Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHÔNG THỂ TU MÀ THIẾU HIỂU BIẾT - Kinh Số 174, 175 và 176

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHÔNG THỂ TU MÀ THIẾU HIỂU BIẾT - Kinh Số 174, 175 và 176

Thứ năm, 09/11/2023, 18:32 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 8.11.2023

KHÔNG THỂ TU MÀ THIẾU HIỂU BIẾT

Kinh Số 174, 175 và 176

Người thế gian gọi những người sành sỏi là kẻ hiểu đời, như ý trong câu thơ của Truyện Kiều: nghề chơi cũng lắm công phu. Nhưng cái hiểu kiểu đó rất phiến diện theo Phật Pháp. Chỉ hiểu cái mình thích, hay vị ngọt, thì có thể nói là cái biết nữa vời. Phải hiểu hiểm hoạ cũng như phương cách vượt thoát mới thật sự là hiểu. Như một người đi rừng, hiểu rõ những gì có thể thu lượm được, mà cũng cần hiểu hiểm hoạ và con đường vượt thoát, thì mới gọi là người thật sự có đủ kiến văn để sống tốt đẹp giữa cuộc tử sanh.

Kinh Sa Môn, Bà La Môn (Samaṇabrāhmaṇasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương VI. Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính – Phẩm Thứ Ba (S.ii,236)

Kinh văn

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā lābhasakkārasilokassa assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ nappajānanti, na me te, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu vā samaṇasammatā brāhmaṇesu vā brāhmaṇasammatā, na ca pana te āyasmantā sāmaññatthaṃ vā brahmaññatthaṃ vā diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharanti. Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā lābhasakkārasilokassa assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ pajānanti, te ca kho me, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu ceva samaṇasammatā brāhmaṇesu ca brāhmaṇasammatā, te ca panāyasmanto sāmaññatthañca brahmaññatthañca diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī’’ti.

... Ngự tại Sāvatthi.

-- Hỡi chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào không biết chân xác vị ngọt, nguy hại, cách vượt thoát đối với lợi lộc, vinh dự, danh tiếng thì Ta không xem những sa môn, bà la môn ấy, là người tu hành đích thực giữa những người tu hành; những tu sĩ ấy không thể tự mình chứng ngộ thắng trí, đạt đến và vững trú mục đích của sa môn hạnh hay bà la môn hạnh, ngay trong kiếp hiện tại.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào biết chân xác vị ngọt, nguy hại, cách vượt thoát đối với lợi lộc, vinh dự, danh tiếng thì Ta xem những sa môn, bà la môn ấy là người tu hành đích thực giữa những người tu hành; những tu sĩ ấy có thể tự mình chứng ngộ thắng trí, đạt đến và vững trú mục đích của sa môn hạnh hay bà la môn hạnh, ngay trong kiếp hiện tại.

Chú Thích

Sa môn trong văn hoá Ấn Độ, là những vị từ bỏ gia đình, không thủ đắc tài sản, tu tập nội tại. Trong lúc, tu sĩ bà la môn thường là người nghiêng nặng về học hỏi kinh điển, cúng tụng, và thường có đời sống như người cư sĩ.

Ba khía cạnh vị ngọt, nguy hại và sự vượt thoát đối với dục lạc, thường được xem là ba phương diện hiểu biết thật sự về cuộc sống. Chỉ có hiểu rõ cả ba mới thật sự “hiểu đời”.

Kinh Sa Môn, Bà La Môn II (Dutiyasamaṇabrāhmaṇasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương VI. Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính – Phẩm Thứ Ba (S.ii,236)

sāvatthiyaṃ viharati ... pe ... “ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā lābhasakkārasilokassa samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ nappajānanti ... pe ... pajānanti ... pe ... sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī”ti. chaṭṭhaṃ.

... Ngự tại Sāvatthi.

-- Hỡi chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào không biết chân xác sự tập khởi, sự hoại diệt, vị ngọt, nguy hại, cách vượt thoát đối với lợi lộc, vinh dự, danh tiếng thì Ta không xem những sa môn, bà la môn ấy là người tu hành đích thực giữa những người tu hành; những tu sĩ ấy không thể tự mình chứng ngộ thắng trí, đạt đến và vững trú mục đích của sa môn hạnh hay bà la môn hạnh, ngay trong kiếp hiện tại.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào biết chân xác sự tập khởi, sự hoại diệt, vị ngọt, nguy hại, cách vượt thoát đối với lợi lộc, vinh dự, danh tiếng thì Ta xem những sa môn, bà la môn ấy là người tu hành đích thực giữa những người tu hành; những tu sĩ ấy có thể tự mình chứng ngộ thắng trí, đạt đến và vững trú mục đích của sa môn hạnh hay bà la môn hạnh, ngay trong kiếp hiện tại.

