Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KIẾP SA MÔN LÀ TRỜI CAO TRỰC THƯỢNG - Kinh Giống Như Mặt Trăng (Candūpamasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KIẾP SA MÔN LÀ TRỜI CAO TRỰC THƯỢNG - Kinh Giống Như Mặt Trăng (Candūpamasuttaṃ)

Thứ tư, 20/09/2023, 06:56 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 19.9.2023

KIẾP SA MÔN LÀ TRỜI CAO TRỰC THƯỢNG

Kinh Giống Như Mặt Trăng (Candūpamasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương V. Tương Ưng Kassapa (Ca-diếp) (S.v,197)

Có câu, sự tương quan giữa con người với con người, là một trong những điều tế nhị nhất trong cuộc sống. Sự tương quan giữa hàng xuất gia và cư sĩ không là ngoại lệ. Đức Phật không dạy người tu phải tránh xa người cư sĩ, nhưng Ngài thường nhắc nhở, đó là sự liên hệ phải cẩn trọng và tránh những hệ luỵ, tạo nên tiêu cực cho cuộc tu. Vì người xuất gia có nhu cầu tứ sự, do người cư sĩ hộ trì nên dễ sanh ra những hiện tượng vướng mắc, tranh danh đoạt lợi, ái chấp, chiếm hữu. Tất cả vướng vấp đó làm hỏng giá trị cốt lõi của đời sống tu tập. Ở đây, Đức Thế Tôn dùng hình ảnh của mặt trăng trên bầu trời: đẹp, sáng, khả ái nhưng không vấn vương cột trói. Đó là hành trạng của sa môn, là cái đẹp của đời sống phạm hạnh.

Kinh văn

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘candūpamā, bhikkhave, kulāni upasaṅkamatha – apakasseva kāyaṃ, apakassa cittaṃ, niccanavakā kulesu appagabbhā. Seyyathāpi, bhikkhave, puriso jarudapānaṃ vā olokeyya pabbatavisamaṃ vā nadīviduggaṃ vā – apakasseva kāyaṃ, apakassa cittaṃ; evameva kho, bhikkhave, candūpamā kulāni upasaṅkamatha – apakasseva kāyaṃ, apakassa cittaṃ, niccanavakā kulesu appagabbhā’’.

‘‘Kassapo, bhikkhave, candūpamo kulāni upasaṅkamati – apakasseva kāyaṃ, apakassa cittaṃ, niccanavako kulesu appagabbho. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, kathaṃrūpo bhikkhu arahati kulāni upasaṅkamitu’’nti? ‘‘Bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā bhagavaṃnettikā bhagavaṃpaṭisaraṇā. Sādhu vata, bhante, bhagavantaṃyeva paṭibhātu etassa bhāsitassa attho. Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantī’’ti.

... Ngự Sāvatthi.

-- Này chư Tỳ Khưu, hãy tiếp xúc với người cư sĩ giống như mặt trăng; với sự thúc liễm thân và tâm; luôn luôn hành xử như người mới quen biết; chớ nên đường đột. Này chư Tỳ Khưu, ví như một người quan sát một giếng cũ, hay một dốc núi, một mé sông sâu phải cẩn trọng thân và tâm ý. Cũng vậy hãy cẩn thận khi tiếp xúc với người cư sĩ.

Này chư Tỳ Khưu, Kassapa tiếp xúc với người cư sĩ giống như mặt trăng; với sự thúc liễm thân và tâm; luôn luôn hành xử như người mới quen biết; không đường đột.

Này chư Tỳ Khưu, các Thầy nghĩ một tỳ khưu thế nào là xứng đáng khi lui tới những cư sĩ?

-- Bạch Đức Thế Tôn, đối với chúng con giáo pháp bắt nguồn từ Đức Thế Tôn, do Đức Thế Tôn hướng dẫn; Đức Thế Tôn là nơi nương tựa. Lành thay nếu Đức Thế Tôn dạy về ý nghĩa này. Nghe xong chư tỳ khưu sẽ thọ trì.

Atha kho bhagavā ākāse pāṇiṃ cālesi. ‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, ayaṃ ākāse pāṇi na sajjati na gayhati na bajjhati; evameva kho, bhikkhave, yassa kassaci bhikkhuno kulāni upasaṅkamato kulesu cittaṃ na sajjati na gayhati na bajjhati – ‘labhantu lābhakāmā, puññakāmā karontu puññānī’ti; yathāsakena lābhena attamano hoti sumano, evaṃ paresaṃ lābhena attamano hoti sumano; evarūpo kho, bhikkhave, bhikkhu arahati kulāni upasaṅkamituṃ.

