Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || MỒI DANH, BẢ LỢI - Kinh Lưỡi Câu (Baḷisasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || MỒI DANH, BẢ LỢI - Kinh Lưỡi Câu (Baḷisasuttaṃ)

Thứ tư, 18/10/2023, 17:14 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 18.10.2023

MỒI DANH, BẢ LỢI

Kinh Lưỡi Câu (Baḷisasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương VI. Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính – Phẩm Thứ Nhất (S.ii,226)

Khi hiểm hoạ hiện nguyên hình, thì không đáng sợ bằng hiểm nạn được bày trí như cái gì hấp dẫn. Người ta thường câu cá, đánh bả bằng những thứ được ưa thích bởi cá hay con vật. Không thích thì đâu có chuyện cắn câu hay ăn nhầm thuốc độc. Lợi lộc, vinh dự, danh vọng được Đức Phật dạy như những miếng mồi với lưỡi câu. Bên trong cái ngọt ngào là hiểm hoạ chực chờ. Ngay cả dù biết vậy, cũng không hẳn có đủ sáng suốt và nghị lực để tránh khỏi. Bằng cái nhìn của Bậc Đại Giác với từ bi vô lượng, Đức Phật chỉ rõ thứ hạnh phúc nhất thời, không có nghĩa gì so với bất hạnh lâu dài, mà một người rơi vào thế lực của Ma chướng phải gánh chịu.

Kinh văn

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko kaṭuko pharuso antarāyiko anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya. Seyyathāpi, bhikkhave, bāḷisiko āmisagataṃ baḷisaṃ gambhīre udakarahade pakkhipeyya. Tamenaṃ aññataro āmisacakkhu maccho gileyya. Evañhi so, bhikkhave, maccho gilabaḷiso bāḷisikassa anayaṃ āpanno byasanaṃ āpanno yathākāmakaraṇīyo bāḷisikassa’’.‘‘Bāḷisikoti kho, bhikkhave, mārassetaṃ pāpimato adhivacanaṃ. Baḷisanti kho, bhikkhave, lābhasakkārasilokassetaṃ adhivacanaṃ.

... Ngự tại Sāvatthi.

-- Hỡi chư Tỳ Khưu, thật đáng sợ là lợi đắc, vinh dự, danh tiếng. (Những điều ấy) thật cay đắng, độc hại, ngăn ngại sự chứng đạt vô thượng an ổn, để vượt thoát khổ đau.

Này chư Tỳ Khưu, ví như một người câu cá quăng một lưỡi câu có mồi vào hồ nước sâu. Một con cá đi tìm mồi nuốt lưỡi câu ấy. Do nuốt mồi câu, con cá gặp bất hạnh, rơi vào hiểm nạn, số phận định đoạt theo ý người câu cá.

Này chư Tỳ Khưu, người câu cá được ví như Ác Ma. Lưỡi câu chỉ cho lợi đắc, vinh dự, danh tiếng.

Yo hi koci, bhikkhave, bhikkhu uppannaṃ lābhasakkārasilokaṃ assādeti nikāmeti, ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu gilabaḷiso mārassa anayaṃ āpanno byasanaṃ āpanno yathākāmakaraṇīyo pāpimato. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko kaṭuko pharuso antarāyiko anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya. Tasmātiha, bhikkhave, evaṃ sikkhitabbaṃ – ‘uppannaṃ lābhasakkārasilokaṃ pajahissāma, na ca no uppanno lābhasakkārasiloko cittaṃ pariyādāya ṭhassatī’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti.

Này chư Tỳ Khưu, một tỳ khưu hưởng thụ, vướng mắc lợi đắc, vinh dự, danh tiếng đã có vị ấy được gọi là đã nuốt lưỡi câu của Ác ma nên gặp bất hạnh, rơi vào hiểm nạn, số phận định đoạt theo ý của Ác ma.

Hỡi chư Tỳ Khưu, thật đáng sợ là lợi đắc, vinh dự, danh tiếng. (Những điều ấy) thật cay đắng, độc hại, ngăn ngại sự chứng đạt vô thượng an ổn, để vượt thoát khổ đau.

