- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 17.8.2022
LỜI NÓI CÓ THỂ TẠO NÊN CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH
Kinh Thiện Ngôn (Subhāsitasuttaṃ)
CHƯƠNG VIII. TƯƠNG ƯNG TRƯỞNG LÃO VAṄGĪSA (S. i, 188)
Sự truyền đạt bằng ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đối với tâm thức và cuộc sống loài người. Đức Phật không khuyên nên tịnh khẩu với sự im lặng hoàn toàn. Ngài dạy nên nói điều đáng nói. Gọi là thiện ngôn cần có những đặc tính là lời nói có lợi lạc, đúng pháp, hoà ái và không sai sự thật. Thoạt nghe thì dễ hiểu nhưng thật ra để áp dụng cụ thể vào đời sống hằng ngày cần có ý thức cao rộng. Trong một cách nói nào đó thì toàn bộ giáo pháp là những gì thiện thuyết (Svākkhāto).
Sāvatthinidānaṃ. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘bhikkhavo’’ti. ‘‘Bhadante’’ti tebhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –
‘‘Catūhi, bhikkhave, aṅgehi samannāgatā vācā subhāsitā hoti, no dubbhāsitā; anavajjā ca ananuvajjā ca viññūnaṃ. Katamehi catūhi? Idha, bhikkhave, bhikkhu subhāsitaṃyeva bhāsati no dubbhāsitaṃ, dhammaṃyeva bhāsati no adhammaṃ, piyaṃyeva bhāsati no appiyaṃ, saccaṃyeva bhāsati no alikaṃ. Imehi kho, bhikkhave, catūhi aṅgehi samannāgatā vācā subhāsitā hoti, no dubbhāsitā, anavajjā ca ananuvajjā ca viññūna’’nti.
Tại Sāvatthi,
Bấy giờ Đức Thế Tôn gọi chư tỳ khưu: Này chư tỳ khưu, Chư vị ấy trả lời: Dạ bạch Thế Tôn. Đức Thế Tôn nói như sau:
Này chư Tỳ khưu, lời nói có bốn đặc tính được xem là khéo nói không vụng về; vô tội không gì đáng trách đối với các bậc trí. Bốn đặc tính đó là gì? Nói điều lợi ích chứ không lời gây hại; nói đúng pháp chứ không phi pháp; nói ái ngữ chứ không chướng tai; nói sự thật chứ không sai sự thật. Lời nói có bốn đặc tính được xem là khéo nói không vụng về; vô tội không gì đáng trách đối với các bậc trí.
Idamavoca bhagavā, idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –
‘‘Subhāsitaṃ uttamamāhu santo,
Dhammaṃ bhaṇe nādhammaṃ taṃ dutiyaṃ;
Piyaṃ bhaṇe nāppiyaṃ taṃ tatiyaṃ,
Saccaṃ bhaṇe nālikaṃ taṃ catuttha’’nti.
Nói xong Bậc Đạo Sư lại nói thêm kệ ngôn:
“Bậc trí dạy thiện ngôn:
Đầu tiên, nói lợi ích
Chứ không lời có hại
Thứ hai, nói đúng pháp
Chứ không phải phi pháp
Thứ ba, nói ái ngữ
Chứ không phải chướng tai
Thứ tư, nói sự thật
Chứ không sai sự thật.
Atha kho āyasmā vaṅgīso uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ uttarāsaṅgaṃ karitvā yena bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘paṭibhāti maṃ bhagavā, paṭibhāti maṃ sugatā’’ti. ‘‘Paṭibhātu taṃ vaṅgīsā’’ti bhagavā avoca.
Lúc ấy Tôn giả Vaṅgīsa từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay hướng về Thế Tôn và bạch rằng:
--Bạch Thế Tôn, (thi tứ) khởi lên trong tâm con. Bạch Thiện Thệ, (thi tứ) khởi lên trong tâm con
Đức Thế Tôn nói:
-- Này Vaṅgīsa, hãy đọc lên điều ấy.
Atha kho āyasmā vaṅgīso bhagavantaṃ sammukhā sāruppāhi gāthāhi abhitthavi –
‘‘Tameva vācaṃ bhāseyya, yāyattānaṃ na tāpaye;
Pare ca na vihiṃseyya, sā ve vācā subhāsitā.
‘‘Piyavācaṃva bhāseyya, yā vācā paṭinanditā;
Yaṃ anādāya pāpāni, paresaṃ bhāsate piyaṃ.
