītapattapāṇiṃ pādukā orohitvā nīce āsane nisīditvā sīsaṃ vivaritvā āyasmantaṃ udāyiṃ etadavoca — “kismiṃ nu kho, bhante, sati arahanto sukhadukkhaṃ paññapenti, kismiṃ asati arahanto sukhadukkhaṃ na paññapentī”ti?

 “cakkhusmiṃ kho, bhagini, sati arahanto sukhadukkhaṃ paññapenti, cakkhusmiṃ asati arahanto sukhadukkhaṃ na paññapenti ... pe ... jivhāya sati arahanto sukhadukkhaṃ paññapenti, jivhāya asati arahanto sukhadukkhaṃ na paññapenti ... pe .... manasmiṃ sati arahanto sukhadukkhaṃ paññapenti, manasmiṃ asati arahanto sukhadukkhaṃ na paññapentī”ti.

Sáng hôm sau, mọi việc diễn ra như trước, nhưng lần này nữ bà la môn tháo dép, ngồi trên ghế thấp, bỏ khăn che đầu, rồi nói:

“Thưa Tôn giả, các bậc A-la-hán dạy rằng: điều gì hiện hữu thì có khổ và lạc? Và điều gì phải diệt thì khổ lạc mới không còn?”

Tôn giả Udāyī giảng:

“Thưa chị, các bậc A-la-hán dạy rằng: Khi mắt hiện hữu thì có khổ và lạc; khi mắt không hiện hữu thì không có khổ và lạc.

Khi tai hiện hữu...

Khi ý hiện hữu thì có khổ và lạc; khi ý không hiện hữu khổ lạc không còn.”

Evaṃ vutte, verahaccānigottā brāhmaṇī āyasmantaṃ udāyiṃ etadavoca — “abhikkantaṃ, bhante; abhikkantaṃ, bhante! seyyathāpi, bhante, nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṃ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya, cakkhumanto rūpāni dakkhantīti; evamevaṃ ayyena udāyinā anekapariyāyena dhammo pakāsito. esāhaṃ, ayya udāyi, taṃ bhagavantaṃ saraṇaṃ gacchāmi, dhammañca, bhikkhusaṅghañca. upāsikaṃ maṃ ayyo udāyī dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gatan”ti. dasamaṃ.

Khi được nghe vậy, nữ Bà-la-môn dòng họ Verahaccāni hoan hỷ và thưa với Tôn giả Udāyī:

“Thật vi diệu, bạch Tôn giả! Thật tuyệt diệu thay, bạch Tôn giả! Cũng như một vật bị lật úp được dựng đứng lại, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để cho những ai có mắt được thấy sắc. Cũng vậy, Giáo Pháp đã được Tôn giả Udāyī trình bày bằng nhiều cách. Kể từ hôm nay, con xin quy y Đức Thế Tôn, quy y Giáo Pháp và quy y Tăng-già.

Xin Tôn giả Udāyī hãy xem con là một nữ cư sĩ, trọn đời quy y Tam Bảo.”

CHÚ THÍCH

Tôn giả Udāyī sinh ra trong gia đình Bà-la-môn ở Kapilavatthu, cùng quê với Đức Phật. Khi Đức Phật về thăm dòng họ Thích-ca, Udāyī thấy được uy lực và sự vĩ đại của Ngài nên xuất gia theo Phật. Sau thời gian tu tập, chứng đắc quả A-la-hán. Được gọi là Lāludāyī để phân biệt với Kāludāyī. Còn được mệnh danh là Pandita Udāyī do trí tuệ sắc bén và khả năng thuyết giảng thu hút.

Verahaccānī là nữ Bà la môn của dòng họ Verahaccāni. Là một dòng tộc lớn cư trú tại thành Kāmaṇḍā. Bà không chỉ là một người có học thức mà còn là giáo sư — bà có đệ tử (antevāsī māṇavaka), tức một thanh niên theo học với bà.

Cụm từ “Amhākaṃ ācariyabhariyāya nếu dịch theo nghĩa thông thường là: "vợ của thầy chúng con (hay Sư Mẫu)". Nhưng ở đây, là một nữ bà la môn, là giáo sư, không phải vợ của ai cả. Bản Anh ngữ của ngài Bodhi dịch là “nữ giáo thọ của chúng con” (our lady-teacher, our mistress the teacher). Như vậy từ ācariyabhariyā trong văn cảnh này dùng như một tước xưng kính trọng, không mang nghĩa “phu nhân”.

