- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 6.7.2024
LIỄU NGỘ TỰ THÂN
Kinh Trăng Rằm (Puṇṇamasuttaṃ)
Tập III – Uẩn
Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Nuốt Chửng (S,iii,82)
Một trong những ước vọng của con người là tìm được ai đó hiểu mình như câu thơ: “Trời đất mang mang, ai người tri kỷ?”. Với hành giả thì người đó hiểu mình không bằng tự thân hiểu mình. Chỉ có thấu rõ chân tướng năm uẩn, mới có khả năng xoá tan chấp thủ và thành tựu chánh trí giải thoát. Thấu rõ năm uẩn là một hành trình sâu lắng, dù trên phương diện pháp học hay pháp hành. Không phải chỉ đòi hỏi khả năng vượt thoát kiến văn hữu hạn, mà còn nhìn khác với cái nhìn bản năng tích tập nhiều đời. Một người mất trâu đi tìm bất chợt gặp Phật. Khi hỏi thăm thì được Phật hỏi lại: Đi tìm trâu hay đi tìm chính mình cái nào quan trọng hơn? Chỉ có sự quán chiếu thực tánh sanh diệt của năm uẩn, mới có thể nhận thức cái ta, của ta thật sự là gì.
Kinh văn
Ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati pubbārāme migāramātupāsāde mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṃ. Tena kho pana samayena bhagavā tadahuposathe pannarase puṇṇāya puṇṇamāya rattiyā bhikkhusaṅghaparivuto ajjhokāse nisinno hoti.
Atha kho aññataro bhikkhu uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ uttarāsaṅgaṃ karitvā yena bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā bhagavantaṃ etadavoca:
Một thuở Đức Thế Tôn ngự tại Lộc Mẫu giảng Đường, Đông Phương Tự, tại Sāvatthi (Xá-vệ) cùng với đại chúng tỳ khưu.
Lúc bấy giờ, trong lễ bố tát ngày rằm trăng tròn, Đức Thế Tôn ngồi giữa trời với chúng Tỳ khưu Tăng vây quanh.
Rồi một vị Tỳ khưu từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh lại thượng y một bên vai, chấp tay hướng về Đức Thế Tôn và bạch rằng:
“puccheyyāhaṃ, bhante, bhagavantaṃ kiñcideva desaṃ, sace me bhagavā okāsaṃ karoti pañhassa veyyākaraṇāyā”ti?
“Tena hi tvaṃ, bhikkhu, sake āsane nisīditvā puccha yadākaṅkhasī”ti.
—Bạch Đức Thế Tôn, con muốn hỏi Ngài một điều, nếu Thế Tôn cho phép và trả lời câu hỏi của con.
—Này Tỳ khưu, hãy an toạ và hỏi điều gì muốn hỏi.
“Evaṃ, bhante”ti kho so bhikkhu bhagavato paṭissutvā sake āsane nisīditvā bhagavantaṃ etadavoca:
—Dạ thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn.
Tỳ khưu ấy trả lời Đức Thế Tôn rồi ngồi xuống chỗ của mình và bạch rằng:
“ime nu kho, bhante, pañcupādānakkhandhā, seyyathidaṃ—rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho”ti.
“Ime kho, bhikkhu, pañcupādānakkhandhā; Seyyathidaṃ—rūpupādānakkhandho …pe… viññāṇupādānakkhandho”ti.
“Sādhu, bhante”ti kho so bhikkhu bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā bhagavantaṃ uttariṃ pañhaṃ apucchi:
—Bạch Đúc Thế Tôn, phải chăng năm uẩn là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn?
—Này Tỳ khưu, có năm thủ uẩn, tức là sắc thủ uẩn … thức thủ uẩn.
—Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỳ khưu ấy hoan hỷ, tín thọ lời Đức Thế Tôn dạy, rồi hỏi thêm Thế Tôn một câu khác:
“Ime kho pana, bhante, pañcupādānakkhandhā kiṃmūlakā”ti?
“Ime kho, bhikkhu, pañcupādānakkhandhā chandamūlakā”ti …pe…
—Bạch Thế Tôn, năm thủ uẩn này lấy gì làm căn cội?