‘‘Saccaṃ ve amatā vācā, esa dhammo sanantano;
Sacce atthe ca dhamme ca, āhu santo patiṭṭhitā.
‘‘Yaṃ buddho bhāsate vācaṃ, khemaṃ nibbānapattiyā;
Dukkhassantakiriyāya, sā ve vācānamuttamā’’ti.
Rồi Tôn giả Vaṅgīsa trước mặt Thế Tôn, nói lên kệ ngôn tán thán thích hợp:
“Nếu nói chỉ nên nói
Lời vô hại cho mình
Vô hại với tha nhân
Ấy là lời khéo nói.
“Nên nói lời ái ngữ
Lời nói được đón nhận
Không tạo nên phiền hà
Ngôn ngữ đẹp lòng người.
“Nói chân lý: bất tử
Định luật từ ngàn xưa
Người trí nói sự thật,
Đúng pháp và lợi lạc.
“Phật dạy điều an ổn
Để chứng đạt niết bàn
Chấm dứt tất cả khổ
Chính lời cao quý nhất.
(Bổ túc sau)
Trong lời dạy của Đức Phật chữ subhāsita (thiện ngôn, lời khéo nói) vừa là đề tài vừa là đặc tính thứ nhất. Dịch theo ngữ cảnh và ý nghĩa từ bản Sớ giải thì đề tài là lời khéo nói và chi pháp đầu tiên là lời có lợi ích không gây hại cho mình và tha nhân.
Trong Tăng Chi Bộ, phẩm năm pháp, thì thiện ngôn có thêm một đặc tính là nói đúng thời. Ý nghĩa nầy ở đây có thể hiểu tiềm ẩn trong lời nói có lợi lạc.
Cụm từ “saccaṃ ve amatāvācā” vốn là thành ngữ phổ thông trong văn học Phạn ngữ có thể hiểu theo hai cách: Một, lời chân thật là lời bất tử (một cách ca ngợi). Hai, nói sự thật là con đường đưa đến cảnh giới bất tử; nói cách khác là chánh pháp tuyên lưu dẫn đến niết bàn.
Câu Sacce atthe ca dhamme ca theo bản Sớ giải thì nêu lên ba đặc tính: đúng với sự thật (sacce), lợi lạc (atthe), đúng pháp (dhamme). Cũng có thể hiểu “điều đúng pháp, có lợi ích phải y cứ trên sự thật”. (bản dịch của HT Thích Minh Châu thì “nghĩa và pháp y cứ trên sự thật”; chữ attha là nghĩa mà cũng là lợi ích).
Lời dạy dẫn đến an ổn (khemāya) chỉ cho Phật Pháp là pháp dẫn đến chấm dứt tất cả khổ đau.
Một lần nữa nên nhắc lại là Tôn giả Vaṅgīsa vốn là người có khả năng xuất khẩu thành thi. Mà thi tứ lại hay và đẹp. Bản dịch tiếng Việt chỉ lấy nghĩa mà không chuyên chở được hồn của thơ nên có thể nghe như trùng lập với lời Phật dạy.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình
5. Subhāsitasuttaṃ [Mūla]
213. Sāvatthinidānaṃ. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘bhikkhavo’’ti. ‘‘Bhadante’’ti tebhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –
‘‘Catūhi, bhikkhave, aṅgehi samannāgatā vācā subhāsitā hoti, no dubbhāsitā; anavajjā ca ananuvajjā ca viññūnaṃ. Katamehi catūhi? Idha, bhikkhave, bhikkhu subhāsitaṃyeva bhāsati no dubbhāsitaṃ, dhammaṃyeva bhāsati no adhammaṃ, piyaṃyeva bhāsati no appiyaṃ, saccaṃyeva bhāsati no alikaṃ. Imehi kho, bhikkhave, catūhi aṅgehi samannāgatā vācā subhāsitā hoti, no dubbhāsitā, anavajjā ca ananuvajjā ca viññūna’’nti. Idamavoca bhagavā, idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –
‘‘Subhāsitaṃ uttamamāhu santo,
Dhammaṃ bhaṇe nādhammaṃ taṃ dutiyaṃ;
Piyaṃ bhaṇe nāppiyaṃ taṃ tatiyaṃ,
Saccaṃ bhaṇe nālikaṃ taṃ catuttha’’nti.
