Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || LÀM LÀNH ĐƯỢC VUI - Kinh Thiện Hạnh (sucaritasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || LÀM LÀNH ĐƯỢC VUI - Kinh Thiện Hạnh (sucaritasuttaṃ)

Thứ bảy, 28/12/2024, 08:01 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 20.11.2024

LÀM LÀNH ĐƯỢC VUI

Kinh Thiện Hạnh (sucaritasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương X. Tương Ưng Càn Thát Bà – Phẩm Càn Thát Bà (S,iii,341)

Khi đề cập đến nhân duyên thọ sanh, Đức Phật dạy rõ về sở hành, ước muốn và cảnh giới tái sanh. Đây là những điểm mà một người tin nghiệp báo, luân hồi cần chiêm nghiệm. Ước muốn vô chừng; hạnh nghiệp bất định là nguyên nhân khiến dòng luân hồi khó biết. Có khi sự ước muốn chỉ là bản năng không thuộc lý tính mà sở hành thì không phân định nên pha tạp. Những ai hiểu rõ sự liên hệ mật thiết giữa ước muốn, hạnh nghiệp và cảnh giới thọ sanh sẽ có lập tâm tốt cho cuộc sống hằng ngày.

Kinh văn

 439. sāvatthinidānaṃ. ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca — “ko nu kho, bhante, hetu, ko paccayo, yena midhekacco kāyassa bhedā paraṃ maraṇā gandhabbakāyikānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjatī”ti? “idha, bhikkhu, ekacco kāyena sucaritaṃ carati, vācāya sucaritaṃ carati, manasā sucaritaṃ carati. tassa sutaṃ hoti — ‘gandhabbakāyikā devā dīghāyukā vaṇṇavanto sukhabahulā’ti. tassa evaṃ hoti — ‘aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā gandhabbakāyikānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyyan’ti. so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā gandhabbakāyikānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjati. ayaṃ kho, bhikkhu, hetu, ayaṃ paccayo, yena midhekacco kāyassa bhedā paraṃ maraṇā gandhabbakāyikānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjatī”ti. dutiyaṃ.

Nhân duyên ở Sàvatthi...

Khi đã ngồi xuống một bên, vị tỳ khưu ấy bạch Đức Thế Tôn rằng:

“Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì mà ở đây một số người sau khi thân hoại mạng chung thọ sanh cộng trú với chư thiên càn thát bà?”

[Đức Thế Tôn đáp:]

“Này Tỳ khưu, ở đây có người tạo tác thân thiện hạnh, tạo tác ngữ thiện hạnh, tạo tác ý thiện hạnh. Họ nghe nói như sau: "Chư thiên càn thát bà được thọ mạng lâu dài, dung sắc thù thắng, hưởng thọ nhiều lạc thú". Người ấy khởi niệm mong ước: ‘Nguyện sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ tái sinh cộng trú với chư thiên càn thát bà’. Vì vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy đã tái sinh cộng trú với chư thiên càn thát bà.

Này Tỳ khưu, đây chính là nhân, đây chính là duyên khiến một số người sau khi thân hoại mạng chung lại thọ sanh làm chư thiên càn thát bà”.

Chú Thích

Bài kinh này, có phần tương tự về nhân và duyên tái sanh như đề cập trong phẩm long chủng và kim sí điểu. Chỉ khác là chư thiên càn thát bà là chúng sanh trong cõi an lạc nên không có sự pha trộn giữa hai nghiệp thiện và bất thiện mà chỉ có “nghiệp trắng kết quả trắng”.

Nếu so sánh thì theo một số câu chuyện trong kinh, loài long chủng có tu tập trai giới và hành trì thiện pháp hơn là chư thiên càn thát bà có lẽ vì cuộc sống có khổ vui lẫn lộn.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.

II. Thiện Hành (S.iii,250)

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...

4) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại Gandhabba?

5) -- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại (chúng sanh) làm thiện hạnh về thân, làm thiện hạnh về lời nói, làm thiện hạnh về ý. Họ nghe nói như sau: "Chư Thiên thuộc loại Gandhabba được thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, hưởng thọ nhiều lạc".

6) Họ suy nghĩ như sau: "Ôi mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại Gandhabba!" Sau khi thân hoại mạng chung, họ được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại Gandhabba.

7) Do nhân này, do duyên này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại Gandhabba.

Sớ Giải

438-549. gandhabbakāyasaṃyutte mūlagandhe adhivatthāti yassa rukkhassa mūle gandho atthi, taṃ nissāya nibbattā. so hi sakalopi rukkho tesaṃ upakappati. sesapadesupi eseva nayo. gandhagandheti mūlādigandhānaṃ gandhe. yassa hi rukkhassa sabbesampi mūlādīnaṃ gandho atthi, so idha gandho nāma. tassa gandhassa gandhe, tasmiṃ adhivatthā. idha mūlādīni sabbāni tesaṃyeva upakappanti. so dātā hoti mūlagandhānanti so kāḷānusārikādīnaṃ mūlagandhānaṃ dātā hoti. evaṃ sabbapadesu attho veditabbo. evañhi sarikkhadānampi datvā patthanaṃ ṭhapenti, asarikkhadānampi. taṃ dassetuṃ so annaṃ detītiādi dasavidhaṃ dānavatthu vuttaṃ. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

438-549. Trong Gandhabbakāyasaṃyutta (Tương Ưng với Chư Thiên Gandhabbakāyikā), câu “trú ngụ trên mùi hương của rễ cây” có nghĩa là các chư thiên sinh ra dựa trên mùi hương từ rễ của một cây nào đó. Toàn bộ cây đó trở thành nơi nương tựa và phù hợp cho họ. Các trường hợp khác cũng được hiểu tương tự.

"Gandhagandhe" có nghĩa là mùi hương của tất cả các phần như rễ, lõi, nhựa, vỏ, lá, hoa và quả. Nếu một cái cây có mùi hương từ tất cả các phần này, thì đó được gọi là mùi hương (gandha). Các chư thiên trú ngụ trên mùi hương đó. Ở đây, tất cả các phần như rễ, lõi, vỏ và lá đều phù hợp cho họ.

"So dātā hoti mūlagandhānaṃ" có nghĩa là người đó là người cúng dường các mùi hương từ rễ cây, như những mùi hương của kāḷānusārika (một loại mùi hương rễ). Ý nghĩa này cũng được áp dụng tương tự trong các trường hợp khác.

Cách hiểu: Người cúng dường (dātā) có thể cúng những mùi hương phù hợp hoặc không phù hợp và đặt ý nguyện khi thực hiện sự cúng dường đó. Để làm rõ điều này, đoạn kinh nêu lên mười loại bố thí khác nhau, bắt đầu với câu: "Người đó cúng thức ăn" (so annaṃ deti).

Ý kiến bạn đọc