—Này Tỳ khưu, năm thủ uẩn này lấy dục làm căn cội.
taññeva nu kho, bhante, upādānaṃ te pañcupādānakkhandhā udāhu aññatra pañcahi upādānakkhandhehi upādānan”ti?
“Na kho, bhikkhu, taññeva upādānaṃ te pañcupādānakkhandhā nāpi aññatra pañcahi upādānakkhandhehi upādānaṃ, api ca yo tattha chandarāgo taṃ tattha upādānan”ti.
—Lành thay, bạch Thế Tôn …
—Bạch Thế Tôn, chấp thủ ấy cũng thuộc năm thủ uẩn hay chấp thủ ngoài năm thủ uẩn?
—Này Tỳ khưu, chấp thủ ấy không là năm thủ uẩn cũng không phải ngoài năm thủ uẩn. Chỗ nào có tham và dục, chỗ ấy có chấp thủ.
“Sādhu, bhante”ti kho so bhikkhu …pe… uttariṃ pañhaṃ apucchi:
“Siyā pana, bhante, pañcupādānakkhandhesu chandarāgavemattatā”ti?
“Siyā, bhikkhū”ti bhagavā avoca:
“idha, bhikkhu, ekaccassa evaṃ hoti: ‘evaṃrūpo siyaṃ anāgatamaddhānaṃ, evaṃvedano siyaṃ anāgatamaddhānaṃ, evaṃsañño siyaṃ anāgatamaddhānaṃ, evaṃsaṅkhāro siyaṃ anāgatamaddhānaṃ, evaṃviññāṇo siyaṃ anāgatamaddhānan’ti. Evaṃ kho, bhikkhu, siyā pañcupādānakkhandhesu chandarāgavemattatā”ti?
—Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỳ khưu ấy … hỏi Thế Tôn một câu hỏi khác:
—Có thể chăng, bạch Thế Tôn, có thể chăng có sự đa dạng trong dục và tham đối với năm thủ uẩn?
--Này Tỳ khưu, có thể. Ở đây, có người suy nghĩ: “Mong rằng ta có được sắc như thế trong tương lai! Mong rằng ta có được thọ như thế trong tương lai! Mong rằng ta có được tưởng như thế trong tương lai! Mong rằng ta có được hành như thế trong tương lai! Mong rằng ta có được thức như thế trong tương lai!”. Như vậy có thể có sự đa dạng trong dục và tham đối với năm thủ.
“Sādhu, bhante”ti kho so bhikkhu …pe… uttariṃ pañhaṃ apucchi:
“Kittāvatā nu kho, bhante, khandhānaṃ khandhādhivacanan”ti?
“Yaṃ kiñci, bhikkhu, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, ayaṃ vuccati rūpakkhandho. Yā kāci vedanā … yā kāci saññā … ye keci saṅkhārā … yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, ayaṃ vuccati viññāṇakkhandho. Ettāvatā kho, bhikkhu, khandhānaṃ khandhādhivacanan”ti.
—Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỳ khưu ấy … hỏi thêm câu hỏi nữa:
—Bạch Thế Tôn, bằng cách gì uẩn được gọi là uẩn?
—Này Tỳ khưu, phàm sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, nội giới hay ngoại giới, thô hay tế, hạ liệt hay thù thắng, xa hay gần, đây gọi là sắc uẩn. Phàm thọ gì … Phàm tưởng gì … Phàm các hành gì … Phàm thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; đây gọi là thức uẩn. Này Tỳ khưu, bằng cách đó uẩn được gọi là uẩn.
“Sādhu, bhante”ti kho so bhikkhu …pe… apucchi:
“Ko nu kho, bhante, hetu ko paccayo rūpakkhandhassa paññāpanāya; ko hetu ko paccayo vedanākkhandhassa paññāpanāya; ko hetu ko paccayo saññākkhandhassa paññāpanāya; ko hetu ko paccayo saṅkhārakkhandhassa paññāpanāya; ko hetu ko paccayo viññāṇakkhandhassa paññāpanāyā”ti?
—Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỳ khưu ấy … hỏi thêm câu hỏi nữa:
—Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì, định hình sắc uẩn? do nhân gì, duyên gì, định hình là thọ uẩn? do nhân gì, duyên gì, định hình là tưởng uẩn? do nhân gì, duyên gì, định hình hành uẩn? do nhân gì, duyên gì, định hình thức uẩn?
