Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || LỤY CHI MỘT MỚ CỎ HOA BÊN ĐƯỜNG - Kinh Vô Thường I, II, III (Aniccasuttaṃ); Kinh Khổ Não I, II, III (Dukkhasuttaṃ); Kinh Vô Ngã I, II, III (Anattasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || LỤY CHI MỘT MỚ CỎ HOA BÊN ĐƯỜNG - Kinh Vô Thường I, II, III (Aniccasuttaṃ); Kinh Khổ Não I, II, III (Dukkhasuttaṃ); Kinh Vô Ngã I, II, III (Anattasuttaṃ)

Thứ ba, 17/09/2024, 05:55 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 17.9.2024

LỤY CHI MỘT MỚ CỎ HOA BÊN ĐƯỜNG

Kinh Vô Thường (Aniccasuttaṃ), Kinh Vô Thường II (Dutiyāniccasuttaṃ), Kinh Vô Thường III (Tatiyāniccasuttaṃ), Kinh Khổ Não (Dukkhasuttaṃ), Kinh Khổ Não II (Dutiyadukkhasuttaṃ), Kinh Khổ Não III (Tatiyadukkhasuttaṃ), Kinh Vô Ngã (Anattasuttaṃ), Kinh Vô Ngã II (Dutiyānattasuttaṃ), Kinh Vô Ngã III (Tatiyānattasuttaṃ).

 

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần III-Phẩm Than Hừng (S,iii,137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145)

Ham muốn cái không đáng ham muốn là tự chuốc khổ. Vấn nạn muôn thuở của trần gian là xây dựng lâu đài trên bãi cát, để rồi thất vọng với thực tại “công dã tràng”. Đối với hành giả tu quán niệm, thì ý niệm ham muốn và đối tượng ham muốn đều mang chung đặc tính là biến đổi, bất kham và không nằm trong chủ quyền. Càng ái chấp thì càng thất vọng và giao động. Tâm chỉ tự tại khi vượt lên trên ái chấp những gì là phù ảo, hư vọng.

Kinh văn

Vô Thường (SN 22. 137)

137. sāvatthinidānaṃ. “yaṃ, bhikkhave, aniccaṃ; tatra vo chando pahātabbo. kiñca, bhikkhave, aniccaṃ? rūpaṃ, bhikkhave, aniccaṃ; tatra vo chando pahātabbo. vedanā aniccā ... pe ... saññā... saṅkhārā... viññāṇaṃ aniccaṃ; tatra vo chando pahātabbo. yaṃ, bhikkhave, aniccaṃ; tatra vo chando pahātabbo”ti. dutiyaṃ.

Nhân duyên tại Sāvatthi.

Này chư Tỳ khưu hãy từ bỏ ước muốn đối với những gì vô thường. Cái gì vô thường? Sắc là vô thường; thọ là vô thường; tưởng là vô thường; hành là vô thường; thức là vô thường.

Này chư Tỳ khưu hãy từ bỏ ước muốn đối với những gì vô thường.

Vô Thường II (SN 22. 138)

138. sāvatthinidānaṃ. “yaṃ, bhikkhave, aniccaṃ; tatra vo rāgo pahātabbo. kiñca, bhikkhave, aniccaṃ? rūpaṃ, bhikkhave, aniccaṃ; tatra vo rāgo pahātabbo. vedanā aniccā... saññā... saṅkhārā... viññāṇaṃ aniccaṃ; tatra vo rāgo pahātabbo. yaṃ, bhikkhave, aniccaṃ; tatra vo rāgo pahātabbo”ti. tatiyaṃ.

Này chư Tỳ khưu hãy từ bỏ mê đắm đối với những gì vô thường. Cái gì vô thường? Sắc là vô thường; thọ là vô thường; tưởng là vô thường; hành là vô thường; thức là vô thường.

Này chư Tỳ khưu hãy từ bỏ mê đắm đối với những gì vô thường.