Onītapattapāṇiṃ” – nghĩa “người đã ngừng ăn và cất bát” ý nói vị tỳ khưu ăn xong. Theo K.R. Norman, đây là một dạng accusative absolute, nghĩa là: “người đã rửa bát và tay” (having washed the bowl and hand), từ gốc Skt ava-nī = “nhúng vào nước”. Tuy nhiên trong truyền thống tỳ khưu, bát không được nhúng vào nước, mà nước được rót vào bát sau khi ăn, cùng lúc cả tay và bát được làm sạch. Rất thú vị là sau này Phật giáo Đại Thừa Trung Hoa áp dụng điều này theo hình thức rót nước vào bát và uống sạch cơm. Theo Sớ giải Tạng Luật thì cụm onītapattapāṇiṃ được hiểu là: “người đã dừng tay và cất bát sang một bên” – tức là đã ăn xong và không dùng bình bát nữa.

Lý do Tôn giả Udāyī không thuyết pháp ngay lập tức vì nữ bà la môn mang dép (pādukā ārohitvā), ngồi ghế cao (ucce āsane nisīditvā), trùm đầu (sīsaṃ oguṇṭhitvā) và ra lệnh: “Thuyết pháp đi, sa-môn!”. Những điều này liên hệ các học giới - sekhiya: 61.Không giảng pháp cho người mang dép. 67. Không giảng pháp cho người trùm đầu. 69. Không giảng pháp cho người ngồi chỗ cao hơn. Những hành vi này bị xem là thiếu cung kính đối với Pháp Bảo (Dhammagārava) vì vậy Tôn giả không giảng pháp. Đúng theo giới luật thì Pháp Bảo không phải để ban phát tùy tiện; người nghe cần phải cung kính, nói đúng thời, người nghe có tâm thành. Sự khiêm hạ và thái độ đúng mực là điều kiện then chốt để tiếp nhận Pháp chân thật. Vị Tỳ-khưu không thuyết pháp để phô diễn, mà để chuyển hóa, nên đúng thời, đúng chỗ là thiết yếu.

Câu “nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya… Cũng như một vật bị lật úp được dựng đứng lại, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã” là lời tán thán cổ điển, thường xuất hiện trong kinh điển khi một người nghe pháp được khai thị và chuyển hóa. Thực tế thì mỗi người có thể cùng ý nhưng ngôn từ có sai biệt. Khi kết tập Giáo Điển, Tôn giả Ānanda chọn cách đồng nhất để tiện cho việc ghi nhớ trong hình thức truyền khẩu.

Upāsikāṃ maṃ dhāretu…xin nhận biết cho con là nữ (hoặc nam) cư sĩ” là công thức quy y chính thức của một cư sĩ trong truyền thống Phật giáo.

SỚ GIẢI

 133. dasame kāmaṇḍāyanti evaṃnāmake nagare. yaggheti codanatthe nipāto. sesaṃ uttānamevāti.

133. dasame: là bài kinh thứ mười (dasama) trong nhóm các kinh thuộc phẩm Sáu Xứ - Saḷāyatanavagga của Tương Ưng Bộ Kinh.

Kāmaṇḍāyaṃ chỉ địa danh nơi diễn ra sự kiện, tức là thành Kāmaṇḍā, một thị trấn thời cổ thuộc nước Kosala, nơi có vườn xoài của bà-la-môn Todeyya.

yagghe là một tiểu từ (nipāta) dùng trong nghĩa cảm thán hoặc nhấn mạnh lời nói, giống như “này!”, “nè này!”, hoặc “xin thầy hãy biết rằng…”. Thường dùng để mở đầu lời nói kính trọng, mang sắc thái kêu gọi – thúc giục.

Sesaṃ uttānameva câu quen thuộc trong các chú giải, có nghĩa là “phần còn lại thì đã rõ ràng”, ám chỉ rằng những đoạn còn lại không cần giải thích thêm vì đã hiển nhiên theo văn cảnh.

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu

133. X. Verahaccàni (S.iv,121)

1) Một thời Tôn giả Udàyi trú ở Kàmandàya, tại vườn xoài của Bà-la-môn Todeyya.

2) Rồi một đệ tử thanh niên của nữ Bà-la-môn, thuộc dòng họ Verahaccàni, đi đến Tôn giả Udàyi; sau khi đến, nói với Tôn giả Udàyi những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.

3) Rồi Tôn giả Udàyi với bài pháp thoại, trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ thanh niên Bà-la-môn ấy đang ngồi xuống một bên.