“Cattāro kho, bhikkhu, mahābhūtā hetu, cattāro mahābhūtā paccayo rūpakkhandhassa paññāpanāya. Phasso hetu phasso paccayo vedanākkhandhassa paññāpanāya. Phasso hetu phasso paccayo saññākkhandhassa paññāpanāya. Phasso hetu, phasso paccayo saṅkhārakkhandhassa paññāpanāya. Nāmarūpaṃ hetu, nāmarūpaṃ paccayo viññāṇakkhandhassa paññāpanāyā”ti.
—Này Tỳ khưu, do nhân bốn đại, do duyên bốn đại, định hình sắc uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc, định hình thọ uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc, định hình tưởng uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc, định hình hành uẩn. Do nhân danh sắc, do duyên danh sắc, định hình thức uẩn.
“Sādhu, bhante”ti kho so bhikkhu …pe… apucchi:
“Kathaṃ nu kho, bhante, sakkāyadiṭṭhi hotī”ti?
“Idha, bhikkhu, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto, sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ; attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ attato samanupassati, viññāṇavantaṃ vā attānaṃ; attani vā viññāṇaṃ, viññāṇasmiṃ vā attānaṃ. Evaṃ kho, bhikkhu, sakkāyadiṭṭhi hotī”ti.
—Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỳ khưu ấy … hỏi thêm câu khác:
—Như thế nào, bạch Thế Tôn, là có thân kiến?
—Này Tỳ khưu, ở đây phàm phu không học hiểu, không tu tập và không thuần thục pháp các bậc Thánh; không học hiểu, không tu tập và không thuần thục pháp các bậc thiện trí xem sắc là tự ngã; xem tự ngã là sắc; trong sắc có tự ngã; trong tự ngã có sắc… xem thọ là tự ngã… xem tưởng… xem hành là tự ngã… xem thức là tự ngã, xem tự ngã là thức, xem trong thức có tự ngã, xem trong tự ngã có thức. Như vậy, này Tỳ khưu, là có thân kiến.
“Sādhu, bhante”ti kho so bhikkhu …pe… apucchi:
“Kathaṃ pana, bhante, sakkāyadiṭṭhi na hotī”ti?
—Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỳ khưu ấy … hỏi thêm câu nữa:
—Bạch Thế Tôn, như thế nào là không có thân kiến?
“Idha, bhikkhu, sutavā ariyasāvako ariyānaṃ dassāvī ariyadhammassa kovido ariyadhamme suvinīto, sappurisānaṃ dassāvī sappurisadhammassa kovido sappurisadhamme suvinīto na rūpaṃ attato samanupassati, na rūpavantaṃ vā attānaṃ; na attani vā rūpaṃ, na rūpasmiṃ vā attānaṃ; na vedanaṃ … na saññaṃ … na saṅkhāre … na viññāṇaṃ attato samanupassati, na viññāṇavantaṃ vā attānaṃ; na attani vā viññāṇaṃ, na viññāṇasmiṃ vā attānaṃ. Evaṃ kho, bhikkhu, sakkāyadiṭṭhi na hotī”ti.
—Này Tỳ khưu, ở đây vị thánh đệ tử có học hiểu, có tu tập và thuần thục pháp các bậc Thánh; có học hiểu, có tu tập và thuần thục pháp các bậc thiện trí không xem sắc là tự ngã; không xem tự ngã là sắc; không xem trong sắc có tự ngã; không xem trong tự ngã có sắc… không xem thọ là tự ngã… không xem tưởng là tự ngã… không xem hành là tự ngã… không xem thức là tự ngã, không xem tự ngã là thức, không xem trong thức có tự ngã, không xem trong tự ngã có thức. Như vậy, này Tỳ khưu, là không có thân kiến.
“Sādhu, bhante”ti kho so bhikkhu …pe… apucchi:
“Ko nu kho, bhante, rūpassa assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇaṃ; ko vedanāya … ko saññāya … ko saṅkhārānaṃ … ko viññāṇassa assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇan”ti?