Vô Thường III (SN 22. 139)

139. sāvatthinidānaṃ. “yaṃ, bhikkhave, aniccaṃ; tatra vo chandarāgo pahātabbo. kiñca, bhikkhave, aniccaṃ? rūpaṃ, bhikkhave, aniccaṃ, tatra vo chandarāgo pahātabbo. vedanā aniccā... saññā... saṅkhārā... viññāṇaṃ aniccaṃ; tatra vo chandarāgo pahātabbo. yaṃ, bhikkhave, aniccaṃ; tatra vo chandarāgo pahātabbo”ti. catutthaṃ.

Này chư Tỳ khưu hãy từ bỏ tham dục đối với những gì vô thường. Cái gì vô thường? Sắc là vô thường; thọ là vô thường; tưởng là vô thường; hành là vô thường; thức là vô thường.

Này chư Tỳ khưu hãy từ bỏ tham dục đối với những gì vô thường.

KINH KHỔ, KINH KHỔ II, KINH KHỔ III (SN 22. 140, 141, 142)

Có nội dung giống ba kinh trên chỉ khác là chữ “vô thường” đổi thành “khổ não”.

KINH VÔ NGÃ, KINH VÔ NGÃ II, KINH VÔ NGÃ III (SN 22. 143, 144, 145)

Có nội dung giống ba kinh trên chỉ khác là chữ “vô thường” đổi thành “vô ngã”.

Chú thích

Chữ “chanda” là ước muốn. Thường được dịch là dục. Bản Anh ngữ của ngài Bodhi dịch là “desire”.

Chữ “rāga” là sự mê đắm. Thường được dịch là tham. Bản Anh ngữ của ngài Bodhi dịch là “lust”.

Chữ “chadarāga” là từ kép mang ý nghĩa chung là ái chấp. Thường dịch là dục tham. Bản Anh ngữ của ngài Bodhi dịch là “desire and lust”.

Chữ “vô thường - anicca” chỉ cho đặc tính biến đổi, hoại diệt.

Chữ “khổ não - dukkha” chỉ cho đặc tính bất toàn, khó chịu, khổ luỵ.

Chữ “vô ngã - anatta” chỉ cho sự vô chủ quyền, không thực thể hằng hữu.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Dưới đây là chánh văn Pāli cùng với bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu

II. Vô Thường (S.iii,177)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) -- Cái gì vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đây các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Này các Tỷ-kheo, cái gì là vô thường?

3) Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường.

4-6) ... Thọ... Tưởng... Các hành...

7) Thức là vô thường, ở đây, các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.

8) Cái gì vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đây các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.

III. Vô Thường

(Như kinh trên, chỉ khác là tham (ràga) thay thế cho dục (chanda).

IV. Vô Thường

(Như kinh trên, chỉ khác là cả dục và tham).

V-VI-VII. Khổ (1,2,3)

(Như kinh trên, chỉ khác là khổ thay thế cho vô thường).

VIII-IX-X. Vô Ngã (1,2,3)

(Như kinh trên, chỉ khác là vô ngã thay thế cho khổ).

Sớ Giải

Tất cả 9 bài kinh này có cùng chú thích với bài kinh Kukkuḷasutta (Kinh Than Hừng)

kukkuḷavaggassa paṭhame kukkuḷanti santattaṃ ādittaṃ chārikarāsiṃ viya mahāpariḷāhaṃ. imasmiṃ sutte dukkhalakkhaṇaṃ kathitaṃ, sesesu aniccalakkhaṇādīni. sabbāni cetāni pāṭiyekkaṃ puggalajjhāsayena kathitānīti.

Trong bài kinh đầu tiên của Kukkuḷavagga, "kukkuḷa" có nghĩa là nóng bỏng, rực cháy, giống như than hừng đang cháy rực, tượng trưng cho sự đau khổ lớn. Trong kinh này, tướng khổ được thuyết giảng, còn trong các bài kinh khác, các tướng vô thường và vô ngã được đề cập. Tất cả những điều này đều được thuyết giảng riêng biệt dựa trên căn cơ của từng cá nhân.

Ý kiến bạn đọc