‘‘Kassapassa, bhikkhave, kulāni upasaṅkamato kulesu cittaṃ na sajjati na gayhati na bajjhati – ‘labhantu lābhakāmā, puññakāmā karontu puññānī’ti; yathāsakena lābhena attamano hoti sumano; evaṃ paresaṃ lābhena attamano hoti sumano.

Lúc ấy Đức Thế Tôn vẫy bàn tay giữa hư không và dạy:

-- Này chư Tỳ Khưu, ví như giữa hư không bàn tay không bị nắm bắt, không bị vướng mắc, không bị trói buộc. Cũng vậy, một tỳ khưu lui tới với người cư sĩ tâm không bị nắm bắt, không vướng mắc, không bị trói buộc. Vị ấy nghĩ: “ai được cúng dường hãy nhận cúng dường; ai tạo công đức cứ tạo công đức”

Này chư Tỳ Khưu, Kassapa lui tới với người cư sĩ tâm không bị nắm bắt, không vướng mắc, không bị trói buộc. Vị ấy nghĩ: “ai được cúng dường hãy nhận cúng dường; ai tạo công đức cứ tạo công đức”. Vị ấy hoan hỷ, đẹp lòng khi vị khác được cúng dường giống như chính mình được cúng dường.

‘‘Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, kathaṃrūpassa bhikkhuno aparisuddhā dhammadesanā hoti, kathaṃrūpassa bhikkhuno parisuddhā dhammadesanā hotī’’ti? ‘‘Bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā bhagavaṃnettikā bhagavaṃpaṭisaraṇā. Sādhu vata, bhante, bhagavantaṃyeva paṭibhātu etassa bhāsitassa attho. Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantī’’ti. ‘‘Tena hi, bhikkhave, suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –

-- Này chư Tỳ Khưu,  các Thầy nghĩ một tỳ khưu thế nào là thuyết pháp thanh tịnh và thế nào là thuyết pháp không thanh tịnh?

-- Bạch Đức Thế Tôn, đối với chúng con giáo pháp bắt nguồn từ Đức Thế Tôn, do Đức Thế Tôn hướng dẫn; Đức Thế Tôn là nơi nương tựa. Lành thay nếu Đức Thế Tôn dạy về ý nghĩa này. Nghe xong chư tỳ khưu sẽ thọ trì.

-- Này chư Tỳ Khưu,  hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm. Ta sẽ nói.

-- Dạ vâng, bạch Đức Thế Tôn.

Chư tỳ khưu trả lời. Rồi Đức Thế Tôn dạy như sau:

‘‘Yo hi koci, bhikkhave, bhikkhu evaṃcitto paresaṃ dhammaṃ deseti – ‘aho vata me dhammaṃ suṇeyyuṃ, sutvā ca pana dhammaṃ pasīdeyyuṃ, pasannā ca me pasannākāraṃ kareyyu’nti; evarūpassa kho, bhikkhave, bhikkhuno aparisuddhā dhammadesanā hoti.

‘‘Yo ca kho, bhikkhave, bhikkhu evaṃcitto paresaṃ dhammaṃ deseti – ‘svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhīti. Aho, vata me dhammaṃ suṇeyyuṃ, sutvā ca pana dhammaṃ ājāneyyuṃ, ājānitvā ca pana tathattāya paṭipajjeyyu’nti. Iti dhammasudhammataṃ paṭicca paresaṃ dhammaṃ deseti, kāruññaṃ paṭicca anuddayaṃ paṭicca anukampaṃ upādāya paresaṃ dhammaṃ deseti. Evarūpassa kho, bhikkhave, bhikkhuno parisuddhā dhammadesanā hoti.

‘‘Kassapo, bhikkhave, evaṃcitto paresaṃ dhammaṃ deseti – ‘svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhīti. Aho, vata me dhammaṃ suṇeyyuṃ, sutvā ca pana dhammaṃ ājāneyyuṃ, ājānitvā ca pana tathattāya paṭipajjeyyu’nti. Iti dhammasudhammataṃ paṭicca paresaṃ dhammaṃ deseti, kāruññaṃ paṭicca anuddayaṃ paṭicca anukampaṃ upādāya paresaṃ dhammaṃ deseti. Kassapena vā hi vo, bhikkhave, ovadissāmi yo vā panassa kassapasadiso, ovaditehi ca pana vo tathattāya paṭipajjitabba’’nti.