“Yaṃ kho, bhikkhu, rūpaṃ paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ—ayaṃ rūpassa assādo. Yaṃ rūpaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ—ayaṃ rūpassa ādīnavo. Yo rūpasmiṃ chandarāgavinayo chandarāgappahānaṃ—idaṃ rūpassa nissaraṇaṃ. Yaṃ vedanaṃ paṭicca … yaṃ saññaṃ paṭicca … ye saṅkhāre paṭicca … yaṃ viññāṇaṃ paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ—ayaṃ viññāṇassa assādo. Yaṃ viññāṇaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ—ayaṃ viññāṇassa ādīnavo. Yo viññāṇasmiṃ chandarāgavinayo chandarāgappahānaṃ—idaṃ viññāṇassa nissaraṇan”ti.
—Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỳ khưu ấy … hỏi thêm một câu nữa:
—Bạch Thế Tôn, cái gì là vị ngọt, là sự nguy hiểm, là sự xuất ly của sắc? … của thọ … của tưởng … của các hành? Cái gì là vị ngọt, là sự nguy hiểm, là sự xuất ly của thức?
—Này Tỳ khưu, do duyên sắc khởi lên lạc hỷ gì, đó là vị ngọt của sắc. Sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của sắc, đó là sự nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục và tham, sự đoạn tận dục và tham đối với sắc, đó là sự xuất ly của sắc. Do duyên thọ … Do duyên tưởng … Do duyên các hành … Do duyên thức khởi lên lạc hỷ gì, đó là vị ngọt của thức. Sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của thức, đó là sự nguy hiểm của thức. Sự nhiếp phục dục và tham, sự đoạn tận dục và tham đối với thức, đó là sự xuất ly của thức.
“Sādhu, bhante”ti kho so bhikkhu bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā bhagavantaṃ uttariṃ pañhaṃ apucchi:
“Kathaṃ nu kho, bhante, jānato, kathaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī”ti?
“Yaṃ kiñci, bhikkhu, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Yā kāci vedanā … yā kāci saññā … ye keci saṅkhārā … yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Evaṃ kho, bhikkhu, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī”ti.
—Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỳ khưu ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, lại hỏi Thế Tôn thêm câu nữa:
—Bạch Thế Tôn, do biết thế nào, do thấy thế nào, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có ngã kiến, ngã sở kiến, mạn tùy miên?
—Này Tỳ khưu, phàm sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, nội giới hay ngoại giới, thô hay tế, hạ liệt hay thù thắng, xa hay gần, tất cả sắc, được quán chiếu như nhiên với chánh trí: “Ðây không phải của ta, đây không phải là ta, đây không phải tự ngã của ta”. Phàm thọ gì … Phàm tưởng gì … Phàm các hành gì … Phàm thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, nội giới hay ngoại giới, thô hay tế, hạ liệt hay thù thắng, xa hay gần, tất cả thức, được quán chiếu như nhiên với chánh trí: “Ðây không phải của ta, đây không phải là ta, đây không phải tự ngã của ta”. Này Tỳ khưu, do biết như vậy, thấy như vậy, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có ngã kiến, ngã sở kiến, mạn tùy miên.
Tena kho pana samayena aññatarassa bhikkhuno evaṃ cetaso parivitakko udapādi:
“iti kira bho rūpaṃ anattā, vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ anattā; anattakatāni kammāni kathamattānaṃ phusissantī”ti.
Atha kho bhagavā tassa bhikkhuno cetasā ceto parivitakkamaññāya bhikkhū āmantesi:
“Ṭhānaṃ kho panetaṃ, bhikkhave, vijjati yaṃ idhekacco moghapuriso avidvā avijjāgato taṇhādhipateyyena cetasā satthusāsanaṃ atidhāvitabbaṃ maññeyya. ‘Iti kira, bho, rūpaṃ anattā, vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ anattā. Anattakatāni kammāni kathamattānaṃ phusissantī’ti? Paṭipucchāvinītā kho me tumhe, bhikkhave, tatra tatra tesu tesu dhammesu.
Lúc ấy, một Tỳ khưu khác khởi lên suy nghĩ: “Nếu Ngài nói sắc là vô ngã, thọ … tưởng … các hành … thức là vô ngã, vậy thì không ai tạo nghiệp, không ai gặt quả?”
