Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHÔNG THỂ LẤY SANH TỬ ĐO NIẾT BÀN - Kinh Anurādha (Anurādhasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHÔNG THỂ LẤY SANH TỬ ĐO NIẾT BÀN - Kinh Anurādha (Anurādhasuttaṃ)

Thứ tư, 17/07/2024, 07:40 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 16.7.2024

KHÔNG THỂ LẤY SANH TỬ ĐO NIẾT BÀN

Kinh Anurādha (Anurādhasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Trưởng Lão (S,iii,86)

Đức Phật từng dùng thí dụ người khiếm thị bẩm sinh, dù có được mô tả bằng ngôn ngữ thế nào về màu sắc, thì cũng không thể tưởng tượng sự khác biệt giữa màu này và màu khác. Nhận thức của chúng sanh vốn giới hạn trong cảnh giới hữu vi, hay trong năm uẩn. Nói đến còn mất của vô dư y niết bàn theo cái nhìn năm uẩn chỉ rơi vào thường kiến, đoạn kiến. Và do vậy, Đức Phật không bao giờ trả lời câu hỏi về “Như Lai còn hay mất sau khi viên tịch”. Những nỗ lực vẽ vời tánh không, dù là triết lý, cũng không là không tánh.

Kinh văn

Ekaṃ samayaṃ bhagavā vesāliyaṃ viharati mahāvane kūṭāgārasālāyaṃ. Tena kho pana samayena āyasmā anurādho bhagavato avidūre araññakuṭikāyaṃ viharati. Atha kho sambahulā aññatitthiyā paribbājakā yenāyasmā anurādho tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā āyasmatā anurādhena saddhiṃ sammodiṃsu. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te aññatitthiyā paribbājakā āyasmantaṃ anurādhaṃ etadavocuṃ:

Một thuở, Đức Thế Tôn ngự tại Trùng Các giảng đường, ở Vesālī, Đại Lâm. Lúc ấy, Tôn giả Anurādha trú ở tịnh am trong rừng cách Đức Thế Tôn không xa. Bấy giờ có nhiều ngoại đạo du sĩ đi đến Tôn giả Anurādha; sau khi đến, nói lên chào hỏi thân thiện rồi ngồi xuống một bên. Các ngoại đạo du sĩ ấy nói với Tôn giả Anurādha:

“yo so, āvuso anurādha, tathāgato uttamapuriso paramapuriso paramapattipatto, taṃ tathāgato imesu catūsu ṭhānesu paññāpayamāno paññāpeti: ‘hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘hoti ca na ca hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā”ti?

—Này Hiền giả Anurādha, khi bậc Như Lai nói về Như Lai là tối thượng nhân, tối thắng nhân, đã đạt được tối thắng quả, bậc Như Lai ấy, được xem là đã tuyên bố theo bốn trường hợp: “Như Lai tồn tại sau khi chết; Như lai không tồn tại sau khi chết; Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”.

Evaṃ vutte, āyasmā anurādho te aññatitthiye paribbājake etadavoca:

“yo so āvuso tathāgato uttamapuriso paramapuriso paramapattipatto taṃ tathāgato aññatra imehi catūhi ṭhānehi paññāpayamāno paññāpeti: ‘hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘hoti ca na ca hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā”ti.

Ðược nói vậy, Tôn giả Anurādha nói với các du sĩ ngoại đạo ấy:

—Này Chư Hiền, khi bậc Như Lai nói về Như Lai là tối thượng nhân, tối thắng nhân, đã đạt được tối thắng quả, bậc Như Lai ấy, được xem là đã tuyên bố ngoài bốn trường hợp: “Như Lai tồn tại sau khi chết; Như lai không tồn tại sau khi chết; Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”.

Evaṃ vutte, aññatitthiyā paribbājakā āyasmantaṃ anurādhaṃ etadavocuṃ:

“so cāyaṃ bhikkhu navo bhavissati acirapabbajito, thero vā pana bālo abyatto”ti. Atha kho aññatitthiyā paribbājakā āyasmantaṃ anurādhaṃ navavādena ca bālavādena ca apasādetvā uṭṭhāyāsanā pakkamiṃsu.

Ðược nghe nói vậy, các ngoại đạo du sĩ nói với Tôn giả Anurādha như sau:

—Tỳ khưu này hoặc là mới tu, xuất gia không bao lâu. Hay là vị trưởng lão ngu dốt thiếu học.

Rồi các ngoại đạo du sĩ ấy sau khi chỉ trích Tôn giả Anurādha là mới tu, là ngu si, liền đứng dậy từ chỗ ngồi và ra đi.

Atha kho āyasmato anurādhassa acirapakkantesu tesu aññatitthiyesu paribbājakesu etadahosi:

“sace kho maṃ te aññatitthiyā paribbājakā uttariṃ pañhaṃ puccheyyuṃ. Kathaṃ byākaramāno nu khvāhaṃ tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ vuttavādī ceva bhagavato assaṃ, na ca bhagavantaṃ abhūtena abbhācikkheyyaṃ, dhammassa cānudhammaṃ byākareyyaṃ, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṃ ṭhānaṃ āgaccheyyā”ti?