-- Này chư Tỳ Khưu, một tỳ khưu thuyết pháp cho người khác với ý nghĩ: “Mong họ lắng nghe Pháp ta giảng. Sau khi nghe phát khởi niềm tin ở Pháp. Có niềm tin như vậy họ sẽ có niềm tin ở ta”. Như vậy là thuyết pháp không thanh tịnh.

-- Này chư Tỳ Khưu, một tỳ khưu thuyết pháp cho người khác với ý nghĩ: “Chánh pháp được Đức Thế Tôn khéo giảng, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, có hiệu năng hướng thượng, được người trí tự thân chứng ngộ. Mong họ lắng nghe ta nói. Sau khi nghe lãnh hội được. Sau khi lãnh hội áp dụng đúng cách”.  Như vậy vị ấy thuyết pháp vì sự cao quý của pháp, vì sự lân mẫn, từ mẫn, bi mẫn cho tha nhân. Này chư Tỳ Khưu, như vậy là sự thuyết pháp thanh tịnh.

Này chư Tỳ Khưu, Kassapa thuyết pháp cho người khác với ý nghĩ: “Chánh pháp được Đức Thế Tôn khéo giảng, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, có hiệu năng hướng thượng, được người trí tự thân chứng ngộ. Mong họ lắng nghe ta nói. Sau khi nghe lãnh hội được. Sau khi lãnh hội áp dụng đúng cách”.  Như vậy vị ấy thuyết pháp vì sự cao quý của pháp, vì sự lân mẫn, từ mẫn, bi mẫn cho tha nhân.

Này chư Tỳ Khưu, Ta đã lấy Kassapa hoặc những người tương tự làm gương để huấn thị các Thầy. Được huấn thị hãy thực hành theo như vậy.

Chú Thích

Sớ Giải minh hoạ ý nghĩa: như mặt trăng trên bầu trời, không có tạo nên sự mật thiết, vướng mắc, ham muốn, chiếm hữu đối với bất cứ ai. Tuy vậy mặt trăng vẫn khả ái, làm hân hoan nhiều người. Vị xuất gia nên như vậy khi lui tới tiếp xúc với người cư sĩ. Xa hơn nữa, ánh trăng rằm xua tan bóng tối, thì vị tỳ khưu nên dùng ánh sáng của tri kiến chân chánh, xua tan những hệ luỵ phiền não của bản thân và hàng cư sĩ.

Sớ Giải chú thích chữ apakassa đồng nghĩa với chữ apakassitvā và apanetvā, có nghĩa là nghiêng về phía sau lưng, như một người đi xuống dốc núi hay bờ song, cần nghiêng về phía sau để giữ thăng bằng. Ở đây, hàm ý một tỳ khưu lui tới với người cư sĩ, cần thúc liễm thân tâm để tránh sự ái luyến và vướng mắc.

Theo Sớ Giải thì câu: “bhagavā ākāse pāṇiṃ cālesi - Đức Thế Tôn vẫy tay giữa hư không” là một hình ảnh đặc biệt (asambhinnapada) không tìm thấy bất cứ nơi nào khác trong Tam Tạng giáo điển.

Câu “ai được cúng dường hãy nhận cúng dường; ai tạo công đức cứ tạo công đức (labhantu lābhakāmā, puññakāmā karontu puññānī’ti) là ý nghĩ với tâm tùy hỷ (muditā) không ganh tị, đố kỵ khi thấy người cư sĩ cúng dường cho những tỳ khưu khác.

Câu “Mong họ lắng nghe Pháp ta giảng. Sau khi nghe phát khởi niềm tin ở Pháp. Có niềm tin như vậy họ sẽ có niềm tin ở ta” có cụm từ pasannākāraṃ kareyyuṃ được Sớ Giải chú thích là: người thuyết pháp mang ý nghĩ, dùng sự thuyết pháp để người khác tin tưởng và hoan hỷ đối với mình, và rồi sẽ cúng dường tứ sự.