Rồi Đức Thế Tôn với tâm tư của mình biết rõ suy nghĩ của Tỳ khưu ấy, liền nói với các Tỳ khưu:
—Này chư Tỳ khưu, có sự kiện này: kẻ thiểu trí, mê lầm, chìm đắm trong vô minh, tâm bị khát ái chi phối, nghĩ rằng có thể vượt qua lời dạy bậc Ðạo Sư, với ý nghĩ: “Nếu Ngài nói sắc là vô ngã, thọ … tưởng … các hành … thức là vô ngã, vậy thì không có ai tạo nghiệp, không ai gặt quả?” Này các Tỳ khưu, những thẩm định về điều này đã được Ta hướng dẫn cho các thầy chỗ này, chỗ kia.
Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?
“Aniccaṃ, bhante”.
“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?
“Dukkhaṃ, bhante”.
Này chư Tỳ khưu, các Thầy nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?
—Là vô thường, bạch Thế Tôn.
—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
—Là khổ, bạch Thế Tôn.
“Yaṃ paāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“No hetaṃ, bhante”.
—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
—Thưa không, bạch Thế Tôn.
“Vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ …pe…
tasmātiha, bhikkhave,
evaṃ passaṃ … nāparaṃ itthattāyāti pajānātī”ti.
—Thọ … Tưởng … Hành … Thức … Do vậy, này chư Tỳ khưu, thấy vậy … Vị ấy biết: “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.
“Dve khandhā taññeva siyaṃ,
adhivacanañca hetunā;
Sakkāyena duve vuttā,
assādaviññāṇakena ca;
Ete dasavidhā vuttā,
hoti bhikkhu pucchāyā”ti.
Hai câu về các uẩn,
Liệu có giống nhau, có thể có,
Sự định danh và căn cội,
Hai câu về bản ngã,
[Mỗi câu về] sự thỏa mãn
Và [thân này] với thức.
Đây là mười câu hỏi
Vị tỳ khưu nêu lên.
Chú Thích
Đông Phương Tự - Pubbārāma - là ngôi chùa nằm ở cổng phía đông của thành Sāvatthi, do đại tín nữ Visākhā dâng cúng. Pháp Xá Migāramātupāsāda nằm ở ngôi chùa này. Migāra là tên cha chồng của bà Visākhā. Migāramātu có nghĩa là Mẹ của Mirāga. Vì người cha chồng trước kia sùng tín ngoại giáo Ni Kiền Tử, sau này nhờ con dâu Visākhā mà ông trở thành vị thánh nhập lưu, nên ông gọi con dâu là “mẹ tinh thần” của mình để tri ân. Cách gọi này trở thành danh gọi phổ thông sau này. Đúng ra nên gọi “Pháp Xá Migāramātu” hơn là dịch tên người thành “Lộc Mẫu Giảng Đường”. Chữ Mirāga có nghĩa là con nai. Danh từ riêng “Lộc Mẫu Giảng Đường” rất phổ thông trong Hán Tạng. Nhưng điều hơi lạ là Phật tử Việt Nam ít biết về bà Visākhā, mà trong Hán Tạng gọi theo phiên âm là Tỳ Xá Khư.
Mười câu hỏi trong bài kinh này có thể xem là tổng hợp ý nghĩa của nhiều bài kinh trong Phẩm Uẩn.
Theo Sớ Giải, câu hỏi dục tham với năm thủ uẩn là một hay là khác, được Đức Phật trả lời: “Chấp thủ ấy không là năm thủ uẩn, cũng không phải ngoài năm thủ uẩn. Chỗ nào có tham và dục, chỗ ấy có chấp thủ”, bởi vì năm uẩn không thể thu tóm lại thành dục tham, nên không thể nói dục tham với năm uẩn là một. Dục tham là thuộc tánh (cetasika) của tâm nên không thể nói là năm ngoài năm uẩn.
Chữ “paññāpanāya” nguyên nghĩa là hiển thị, làm cho biết. Ở đây dịch là định hình theo ngữ cảnh.
Theo Sớ Giải Trung Bộ, thì một tỳ kheo khác có thắc mắc riêng trong lòng: “Nếu Ngài nói sắc là vô ngã, thọ … tưởng … các hành … thức là vô ngã, vậy thì không có ai tạo nghiệp, không ai gặt quả?” do vị này chấp thường kiến.