Atha kho āyasmā vaṅgīso uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ uttarāsaṅgaṃ karitvā yena bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘paṭibhāti maṃ bhagavā, paṭibhāti maṃ sugatā’’ti. ‘‘Paṭibhātu taṃ vaṅgīsā’’ti bhagavā avoca. Atha kho āyasmā vaṅgīso bhagavantaṃ sammukhā sāruppāhi gāthāhi abhitthavi –
‘‘Tameva vācaṃ bhāseyya, yāyattānaṃ na tāpaye;
Pare ca na vihiṃseyya, sā ve vācā subhāsitā.
‘‘Piyavācaṃva bhāseyya, yā vācā paṭinanditā;
Yaṃ anādāya pāpāni, paresaṃ bhāsate piyaṃ.
‘‘Saccaṃ ve amatā vācā, esa dhammo sanantano;
Sacce atthe ca dhamme ca, āhu santo patiṭṭhitā.
‘‘Yaṃ buddho bhāsate vācaṃ, khemaṃ nibbānapattiyā;
Dukkhassantakiriyāya, sā ve vācānamuttamā’’ti.
5. Subhāsitasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]
213. Pañcame aṅgehīti kāraṇehi, avayavehi vā. Musāvādāveramaṇiādīni hi cattāri subhāsitavācāya kāraṇāni, saccavacanādayo cattāro avayavā. Kāraṇatthe ca aṅgasadde ‘‘catūhī’’ti nissakkavacanaṃ hoti, avayavatthe karaṇavacanaṃ. Samannāgatāti samanuāgatā pavattā yuttā ca. Vācāti samullapanavācā, yā ‘‘vācā girā byappatho’’ti (dha. sa. 636) ca, ‘‘nelā kaṇṇasukhā’’ti (dī. ni. 1.9) ca āgatā. ‘‘Yā pana vācāya ce kataṃ kamma’’nti evaṃ viññatti ca ‘‘yā catūhi vacīduccaritehi ārati...pe... ayaṃ vuccati sammāvācā’’ti (vibha. 206) evaṃ virati ca, ‘‘pharusavācā, bhikkhave, āsevitā bhāvitā bahulīkatā nirayasaṃvattanikā hotī’’ti (a. ni. 8.40) evaṃ cetanā ca vācāti āgatā, na sā idha adhippetā. Kasmā? Abhāsitabbato. Subhāsitāti suṭṭhu bhāsitā. Tenassā atthāvahataṃ dīpeti. No dubbhāsitāti na duṭṭhu bhāsitā. Tenassā anatthāvahanapahānataṃ dīpeti. Anavajjāti rāgādivajjarahitā. Imināssā kāraṇasuddhiṃ catudosābhāvañca dīpeti. Ananuvajjāti anuvādavimuttā. Imināssā sabbākārasampattiṃ dīpeti. Viññūnanti paṇḍitānaṃ. Tena nindāpasaṃsāsu bālā appamāṇāti dīpeti.
Subhāsitaṃyeva bhāsatīti puggalādhiṭṭhānāya desanāya catūsu vācaṅgesu aññataraniddosavacanametaṃ. No dubbhāsitanti tasseva vācaṅgassa paṭipakkhabhāsananivāraṇaṃ. No dubbhāsitanti iminā micchāvācappahānaṃ dīpeti. Subhāsitanti iminā pahīnamicchāvācena bhāsitabbavacanalakkhaṇaṃ. Aṅgaparidīpanatthaṃ panettha abhāsitabbaṃ pubbe avatvā bhāsitabbamevāha. Esa nayo dhammaṃyevātiādīsupi. Ettha ca paṭhamena pisuṇadosarahitaṃ samaggakaraṇaṃ vacanaṃ vuttaṃ, dutiyena samphappalāpadosarahitaṃ dhammato anapetaṃ mantāvacanaṃ, itarehi dvīhi pharusālikarahitāni piyasaccavacanāni. Imehi khoti ādinā tāni aṅgāni paccakkhato dassento taṃ vācaṃ nigameti. Yañca aññe paṭiññādīhi avayavehi, nāmādīhi padehi, liṅgavacanavibhattikālakārakasampattīhi ca samannāgataṃ musāvādādivācampi subhāsitanti maññanti, taṃ paṭisedheti. Avayavādisamannāgatāpi hi tathārūpī vācā dubbhāsitāva hoti attano ca paresañca anatthāvahattā. Imehi pana catūhaṅgehi samannāgatā sacepi milakkhubhāsāpariyāpannā ghaṭaceṭikāgītikapariyāpannāpi hoti, tathāpi subhāsitāva lokiyalokuttarahitasukhāvahattā. Tathā hi maggapasse sassaṃ rakkhantiyā sīhaḷaceṭikāya sīhaḷakeneva jātijarāmaraṇayuttaṃ gītikaṃ gāyantiyā saddaṃ sutvā maggaṃ gacchantā saṭṭhimattā vipassakā bhikkhū arahattaṃ pāpuṇiṃsu. Tathā tisso nāma āraddhavipassako bhikkhu padumasarasamīpena gacchanto padumasare padumāni bhañjitvā –
‘‘Pātova phullitakokanadaṃ, sūriyālokena bhijjiyate;
Evaṃ manussattaṃ gatā sattā, jarābhivegena maddiyantī’’ti. –
Imaṃ gītikaṃ gāyantiyā ceṭikāya sutvā arahattaṃ patto.