Câu: Như vậy vị ấy thuyết pháp vì sự cao quý của pháp, vì sự bi mẫn, từ mẫn, lân mẫn cho tha nhân. ( Kāruññaṃ paṭicca anudayaṃ paṭicca anukampaṃ upādāya) theo Sớ Giải thì bi mẫn (kāruññaṃ)  là mong cho người hết khổ; từ mẫn (anudayaṃ) là mong cho người được an lạc; lân mẫn (anukampaṃ) là mong cho người được lợi ích.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

3. Candūpamasuttaṃ

146. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘candūpamā, bhikkhave, kulāni upasaṅkamatha – apakasseva kāyaṃ, apakassa cittaṃ, niccanavakā kulesu appagabbhā [appagabbā (ka.)]. Seyyathāpi, bhikkhave, puriso jarudapānaṃ vā olokeyya pabbatavisamaṃ vā nadīviduggaṃ vā – apakasseva kāyaṃ, apakassa cittaṃ; evameva kho, bhikkhave, candūpamā kulāni upasaṅkamatha – apakasseva kāyaṃ, apakassa cittaṃ, niccanavakā kulesu appagabbhā’’.

‘‘Kassapo, bhikkhave, candūpamo kulāni upasaṅkamati – apakasseva kāyaṃ, apakassa cittaṃ, niccanavako kulesu appagabbho. Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, kathaṃrūpo bhikkhu arahati kulāni upasaṅkamitu’’nti? ‘‘Bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā bhagavaṃnettikā bhagavaṃpaṭisaraṇā. Sādhu vata, bhante, bhagavantaṃyeva paṭibhātu etassa bhāsitassa attho. Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantī’’ti.

Atha kho bhagavā ākāse pāṇiṃ cālesi. ‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, ayaṃ ākāse pāṇi na sajjati na gayhati na bajjhati; evameva kho, bhikkhave, yassa kassaci bhikkhuno kulāni upasaṅkamato kulesu cittaṃ na sajjati na gayhati na bajjhati – ‘labhantu lābhakāmā, puññakāmā karontu puññānī’ti; yathāsakena lābhena attamano hoti sumano, evaṃ paresaṃ lābhena attamano hoti sumano; evarūpo kho, bhikkhave, bhikkhu arahati kulāni upasaṅkamituṃ.

‘‘Kassapassa, bhikkhave, kulāni upasaṅkamato kulesu cittaṃ na sajjati na gayhati na bajjhati – ‘labhantu lābhakāmā, puññakāmā karontu puññānī’ti; yathāsakena lābhena attamano hoti sumano; evaṃ paresaṃ lābhena attamano hoti sumano.

‘‘Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, kathaṃrūpassa bhikkhuno aparisuddhā dhammadesanā hoti, kathaṃrūpassa bhikkhuno parisuddhā dhammadesanā hotī’’ti? ‘‘Bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā bhagavaṃnettikā bhagavaṃpaṭisaraṇā. Sādhu vata, bhante, bhagavantaṃyeva paṭibhātu etassa bhāsitassa attho. Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantī’’ti. ‘‘Tena hi, bhikkhave, suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –

‘‘Yo hi koci, bhikkhave, bhikkhu evaṃcitto paresaṃ dhammaṃ deseti – ‘aho vata me dhammaṃ suṇeyyuṃ, sutvā ca pana dhammaṃ pasīdeyyuṃ, pasannā ca me pasannākāraṃ kareyyu’nti; evarūpassa kho, bhikkhave, bhikkhuno aparisuddhā dhammadesanā hoti.

‘‘Yo ca kho, bhikkhave, bhikkhu evaṃcitto paresaṃ dhammaṃ deseti – ‘svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhīti [viññūhi (?)]. Aho, vata me dhammaṃ suṇeyyuṃ, sutvā ca pana dhammaṃ ājāneyyuṃ, ājānitvā ca pana tathattāya paṭipajjeyyu’nti. Iti dhammasudhammataṃ paṭicca paresaṃ dhammaṃ deseti, kāruññaṃ paṭicca anuddayaṃ [anudayaṃ (bahūsu) dvittakāraṇaṃ pana gavesitabbaṃ] paṭicca anukampaṃ upādāya paresaṃ dhammaṃ deseti. Evarūpassa kho, bhikkhave, bhikkhuno parisuddhā dhammadesanā hoti.