Cũng theo Sớ Giải Trung Bộ, khi bài kinh này được giảng có 60 tỳ khưu chứng quả A la hán.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Atha kho aññataro bhikkhu uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ uttarāsaṅgaṃ karitvā yena bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā bhagavantaṃ etadavoca:
“puccheyyāhaṃ, bhante, bhagavantaṃ kiñcideva desaṃ, sace me bhagavā okāsaṃ karoti pañhassa veyyākaraṇāyā”ti?
“Tena hi tvaṃ, bhikkhu, sake āsane nisīditvā puccha yadākaṅkhasī”ti.
“Evaṃ, bhante”ti kho so bhikkhu bhagavato paṭissutvā sake āsane nisīditvā bhagavantaṃ etadavoca:
“ime nu kho, bhante, pañcupādānakkhandhā, seyyathidaṃ—rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho”ti.
“Ime kho, bhikkhu, pañcupādānakkhandhā; Seyyathidaṃ—rūpupādānakkhandho …pe… viññāṇupādānakkhandho”ti.
“Sādhu, bhante”ti kho so bhikkhu bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā bhagavantaṃ uttariṃ pañhaṃ apucchi:
“Ime kho pana, bhante, pañcupādānakkhandhā kiṃmūlakā”ti?
“Ime kho, bhikkhu, pañcupādānakkhandhā chandamūlakā”ti …pe… taññeva nu kho, bhante, upādānaṃ te pañcupādānakkhandhā udāhu aññatra pañcahi upādānakkhandhehi upādānan”ti?
“Na kho, bhikkhu, taññeva upādānaṃ te pañcupādānakkhandhā nāpi aññatra pañcahi upādānakkhandhehi upādānaṃ, api ca yo tattha chandarāgo taṃ tattha upādānan”ti.
“Sādhu, bhante”ti kho so bhikkhu …pe… uttariṃ pañhaṃ apucchi:
“Siyā pana, bhante, pañcupādānakkhandhesu chandarāgavemattatā”ti?
“Siyā, bhikkhū”ti bhagavā avoca:
“idha, bhikkhu, ekaccassa evaṃ hoti: ‘evaṃrūpo siyaṃ anāgatamaddhānaṃ, evaṃvedano siyaṃ anāgatamaddhānaṃ, evaṃsañño siyaṃ anāgatamaddhānaṃ, evaṃsaṅkhāro siyaṃ anāgatamaddhānaṃ, evaṃviññāṇo siyaṃ anāgatamaddhānan’ti. Evaṃ kho, bhikkhu, siyā pañcupādānakkhandhesu chandarāgavemattatā”ti?
“Sādhu, bhante”ti kho so bhikkhu …pe… uttariṃ pañhaṃ apucchi:
“Kittāvatā nu kho, bhante, khandhānaṃ khandhādhivacanan”ti?
“Yaṃ kiñci, bhikkhu, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, ayaṃ vuccati rūpakkhandho. Yā kāci vedanā … yā kāci saññā … ye keci saṅkhārā … yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, ayaṃ vuccati viññāṇakkhandho. Ettāvatā kho, bhikkhu, khandhānaṃ khandhādhivacanan”ti.
“Sādhu, bhante”ti kho so bhikkhu …pe… apucchi:
“Ko nu kho, bhante, hetu ko paccayo rūpakkhandhassa paññāpanāya; ko hetu ko paccayo vedanākkhandhassa paññāpanāya; ko hetu ko paccayo saññākkhandhassa paññāpanāya; ko hetu ko paccayo saṅkhārakkhandhassa paññāpanāya; ko hetu ko paccayo viññāṇakkhandhassa paññāpanāyā”ti?
“Cattāro kho, bhikkhu, mahābhūtā hetu, cattāro mahābhūtā paccayo rūpakkhandhassa paññāpanāya. Phasso hetu phasso paccayo vedanākkhandhassa paññāpanāya. Phasso hetu phasso paccayo saññākkhandhassa paññāpanāya. Phasso hetu, phasso paccayo saṅkhārakkhandhassa paññāpanāya. Nāmarūpaṃ hetu, nāmarūpaṃ paccayo viññāṇakkhandhassa paññāpanāyā”ti.
“Sādhu, bhante”ti kho so bhikkhu …pe… apucchi:
“Kathaṃ nu kho, bhante, sakkāyadiṭṭhi hotī”ti?