4) Rồi thanh niên ấy, sau khi được Tôn giả Udàyi với bài pháp thoại, trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, liền đi đến nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni; sau khi đến, nói với nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni:

-- Mong nữ Tôn giả biết cho, Sa-môn Udàyi thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa, với văn và trình bày Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh.

5) -- Vậy này Thanh niên, hãy nhân danh ta, mời Sa-môn Udàyi ngày mai đến dùng cơm.

-- Thưa vâng, Tôn giả.

Thanh niên Bà-la-môn ấy vâng đáp nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni, đi đến Tôn giả Udàyi; sau khi đến thưa với Tôn giả Udàyi:

-- Tôn giả Udàyi, hãy nhận đạo sư phí của chúng tôi là buổi cơm ngày mai từ nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni.

Tôn giả Udàyi im lặng nhận lời.

6) Rồi Tôn giả Udàyi, sau khi đêm ấy đã mãn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi đến nhà của nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni; sau khi đi đến, liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.

7) Rồi nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni tự tay dâng cúng, hầu hạ Tôn giả Udàyi với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm.

8) Rồi nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni sau khi thấy Tôn giả Udàyi đã dùng cơm xong, tay đã rút lui khỏi bát, liền mang dép, ngồi trên chỗ ngồi cao, trùm đầu và thưa với Tôn giả Udàyi:

-- Này Sa-môn, hãy thuyết pháp.

-- Này Chị, thời gian ấy sẽ đến.

Nói xong, Tôn giả Udàyi từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

9) Lần thứ hai, thanh niên Bà-la-môn ấy đi đến Tôn giả Udàyi; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Udàyi những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Rồi Tôn giả Udàyi với lời pháp thoại trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ thanh niên Bà-la-môn đang ngồi xuống một bên.

10) Lần thứ hai, thanh niên Bà-la-môn ấy sau khi được Tôn giả Udàyi với pháp thoại, trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni; sau khi đến nói với nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni:

-- Nữ Tôn giả hãy biết, Sa-môn Udàyi thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa, với văn và trình bày Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh.

11) -- Như vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, Ông nói lời tán thán Sa-môn Udàyi. Nhưng Sa-môn Udàyi khi được nói: "Này Sa-môn, hãy thuyết pháp", sau khi trả lời: "Này Chị, thời ấy sẽ đến", từ chỗ ngồi đứng dậy và đi về tịnh xá.

12) -- Thưa nữ Tôn giả, vì rằng nữ Tôn giả đã đi dép, ngồi trên chỗ cao, trùm đầu và nói: "Này Sa-môn, hãy thuyết pháp", các bậc Tôn giả ấy cung kính pháp, tôn trọng pháp.

13) -- Vậy, này Thanh niên Bà-la-môn, hãy nhân danh ta, ngày mai mời Sa-môn Udàyi đến dùng cơm.

-- Thưa vâng, nữ Tôn giả.

Thanh niên Bà-la-môn ấy vâng đáp nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni, đi đến Tôn giả Udàyi; sau khi đến, nói với Tôn giả Udàyi:

-- Tôn giả Udàyi, hãy chấp nhận đạo sư phí của chúng tôi là buổi cơm ngày mai từ nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni.

Tôn giả Udàyi im lặng nhận lời.

14) Rồi Tôn giả Udàyi, sau khi đêm ấy đã mãn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi đến nhà của nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni; sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.

15) Rồi nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni, tự tay dâng cúng, hầu hạ Tôn giả Udàyi với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm.

16) Rồi nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni, sau khi thấy Tôn giả ăn xong, tay đã rút lui khỏi bát, liền cởi dép, ngồi trên chỗ ngồi thấp, cởi khăn trùm đầu, rồi thưa Tôn giả Udàyi:

-- Thưa Tôn giả, do cái gì hiện hữu, các bậc A-la-hán trình bày về lạc khổ? Do cái gì không hiện hữu, các bậc A-la-hán không trình bày lạc khổ?

17) -- Này Chị, do mắt hiện hữu, các bậc A-la-hán trình bày lạc khổ. Do mắt không hiện hữu, các bậc A-la-hán không trình bày lạc khổ... Do ý hiện hữu, các bậc A-la-hán trình bày lạc khổ. Do ý không hiện hữu, các bậc A-la-hán không trình bày lạc khổ.

18) Khi được nói vậy, nữ Bà-la-môn thuộc dòng họ Verahaccàni thưa với Tôn giả Udàyi:

-- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thưa Tôn giả, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Udàyi dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Và nay, thưa Tôn giả Udàyi, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Tôn giả Udàyi nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.

Ý kiến bạn đọc