Sau khi các du sĩ ngoại đạo ấy đi không bao lâu, Tôn giả Anurādha, suy nghĩ: “Nếu ngoại đạo du sĩ ấy hỏi ta thêm câu hỏi nữa, ta phải trả lời như thế nào để khi ta nói với các ngoại đạo du sĩ ấy, ta nói lên quan điểm của Đức Thế Tôn, không xuyên tạc Thế Tôn với điều không thật; và ta có thể trả lời tùy pháp, thuận pháp; và sẽ không tìm được lý do để quở trách”.

Atha kho āyasmā anurādho yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā …pe… ekamantaṃ nisinno kho āyasmā anurādho bhagavantaṃ etadavoca: “idhāhaṃ, bhante, bhagavato avidūre araññakuṭikāyaṃ viharāmi. Atha kho, bhante, sambahulā aññatitthiyā paribbājakā yenāhaṃ tenupasaṅkamiṃsu …pe… maṃ etadavocuṃ: ‘yo so, āvuso anurādha, tathāgato uttamapuriso paramapuriso paramapattipatto taṃ tathāgato imesu catūsu ṭhānesu paññāpayamāno paññāpeti—hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā, na hoti … hoti ca na ca hoti, neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā’”ti?

Rồi Tôn giả Anurādha đi đến Đức Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ, rồi ngồi xuống một bên và bạch rằng:

—Ở đây, bạch Đức Thế Tôn, khi con trú ở tịnh am trong rừng, không xa Đức Thế Tôn. Bấy giờ, có nhiều ngoại đạo du sĩ đi đến Tôn giả Anurādha; sau khi đến, nói lên chào hỏi thân thiện rồi ngồi xuống một bên. Các ngoại đạo du sĩ ấy nói với Tôn giả Anurādha: —Này Hiền giả Anurādha, khi bậc Như Lai nói về Như Lai là tối thượng nhân, tối thắng nhân, đã đạt được tối thắng quả, bậc Như Lai ấy, được xem là đã tuyên bố theo bốn trường hợp: “Như Lai tồn tại sau khi chết; Như lai không tồn tại sau khi chết; Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”.

Evaṃ vuttāhaṃ, bhante, te aññatitthiye paribbājake etadavocaṃ: “yo so, āvuso, tathāgato uttamapuriso paramapuriso paramapattipatto, taṃ tathāgato aññatra imehi catūhi ṭhānehi paññāpayamāno paññāpeti: ‘hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā …pe… ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vāti. Evaṃ vutte, bhante, te aññatitthiyā paribbājakā maṃ etadavocuṃ: ‘so cāyaṃ bhikkhu na vo bhavissati acirapabbajito thero vā pana bālo abyatto’ti. Atha kho maṃ, bhante, te aññatitthiyā paribbājakā navavādena ca bālavādena ca apasādetvā uṭṭhāyāsanā pakkamiṃsu.

Ðược nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với các ngoại đạo du sĩ ấy như sau: “Khi bậc Như Lai nói về Như Lai là tối thượng nhân, tối thắng nhân, đã đạt được tối thắng quả, bậc Như Lai ấy, được xem là đã tuyên bố ngoài bốn trường hợp: “Như Lai tồn tại sau khi chết; Như lai không tồn tại sau khi chết; Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết””.

Ðược nghe nói vậy, các ngoại đạo du sĩ nói với con: “Tỳ khưu này hoặc là mới tu, xuất gia không bao lâu. Hay là vị trưởng lão ngu dốt thiếu học”.

Các ngoại đạo du sĩ ấy sau khi chỉ trích con là mới tu, là ngu si, liền đứng dậy từ chỗ ngồi và ra đi.

Tassa mayhaṃ, bhante, acirapakkantesu tesu aññatitthiyesu paribbājakesu etadahosi: ‘sace kho maṃ te aññatitthiyā paribbājakā uttariṃ pañhaṃ puccheyyuṃ. Kathaṃ byākaramāno nu khvāhaṃ tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ vuttavādī ceva bhagavato assaṃ, na ca bhagavantaṃ abhūtena abbhācikkheyyaṃ, dhammassa cānudhammaṃ byākareyyaṃ, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṃ ṭhānaṃ āgaccheyyā’”ti?

Bạch Đức Thế Tôn, sau khi các ngoại đạo du sĩ ấy ra đi không lâu, con suy nghĩ: “Nếu ngoại đạo du sĩ ấy hỏi ta thêm câu hỏi nữa, ta phải trả lời như thế nào để khi ta nói với các ngoại đạo du sĩ ấy, ta nói lên quan điểm của Đức Thế Tôn, không xuyên tạc Thế Tôn với điều không thật; và ta có thể trả lời tùy pháp, thuận pháp; và sẽ không tìm được lý do để quở trách”.