‘‘Kassapo, bhikkhave, evaṃcitto paresaṃ dhammaṃ deseti – ‘svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhīti. Aho, vata me dhammaṃ suṇeyyuṃ, sutvā ca pana dhammaṃ ājāneyyuṃ, ājānitvā ca pana tathattāya paṭipajjeyyu’nti. Iti dhammasudhammataṃ paṭicca paresaṃ dhammaṃ deseti, kāruññaṃ paṭicca anuddayaṃ paṭicca anukampaṃ upādāya paresaṃ dhammaṃ deseti. Kassapena vā hi vo, bhikkhave, ovadissāmi yo vā panassa kassapasadiso, ovaditehi ca pana vo tathattāya paṭipajjitabba’’nti. Tatiyaṃ.

3. Candūpamasuttavaṇṇanā

146. Tatiye candūpamāti candasadisā hutvā. Kiṃ parimaṇḍalatāya? No, apica kho yathā cando gaganatalaṃ pakkhandamāno na kenaci saddhiṃ santhavaṃ vā sinehaṃ vā ālayaṃ vā nikantiṃ vā patthanaṃ vā pariyuṭṭhānaṃ vā karoti, na ca na hoti mahājanassa piyo manāpo, tumhepi evaṃ kenaci saddhiṃ santhavādīnaṃ akaraṇena bahujanassa piyā manāpā candūpamā hutvā khattiyakulādīni cattāri kulāni upasaṅkamathāti attho. Apica yathā cando andhakāraṃ vidhamati, ālokaṃ pharati, evaṃ kilesandhakāravidhamanena ñāṇālokapharaṇena cāpi candūpamā hutvāti evamādīhipi nayehi ettha attho daṭṭhabbo.

Apakasseva kāyaṃ apakassa cittanti teneva santhavādīnaṃ akaraṇena kāyañca cittañca apakassitvā, apanetvāti attho. Yo hi bhikkhu araññepi na vasati, kāmavitakkādayopi vitakketi, ayaṃ neva kāyaṃ apakassati, na cittaṃ. Yo hi araññepi kho viharati, kāmavitakkādayo pana vitakketi, ayaṃ kāyameva apakassati, na cittaṃ. Yo gāmante vasati, kāmavitakkādayopi kho na ca vitakketi, ayaṃ cittameva apakassati, na kāyaṃ. Yo pana araññe ceva vasati, kāmavitakkādayo ca na vitakketi, ayaṃ ubhayampi apakassati. Evarūpā hutvā kulāni upasaṅkamathāti dīpento ‘‘apakasseva kāyaṃ apakassa citta’’nti āha.

Niccanavakāti niccaṃ navakāva, āgantukasadisā eva hutvāti attho. Āgantuko hi paṭipāṭiyā sampattagehaṃ pavisitvā sace naṃ gharasāmikā disvā, ‘‘amhākaṃ puttabhātaro vippavāsaṃ gatā evaṃ vicariṃsū’’ti anukampamānā nisīdāpetvā bhojenti, bhuttamattoyeva ‘‘tumhākaṃ bhājanaṃ gaṇhathā’’ti uṭṭhāya pakkamati, na tehi saddhiṃ santhavaṃ vā karoti, na kiccakaraṇīyāni vā saṃvidahati, evaṃ tumhepi paṭipāṭiyā sampattagharaṃ pavisitvā yaṃ iriyāpathesu pasannā manussā denti, taṃ gahetvā chinnasanthavā, tesaṃ kiccakaraṇīye abyāvaṭā hutvā nikkhamathāti dīpeti.

Imassa pana niccanavakabhāvassa āvibhāvatthaṃ dvebhātikavatthu kathetabbaṃ – vasāḷanagaragāmato kira dve bhātikā nikkhamitvā pabbajitā, te cūḷanāgatthero ca mahānāgatthero cāti paññāyiṃsu. Te cittalapabbate tiṃsa vassāni vasitvā arahattaṃ pattā ‘‘mātaraṃ passissāmā’’ti āgantvā vasāḷanagaravihāre vasitvā punadivase mātugāmaṃ piṇḍāya pavisiṃsu. Mātāpi tesaṃ uḷuṅkena yāguṃ nīharitvā ekassa patte ākiri. Tassā taṃ olokayamānāya puttasineho uppajji. Atha naṃ āha – ‘‘tvaṃ, tāta, mayhaṃ putto mahānāgo’’ti. Thero ‘‘pacchimaṃ theraṃ puccha upāsike’’ti vatvā pakkāmi. Pacchimatherassapi yāguṃ datvā, ‘‘tāta, tvaṃ mayhaṃ putto cūḷanāgo’’ti pucchi? Thero ‘‘kiṃ, upāsike, purimaṃ theraṃ na pucchasī’’ti? Vatvā pakkāmi. Evaṃ mātarāpi saddhiṃ chinnasanthavo bhikkhu niccanavako nāma hoti.