Chú Thích

Bài kinh này, ý nghĩa gần giống bài kinh trước chỉ thêm hai phương diện sanh và diệt của lợi lộc, vinh dự, danh tiếng. Thí dụ, như một người có trí biết rõ người ta khen mình được thì chê mình được; cuộc sống có lúc “lên voi” thì cũng có khi “xuống chó”. Những cái đến đi, suy thịnh là sự thường của lợi danh.

Theo Sớ Giải, thì chữ samudaya (sự tập khởi, hay khởi sinh) ở đây có thể hiểu danh lợi của một đời người vốn do nghiệp quá khứ của mỗi chúng sanh. Không nên đố kỵ danh lợi của người khác. Và cũng không nên mong cầu là lợi danh sẽ mãi mãi tồn tại, khi phước sanh thì hiện khởi mà hết phước thì mọi thứ cũng tan biến. Biết như vậy, gọi là biết sự tập khởi và sự hoại diệt.

Kinh Sa Môn, Bà La Môn III (Tatiyasamaṇabrāhmaṇasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương VI. Tương Ưng Lợi Đắc Cung Kính – Phẩm Thứ Ba (S.ii,237)

sāvatthiyaṃ viharati ... pe ... “ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā lābhasakkārasilokaṃ yathābhūtaṃ nappajānanti, lābhasakkārasilokasamudayaṃ nappajānanti, lābhasakkārasilokanirodhaṃ nappajānanti, lābhasakkārasilokanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti ... pe ... pajānanti ... pe ... sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī”ti. sattamaṃ.

... Ngự tại Sāvatthi.

-- Hỡi chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào không biết chân xác sự tập khởi, sự đoạn tận, con đường đưa đến sự đoạn tận đối với lợi lộc, vinh dự, danh tiếng thì Ta không xem những sa môn, bà la môn ấy là người tu hành đích thực giữa những người tu hành; những tu sĩ ấy không thể tự mình chứng ngộ thắng trí, đạt đến và vững trú mục đích của sa môn hạnh hay bà la môn hạnh, ngay trong kiếp hiện tại.

Này chư Tỳ khưu, những sa môn, bà la môn nào biết chân xác sự tập khởi, sự đoạn tận, con đường đưa đến sự đoạn tận đối với lợi lộc, vinh dự, danh tiếng thì Ta xem những sa môn, bà la môn ấy là người tu hành đích thực giữa những người tu hành; những tu sĩ ấy có thể tự mình chứng ngộ thắng trí, đạt đến và vững trú mục đích của sa môn hạnh hay bà la môn hạnh, ngay trong kiếp hiện tại.

Chú Thích

Chữ nirodha thường được dịch là tịch tịnh, hay ở đây là sự đoạn tận, chỉ cho sự thành tựu của sự tu chứng, trong lúc chữ atthaṅgama trong bài II chỉ cho sự hoại diệt, là sự tan biến tự nhiên nhưng ý nghĩa của cụm từ “có sanh ắt phải diệt”.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

5. Samaṇabrāhmaṇasuttaṃ

174. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā lābhasakkārasilokassa assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ nappajānanti, na me te, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu vā samaṇasammatā brāhmaṇesu vā brāhmaṇasammatā, na ca pana te āyasmantā sāmaññatthaṃ vā brahmaññatthaṃ vā diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharanti. Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā lābhasakkārasilokassa assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ pajānanti, te ca kho me, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu ceva samaṇasammatā brāhmaṇesu ca brāhmaṇasammatā, te ca panāyasmanto sāmaññatthañca brahmaññatthañca diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī’’ti. Pañcamaṃ.

6. Dutiyasamaṇabrāhmaṇasuttaṃ

sāvatthiyaṃ viharati ... pe ... “ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā lābhasakkārasilokassa samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ nappajānanti ... pe ... pajānanti ... pe ... sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī”ti. chaṭṭhaṃ.

3-6. Ekaputtakasuttādivaṇṇanā

172-175. Tatiye saddhāti sotāpannā. Sesamettha uttānameva. Tathā catutthe pañcame chaṭṭhe ca. Tatiyādīni.

Ý kiến bạn đọc