Buddhantarepi aññataro puriso sattahi puttehi saddhiṃ aṭavito āgamma aññatarāya itthiyā musalena taṇḍule koṭṭentiyā –
‘‘Jarāya parimadditaṃ etaṃ, milātachavicammanissitaṃ;
Maraṇena bhijjati etaṃ, maccussa ghāsamāmisaṃ.
‘‘Kimīnaṃ ālayaṃ etaṃ, nānākuṇapena pūritaṃ;
Asucissa bhājanaṃ etaṃ, kadalikkhandhasamaṃ ida’’nti. –
Imaṃ gītikaṃ sutvā paccavekkhanto saha puttehi paccekabodhiṃ patto. Evaṃ imehi catūhi aṅgehi samannāgatā vācā sacepi milakkhubhāsāpariyāpannā ghaṭaceṭikāgītikapariyāpannāpi hoti, tathāpi subhāsitāti veditabbā. Subhāsitattā eva ca anavajjā ca ananuvajjā ca viññūnaṃ atthatthikānaṃ atthapaṭisaraṇānaṃ, no byañjanapaṭisaraṇānanti.
Sāruppāhīti anucchavikāhi. Abhitthavīti pasaṃsi. Na tāpayeti vippaṭisārena na tāpeyya na vibādheyya. Pareti parehi bhindanto nābhibhaveyya na bādheyya. Iti imāya gāthāya apisuṇavācāvasena bhagavantaṃ thometi. Paṭinanditāti piyāyitā. Yaṃ anādāyāti yaṃ vācaṃ bhāsanto paresaṃ pāpāni appiyāni pharusavacanāni anādāya atthabyañjanamadhuraṃ piyameva bhāsati, taṃ vācaṃ bhāseyyāti piyavācāvasena abhitthavi.
Amatāti sādhubhāvena amatasadisā. Vuttampi hetaṃ – ‘‘saccaṃ have sādutaraṃ rasāna’’nti (saṃ. ni. 1.246) nibbānāmatapaccayattā vā amatā. Esa dhammo sanantanoti yā ayaṃ saccavācā nāma, esa porāṇo dhammo cariyā paveṇī. Idameva hi porāṇānaṃ āciṇṇaṃ, na te alikaṃ bhāsiṃsu. Tenevāha – sacce atthe ca dhamme ca, āhu santo patiṭṭhitāti.
Tattha sacce patiṭṭhitattāva attano ca paresañca atthe patiṭṭhitā, atthe patiṭṭhitattā eva dhamme patiṭṭhitā hontīti veditabbā. Saccavisesanameva vā etaṃ. Idaṃ hi vuttaṃ hoti – sacce patiṭṭhitā, kīdise? Atthe ca dhamme ca, yaṃ paresaṃ atthato anapetattā atthaṃ anuparodhakaraṃ, dhammato anapetattā dhammaṃ dhammikameva atthaṃ sādhetīti. Iti imāya gāthāya saccavacanavasena abhitthavi.
Khemanti abhayaṃ nirupaddavaṃ. Kena kāraṇenāti ce. Nibbānapattiyā dukkhassantakiriyāya, yasmā kilesanibbānaṃ pāpeti, vaṭṭadukkhassa ca antakiriyāya saṃvattatīti attho. Atha vā yaṃ buddho nibbānapattiyā dukkhassantakiriyāyāti dvinnaṃ nibbānadhātūnaṃ atthāya khemamaggappakāsanato khemaṃ vācaṃ bhāsati, sā ve vācānamuttamāti sā vācā sabbavācānaṃ seṭṭhāti evamettha attho daṭṭhabbo. Iti imāya gāthāya mantāvacanavasena bhagavantaṃ abhitthavanto arahattanikūṭena desanaṃ niṭṭhapesīti. Pañcamaṃ.