Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHUYNH HƯỚNG TIỀM ẨN TẠO NÊN CON NGƯỜI - Kinh Một Tỳ Khưu Nọ (Aññatarabhikkhusuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHUYNH HƯỚNG TIỀM ẨN TẠO NÊN CON NGƯỜI - Kinh Một Tỳ Khưu Nọ (Aññatarabhikkhusuttaṃ)

Thứ tư, 27/03/2024, 11:48 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 27.3.2023

Kinh Không Phải Của Các Thầy II (Dutiyanatumhākasutta)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Không Phải Của Các Thầy (S,iii,34)

Bài kinh này có ý nghĩa giống như bài kinh trước, kinh số 279. Điều khác biệt duy nhất là không có thí dụ về những chiếc lá trong sân chùa. Một lần nữa, đây cũng là trường hợp điển hình cho thấy tính cách bảo thủ trong việc kết tập và trùng tuyên Tam Tạng, với chủ trương bảo lưu trọn vẹn chứ không lược bớt một số kinh có nội dung trùng lập.

KHUYNH HƯỚNG TIỀM ẨN TẠO NÊN CON NGƯỜI

Kinh Một Tỳ Khưu Nọ (Aññatarabhikkhusuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Không Phải Của Các Thầy (S,iii,35)

Người ta thường được nhận biết qua sự thể hiện bên ngoài như ngoại hình, tài năng, học vị … Đức Phật dạy có những khuynh hướng sâu kín trong tâm, tuy vô hình nhưng dẫn đạo cuộc sống cá nhân và từ đó, tạo nên con người. Những khuynh hướng này thường vô hình, tế nhị, thường khó nhận dạng nhưng lại có ảnh hưởng lớn. Rốt cuộc thì chính mỗi người phải tự nhận biết khuynh hướng nội tại của bản thân vốn ẩn khuất khó thấy, khó biết.

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

Atha kho aññataro bhikkhu yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca: “sādhu me, bhante, bhagavā saṅkhittena dhammaṃ desetu; yamahaṃ bhagavato dhammaṃ sutvā eko vūpakaṭṭho, appamatto ātāpī pahitatto vihareyyan”ti.

Nhân duyên ở Sāvatthi.

Bấy giờ, có một vị tỳ khưu đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Vì tỳ khưu ấy bạch rằng:

—Bạch Đức Thế Tôn, tốt lành thay Đức Thế Tôn thuyết pháp cô đọng súc tích cho con! Sau khi nghe thuyết pháp, con sẽ sống một mình, tịnh cư, nhiệt tâm, tinh cần, không xao lãng.

“Yaṃ kho, bhikkhu, anuseti, tena saṅkhaṃ gacchati; yaṃ nānuseti, na tena saṅkhaṃ gacchatī”ti.

“Aññātaṃ, bhagavā, aññātaṃ, sugatā”ti.

“Yathā kathaṃ pana tvaṃ, bhikkhu, mayā saṅkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ ājānāsī”ti?

—Này Tỳ khưu, khi người ta có khuynh hướng tiềm tàng nào, thời định hình theo khuynh hướng ấy. Khi người ta không có khuynh hướng tiềm tàng nào, thời không định hình theo khuynh hướng ấy.

—Bạch Đức Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu.

—Này Tỳ khưu, Thầy hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi điều Ta nói một cách ngắn gọn như thế nào?

“Rūpañce, bhante, anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Vedanañce anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Saññañce anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Saṅkhāre ce anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Viññāṇañce anuseti tena saṅkhaṃ gacchati.

—Bạch Thế Tôn, nếu có khuynh hướng tiềm tàng đối với sắc thì định hình theo điều ấy. Nếu có khuynh hướng tiềm tàng đối với thọ thì định hình theo điều ấy. Nếu có khuynh hướng tiềm tàng đối với tưởng thì định hình theo điều ấy. Nếu có khuynh hướng tiềm tàng đối với các hành thì định hình theo điều ấy. Nếu có khuynh hướng tiềm tàng đối với thức thì định hình theo điều ấy.

Rūpañce, bhante, nānuseti na tena saṅkhaṃ gacchati. Vedanañce … saññañce … saṅkhāre ce … viññāṇañce nānuseti na tena saṅkhaṃ gacchati.

Imassa khvāhaṃ, bhante, bhagavatā saṅkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmī”ti.

—Bạch Thế Tôn, nếu không có khuynh hướng tiềm tàng đối với sắc thì không định hình theo điều ấy. Nếu không có khuynh hướng tiềm tàng đối với thọ thì không định hình theo điều ấy. Nếu không có khuynh hướng tiềm tàng đối với tưởng thì không định hình theo điều ấy. Nếu không có khuynh hướng tiềm tàng đối với các hành thì không định hình theo điều ấy. Nếu không có khuynh hướng tiềm tàng đối với thức thì không định hình theo điều ấy. Bạch Thế Tôn, với lời nói cô đọng của Đức Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

“Sādhu sādhu, bhikkhu. Sādhu kho tvaṃ, bhikkhu, mayā saṅkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ ājānāsi.

Rūpañce, bhikkhu, anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Vedanañce … saññañce … saṅkhāre ce … viññāṇañce anuseti tena saṅkhaṃ gacchati.

Rūpañce, bhikkhu, nānuseti na tena saṅkhaṃ gacchati. Vedanañce … saññañce … saṅkhāre ce … viññāṇañce nānuseti na tena saṅkhaṃ gacchati.