Do vậy các Thầy cần tu tập như sau: Đối với lợi đắc, vinh dự, danh tiếng đã có, chúng ta sẽ từ bỏ; đối với lợi đắc, vinh dự, danh tiếng chưa có, chúng ta sẽ không để cho những thứ ấy chiếm ngự tâm ý”. Này chư Tỳ Khưu, hãy tu tập như vậy.

Chú Thích

Sớ Giải chú thích trạng thái bất hạnh, khổ đau là các cõi khổ: địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ và các khổ cảnh. Tuy vậy có thể hiểu thêm là ngay trong kiếp hiện tại, nếu một tỳ khưu ham muốn, vướng mắc lợi lộc, vinh dự, danh vọng cũng dễ dàng khiến vị này bị rơi vào thối đoạ và bị chi phối, điều khiển bởi những thế lực đen tối.

Cụm từ mārassetaṃ pāpimato – Ác ma - chỉ cho ngũ ma (phiền não ma, ngũ uẩn ma, pháp hành ma, tử thần ma, và thiên ma). Từ này, bao gồm cả hai thực thể chúng sanh và cách nói nhân cách hoá. Khái niệm, Phật và Ma trong Phật học hệ chữ Hán tương đối được nhắc nhiều. Đức Phật là biểu tượng của tỉnh thức, của đại bi, của cứu khổ trong lúc Ma biểu trưng cho sự vô minh, tác nhân của khổ nạn. Dù hiểu thế nào, thì ma chướng là thế lực không thể không ý thức và vượt thắng bởi người cầu đạo giác ngộ, giải thoát.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

2. Baḷisasuttaṃ

158. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘dāruṇo, bhikkhave, lābhasakkārasiloko kaṭuko pharuso antarāyiko anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya. Seyyathāpi, bhikkhave, bāḷisiko āmisagataṃ baḷisaṃ gambhīre udakarahade pakkhipeyya. Tamenaṃ aññataro āmisacakkhu maccho gileyya. Evañhi so, bhikkhave, maccho gilabaḷiso bāḷisikassa anayaṃ āpanno byasanaṃ āpanno yathākāmakaraṇīyo bāḷisikassa’’.

‘‘Bāḷisikoti kho, bhikkhave, mārassetaṃ pāpimato adhivacanaṃ. Baḷisanti kho, bhikkhave, lābhasakkārasilokassetaṃ adhivacanaṃ. Yo hi koci, bhikkhave, bhikkhu uppannaṃ lābhasakkārasilokaṃ assādeti nikāmeti, ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu gilabaḷiso mārassa anayaṃ āpanno byasanaṃ āpanno yathākāmakaraṇīyo pāpimato. Evaṃ dāruṇo kho, bhikkhave, lābhasakkārasiloko kaṭuko pharuso antarāyiko anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya. Tasmātiha, bhikkhave, evaṃ sikkhitabbaṃ – ‘uppannaṃ lābhasakkārasilokaṃ pajahissāma, na ca no uppanno lābhasakkārasiloko cittaṃ pariyādāya ṭhassatī’ti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Dutiyaṃ.

2. Baḷisasuttavaṇṇanā

158. Dutiye bāḷisikoti baḷisaṃ gahetvā caramāno macchaghātako. Āmisagatanti āmisamakkhitaṃ. Āmisacakkhūti āmise cakkhu dassanaṃ assāti āmisacakkhu. Gilabaḷisoti gilitabaḷiso. Anayaṃ āpannoti dukkhaṃ patto. Byasanaṃ āpannoti vināsaṃ patto. Yathākāmakaraṇīyoti yathākāmena yathāruciyā yatheva naṃ bāḷisiko icchati, tathevassa kattabboti attho. Yathākāmakaraṇīyo pāpimatoti yathā kilesamārassa kāmo, evaṃ kattabbo, nirayaṃ vā tiracchānayoniṃ vā pettivisayaṃ vā pāpetabbo. Dutiyaṃ.

Ý kiến bạn đọc