“Idha, bhikkhu, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto, sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ; attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ; vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ attato samanupassati, viññāṇavantaṃ vā attānaṃ; attani vā viññāṇaṃ, viññāṇasmiṃ vā attānaṃ. Evaṃ kho, bhikkhu, sakkāyadiṭṭhi hotī”ti.
“Sādhu, bhante”ti kho so bhikkhu …pe… apucchi:
“Kathaṃ pana, bhante, sakkāyadiṭṭhi na hotī”ti?
“Idha, bhikkhu, sutavā ariyasāvako ariyānaṃ dassāvī ariyadhammassa kovido ariyadhamme suvinīto, sappurisānaṃ dassāvī sappurisadhammassa kovido sappurisadhamme suvinīto na rūpaṃ attato samanupassati, na rūpavantaṃ vā attānaṃ; na attani vā rūpaṃ, na rūpasmiṃ vā attānaṃ; na vedanaṃ … na saññaṃ … na saṅkhāre … na viññāṇaṃ attato samanupassati, na viññāṇavantaṃ vā attānaṃ; na attani vā viññāṇaṃ, na viññāṇasmiṃ vā attānaṃ. Evaṃ kho, bhikkhu, sakkāyadiṭṭhi na hotī”ti.
“Sādhu, bhante”ti kho so bhikkhu …pe… apucchi:
“Ko nu kho, bhante, rūpassa assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇaṃ; ko vedanāya … ko saññāya … ko saṅkhārānaṃ … ko viññāṇassa assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇan”ti?
“Yaṃ kho, bhikkhu, rūpaṃ paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ—ayaṃ rūpassa assādo. Yaṃ rūpaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ—ayaṃ rūpassa ādīnavo. Yo rūpasmiṃ chandarāgavinayo chandarāgappahānaṃ—idaṃ rūpassa nissaraṇaṃ. Yaṃ vedanaṃ paṭicca … yaṃ saññaṃ paṭicca … ye saṅkhāre paṭicca … yaṃ viññāṇaṃ paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ—ayaṃ viññāṇassa assādo. Yaṃ viññāṇaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ—ayaṃ viññāṇassa ādīnavo. Yo viññāṇasmiṃ chandarāgavinayo chandarāgappahānaṃ—idaṃ viññāṇassa nissaraṇan”ti.
“Sādhu, bhante”ti kho so bhikkhu bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā bhagavantaṃ uttariṃ pañhaṃ apucchi:
“Kathaṃ nu kho, bhante, jānato, kathaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī”ti?
“Yaṃ kiñci, bhikkhu, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Yā kāci vedanā … yā kāci saññā … ye keci saṅkhārā … yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Evaṃ kho, bhikkhu, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī”ti.
Tena kho pana samayena aññatarassa bhikkhuno evaṃ cetaso parivitakko udapādi:
“iti kira bho rūpaṃ anattā, vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ anattā; anattakatāni kammāni kathamattānaṃ phusissantī”ti.
Atha kho bhagavā tassa bhikkhuno cetasā ceto parivitakkamaññāya bhikkhū āmantesi:
“Ṭhānaṃ kho panetaṃ, bhikkhave, vijjati yaṃ idhekacco moghapuriso avidvā avijjāgato taṇhādhipateyyena cetasā satthusāsanaṃ atidhāvitabbaṃ maññeyya. ‘Iti kira, bho, rūpaṃ anattā, vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ anattā. Anattakatāni kammāni kathamattānaṃ phusissantī’ti? Paṭipucchāvinītā kho me tumhe, bhikkhave, tatra tatra tesu tesu dhammesu.
Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?
“Aniccaṃ, bhante”.
“Vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?
“Aniccaṃ, bhante”.
“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?
“Dukkhaṃ, bhante”.
“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“No hetaṃ, bhante”.
Tasmātiha …pe… evaṃ passaṃ …pe… nāparaṃ itthattāyāti pajānātī”ti.
“Dve khandhā taññeva siyaṃ,
adhivacanañca hetunā;
Sakkāyena duve vuttā,
assādaviññāṇakena ca;
Ete dasavidhā vuttā,
hoti bhikkhu pucchāyā”ti.
Dasamaṃ.