Appagabbhāti na pagabbhā, aṭṭhaṭṭhānena kāyapāgabbhiyena, catuṭṭhānena vacīpāgabbhiyena, anekaṭṭhānena manopāgabbhiyena ca virahitāti attho. Aṭṭhaṭṭhānaṃ kāyapāgabbhiyaṃ nāma saṅghagaṇapuggala-bhojanasālā-jantāgharanahānatittha-bhikkhācāramagga-antaragharappavesanesu kāyena appatirūpakaraṇaṃ. Seyyathidaṃ – idhekacco saṅghamajjhe pallatthikāya vā nisīdati pāde pādaṃ ādhāyitvā vāti evamādi (mahāni. 165). Tathā gaṇamajjhe. Gaṇamajjheti catuparisasannipāte vā suttantikagaṇādisannipāte vā. Tathā vuḍḍhatare puggale. Bhojanasālāya pana vuḍḍhānaṃ āsanaṃ na deti, navānaṃ āsanaṃ paṭibāhati. Tathā jantāghare. Vuḍḍhe cettha anāpucchā aggijalanādīni karoti. Nhānatitthe ca yadidaṃ ‘‘daharo vuḍḍhoti pamāṇaṃ akatvā āgatapaṭipāṭiyā nhāyitabba’’nti vuttaṃ, tampi anādiyanto pacchā āgantvā udakaṃ otaritvā vuḍḍhe ca nave ca bādhati. Bhikkhācāramagge pana aggāsanaaggodakaaggapiṇḍānaṃ atthāya purato gacchati bāhāya bāhaṃ paharanto. Antaragharappavesane vuḍḍhehi paṭhamataraṃ pavisati, daharehi saddhiṃ kāyakīḷanakaṃ karotīti evamādi.

Catuṭṭhānaṃ vacīpāgabbhiyaṃ nāma saṅghagaṇapuggalaantaragharesu appatirūpavācānicchāraṇaṃ. Seyyathidaṃ – idhekacco saṅghamajjhe anāpucchā dhammaṃ bhāsati. Tathā pubbe vuttappakārassa gaṇassa majjhe puggalassa ca santike, tattheva manussehi pañhaṃ puṭṭho vuḍḍhataraṃ anāpucchā vissajjeti. Antaraghare pana ‘‘itthannāme kiṃ atthi? Kiṃ yāgu, udāhu khādanīyaṃ bhojanīyaṃ? Kiṃ me dassasi? Kiṃ ajja khādissāma? Kiṃ bhuñjissāma? Kiṃ pivissāmā’’tiādīni bhāsati.

Anekaṭṭhānaṃ manopāgabbhiyaṃ nāma tesu tesu ṭhānesu kāyavācāhi ajjhācāraṃ anāpajjitvāpi manasāva kāmavitakkādīnaṃ vitakkanaṃ. Apica dussīlasseva sato ‘‘sīlavāti maṃ jano jānātū’’ti evaṃ pavattā pāpicchatāpi manopāgabbhiyaṃ. Iti sabbesampi imesaṃ pāgabbhiyānaṃ abhāvena appagabbhā hutvā upasaṅkamathāti vadati.

Jarudapānanti jiṇṇakūpaṃ. Pabbatavisamanti pabbate visamaṃ papātaṭṭhānaṃ. Nadīvidugganti nadiyā viduggaṃ chinnataṭaṭṭhānaṃ. Apakasseva kāyanti tādisāni ṭhānāni yo khiḍḍādipasuto kāyaṃ anapakassa ekatobhāriyaṃ akatvāva vāyupatthambhakaṃ aggāhāpetvā cittampi anapakassa ‘‘ettha patito hatthapādabhañjanādīni pāpuṇātī’’ti anādīnavadassāvitāya anubbejetvā sampiyāyamāno oloketi, so patitvā hatthapādabhañjanādianatthaṃ pāpuṇāti. Yo pana udakatthiko vā aññena vā kenaci kiccena oloketukāmo kāyaṃ apakassa ekato bhāriyaṃ katvā vāyupatthambhakaṃ gāhāpetvā, cittampi apakassa ādīnavadassanena saṃvejetvā oloketi, so na patati, yathāruciṃ oloketvā sukhī yenakāmaṃ pakkamati.