Imassa kho, bhikkhu, mayā saṅkhittena, bhāsitassa evaṃ vitthārena attho daṭṭhabbo”ti.

—Tốt lắm, tốt lắm, này Tỳ khưu, với lời nói cô đọng của Ta, Thầy hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

Nếu có khuynh hướng tiềm tàng đối với sắc thì định hình theo điều ấy. Nếu có khuynh hướng tiềm tàng đối với thọ thì định hình theo điều ấy. Nếu có khuynh hướng tiềm tàng đối với tưởng thì định hình theo điều ấy. Nếu có khuynh hướng tiềm tàng đối với các hành thì định hình theo điều ấy. Nếu có khuynh hướng tiềm tàng đối với thức thì định hình theo điều ấy.

Nếu không có khuynh hướng tiềm tàng đối với sắc thì không định hình theo điều ấy. Nếu không có khuynh hướng tiềm tàng đối với thọ thì không định hình theo điều ấy. Nếu không có khuynh hướng tiềm tàng đối với tưởng thì không định hình theo điều ấy. Nếu không có khuynh hướng tiềm tàng đối với các hành thì không định hình theo điều ấy. Nếu không có khuynh hướng tiềm tàng đối với thức thì không định hình theo điều ấy. Bạch Thế Tôn, với lời nói cô đọng của Đức Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

Này Tỳ khưu, với lời nói cô đọng này của Ta, Thầy cần hiểu một cách rộng rãi như vậy.

Atha kho so bhikkhu bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā pakkāmi.

Atha kho so bhikkhu eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva—yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti, tadanuttaraṃ—brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi.

“Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā”ti abbhaññāsi. Aññataro ca pana so bhikkhu arahataṃ ahosīti.

Rồi vị tỳ khưu ấy, sau khi hoan hỷ tín thọ lời dạy của Đức Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, thân phía phải hướng về Ngài rồi ra đi.

Và vị tỳ khưu ấy sống một mình, tịnh cư, nhiệt tâm, tinh cần, không xao lãng, không bao lâu chứng được mục đích mà một thiện gia nam tử chân chánh xuất gia, từ bỏ thế tục, sống không gia đình hướng đến là vô thượng cứu cánh phạm hạnh. Vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Vị tỳ khưu ấy đã trở thành một trong những vị vô sanh ứng cúng.

 

 

Chú Thích

Câu Phật ngôn “Yam kho bhikkhu anuseti tena sankham gacchati” tương đối khó dịch. Chữ “anuseti” – khuynh hướng tiềm ẩn – theo Sớ giải, chỉ cho 7 pháp tiềm miên (anusaya) hay nói ngắn gọn hơn là ham muốn, sân hận, si mê. Sớ giải cũng nói rằng, chính khuynh hướng tiềm tàng là yếu tố để gọi một người là người tham lam, người sân độc, … khi không có khuynh hướng tiềm tàng thì không nhận diện như vậy. Có thể hiểu nôm na “khuynh hướng tiềm ẩn tạo nên con người”.

Trong cách hiểu xa hơn, thì chính những khuynh hướng tiềm ẩn tạo nên những con người như người háo sắc, người cảm tính, người hiếu động, người nặng thị hiếu …

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

3. Aññatarabhikkhusutta

35. Sāvatthinidānaṃ.

Atha kho aññataro bhikkhu yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca: “sādhu me, bhante, bhagavā saṅkhittena dhammaṃ desetu; yamahaṃ bhagavato dhammaṃ sutvā eko vūpakaṭṭho, appamatto ātāpī pahitatto vihareyyan”ti.

“Yaṃ kho, bhikkhu, anuseti, tena saṅkhaṃ gacchati; yaṃ nānuseti, na tena saṅkhaṃ gacchatī”ti.

“Aññātaṃ, bhagavā, aññātaṃ, sugatā”ti.

“Yathā kathaṃ pana tvaṃ, bhikkhu, mayā saṅkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ ājānāsī”ti?

“Rūpañce, bhante, anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Vedanañce anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Saññañce anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Saṅkhāre ce anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Viññāṇañce anuseti tena saṅkhaṃ gacchati.

Rūpañce, bhante, nānuseti na tena saṅkhaṃ gacchati. Vedanañce … saññañce … saṅkhāre ce … viññāṇañce nānuseti na tena saṅkhaṃ gacchati.

Imassa khvāhaṃ, bhante, bhagavatā saṅkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmī”ti.

“Sādhu sādhu, bhikkhu. Sādhu kho tvaṃ, bhikkhu, mayā saṅkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ ājānāsi.

Rūpañce, bhikkhu, anuseti tena saṅkhaṃ gacchati. Vedanañce … saññañce … saṅkhāre ce … viññāṇañce anuseti tena saṅkhaṃ gacchati.

Rūpañce, bhikkhu, nānuseti na tena saṅkhaṃ gacchati. Vedanañce … saññañce … saṅkhāre ce … viññāṇañce nānuseti na tena saṅkhaṃ gacchati.

Imassa kho, bhikkhu, mayā saṅkhittena, bhāsitassa evaṃ vitthārena attho daṭṭhabbo”ti.

Atha kho so bhikkhu bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā pakkāmi.

Atha kho so bhikkhu eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva—yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti, tadanuttaraṃ—brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi.

“Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā”ti abbhaññāsi. Aññataro ca pana so bhikkhu arahataṃ ahosīti.

Tatiyaṃ.

Ý kiến bạn đọc