Evameva khoti ettha idaṃ opammasaṃsandanaṃ – jarudapānādayo viya hi cattāri kulāni, olokanapuriso viya bhikkhu. Yathā anapakaṭṭhakāyacitto tāni olokento puriso tattha patati, evaṃ arakkhitehi kāyādīhi kulāni upasaṅkamanto bhikkhu kulesu bajjhati, tato nānappakāraṃ sīlapādabhañjanādianatthaṃ pāpuṇāti. Yathā pana apakaṭṭhakāyacitto puriso tattha na patati, evaṃ rakkhiteneva kāyena rakkhitehi cittehi rakkhitāya vācāya suppaṭṭhitāya satiyā apakaṭṭhakāyacitto hutvā kulāni upasaṅkamanto bhikkhu kulesu na bajjhati. Athassa yathā tattha apatitassa purisassa, na pādā bhañjanti, evaṃ sīlapādo na bhijjati. Yathā hatthā na bhañjanti, evaṃ saddhāhattho na bhijjati. Yathā kucchi na bhijjati, evaṃ samādhikucchi na bhijjati. Yathā sīsaṃ na bhijjati, evaṃ ñāṇasīsaṃ na bhijjati, yathā ca taṃ khāṇukaṇṭakādayo na vijjhanti, evamimaṃ rāgakaṇṭakādayo na vijjhanti. Yathā so nirupaddavo yathāruci oloketvā sukhī yenakāmaṃ pakkamati, evaṃ bhikkhu kulāni nissāya cīvarādayo paccaye paṭisevanto kammaṭṭhānaṃ vaḍḍhetvā saṅkhāre sammasanto arahattaṃ patvā lokuttarasukhena sukhito yenakāmaṃ agatapubbaṃ nibbānadisaṃ gacchati.

Idāni yo hīnādhimuttiko micchāpaṭipanno evaṃ vadeyya ‘‘sammāsambuddho ‘tividhaṃ pāgabbhiyaṃ pahāya niccanavakattena candūpamā kulāni upasaṅkamathā’ti vadanto aṭṭhāne ṭhapeti, asayhaṃ bhāraṃ āropeti, yaṃ na sakkā kātuṃ taṃ kāretī’’ti, tassa vādapathaṃ pacchinditvā, ‘‘sakkā evaṃ kātuṃ, atthi evarūpo bhikkhū’’ti dassento kassapo, bhikkhavetiādimāha.

Ākāse pāṇiṃ cālesīti nīle gaganantare yamakavijjutaṃ cārayamāno viya heṭṭhābhāgaṃ uparibhāgaṃ ubhatopassesu pāṇiṃ sañcāresi. Idañca pana tepiṭake buddhavacane asambhinnapadaṃ nāma. Attamanoti tuṭṭhacitto sakamano, na domanassena pacchinditvā gahitamano. Kassapassa, bhikkhaveti idampi purimanayeneva paravādaṃ pacchinditvā atthi evarūpo bhikkhūti dassanatthaṃ vuttaṃ.

Pasannākāraṃ kareyyunti cīvarādayo paccaye dadeyyuṃ. Tathattāya paṭipajjeyyunti sīlassa āgataṭṭhāne sīlaṃ pūrayamānā, samādhivipassanā maggaphalānaṃ āgataṭṭhāne tāni tāni sampādayamānā tathābhāvāya paṭipajjeyyuṃ. Anudayanti rakkhaṇabhāvaṃ. Anukampanti muducittataṃ. Ubhayañcetaṃ kāruññasseva vevacanaṃ. Kassapo, bhikkhaveti idampi purimanayeneva paravādaṃ pacchinditvā atthi evarūpo bhikkhūti dassanatthaṃ vuttaṃ. Kassapena vāti ettha candopamādivasena yojanaṃ katvā purimanayeneva attho veditabbo. Tatiyaṃ.

Ý kiến bạn đọc