“Taṃ kiṃ maññasi, anurādha, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?

“Dukkhaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

Này Anurādha, Thầy nghĩ sắc là thường hay vô thường?

—Là vô thường, bạch Thế Tôn.

—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

—Là khổ, bạch Thế Tôn.

—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi”?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

“Vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, bhante” …pe… tasmātiha …pe… evaṃ passaṃ …pe… nāparaṃ itthattāyāti pajānāti”.

—Thọ … tưởng … các hành … thức là thường hay vô thường?

—Là vô thường, bạch Thế Tôn.

—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

—Là khổ, bạch Thế Tôn.

—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của ta. Cái này là ta. Cái này là tự ngã của ta”?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Do vậy … thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”. Vị ấy biết rõ như vậy.

“Taṃ kiṃ maññasi, anurādha, rūpaṃ tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

“Vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

Này Anurādha, Thầy có nghĩ sắc là Như Lai không?

—Thưa không, này bạch Thế Tôn.

—Thầy có nghĩ sắc thọ … tưởng … hành … thức là Như Lai không?

—Thưa không, này bạch Thế Tôn.

“Taṃ kiṃ maññasi, anurādha, rūpasmiṃ tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

“Aññatra rūpā tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

“Vedanāya …pe… aññatra vedanāya …pe… saññāya … aññatra saññāya … saṅkhāresu … aññatra saṅkhārehi … viññāṇasmiṃ … aññatra viññāṇā tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

Này Anurādha, Thầy có nghĩ: “Như Lai ở trong sắc không?”

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Thầy có nghĩ: “Như Lai ở ngoài sắc không”?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Thầy có nghĩ: “Như lai ở trong thọ … ở ngoài thọ … ở trong tưởng … ở ngoài tưởng … ở trong các hành … ở ngoài các hành … ở trong thức không”?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Thầy có nghĩ: “Như Lai ở ngoài thức không”?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

“Taṃ kiṃ maññasi, anurādha, rūpaṃ … vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

“Taṃ kiṃ maññasi, anurādha, ayaṃ so arūpī … avedano … asaññī … asaṅkhāro … aviññāṇo tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

—Này Anurādha, Thầy có nghĩ: “Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là Như Lai không”?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Này Anurādha, Thầy có nghĩ: “Cái phi sắc, phi thọ, phi tưởng, phi hành, phi thức là Như Lai không”?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

“Ettha ca te, anurādha, diṭṭheva dhamme saccato thetato tathāgate anupalabbhiyamāne kallaṃ nu te taṃ veyyākaraṇaṃ: ‘yo so, āvuso, tathāgato uttamapuriso paramapuriso paramapattipatto taṃ tathāgato aññatra imehi catūhi ṭhānehi paññāpayamāno paññāpeti—hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā … na hoti … hoti ca na ca hoti … neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā’”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

—Này Anurādha, ở đây ngay trong đời sống hiện tại, Thầy cũng không thể tìm được một Như Lai thực hữu, thực tánh, thời hợp lý chăng khi Thầy trả lời: “Khi bậc Như Lai nói về Như Lai là tối thượng nhân, tối thắng nhân, đã đạt được tối thắng quả, bậc Như Lai ấy, được xem là đã tuyên bố ngoài bốn trường hợp: “Như Lai tồn tại sau khi chết; Như lai không tồn tại sau khi chết; Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

“Sādhu sādhu, anurādha. Pubbe cāhaṃ, anurādha, etarahi ca dukkhañceva paññapemi, dukkhassa ca nirodhan”ti.

—Lành thay, lành thay, này Anurādha! Xưa và nay, này Anurādha, Ta chỉ tuyên bố khổ và diệt khổ.

 

Chú Thích

Tam tạng và Sớ giải không cung cấp nhiều chi tiết về tôn giả Anurādha. Tất cả tài liệu có được chỉ ghi lại sự kiện được đề cập trong bài kinh này.

Bốn luận điểm: “Như Lai tồn tại sau khi chết; Như lai không tồn tại sau khi chết; Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết; Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết” vốn nằm trong 10 câu hỏi cổ điển mà Đức Phật không trả lời. Chữ Như Lai -Tathāgata – có nghĩa đen là “Bậc đã đến như vậy”, theo quan niệm của Bà la môn giáo “là tối thượng nhân, tối thắng nhân, đã đạt được tối thắng quả” chỉ cho bậc đã vượt thoát sanh tử, nên câu hỏi đặt ra về sự tồn tại hay không tồn tại của một bậc đã đạt tới đỉnh điểm vô sanh bất tử. Ngoại giáo tin vào bốn luận cứ “tứ cú bách phi” nhưng lập luận toàn triệt không có kẻ hở. Nói cách khác “chỉ có thể là một trong bốn chứ không thể có câu trả lời khác”.

Đức Phật thường dùng chữ “Tathāgato – Như Lai” để tự gọi mình như nhân xưng đại danh từ. Ngài cũng có định nghĩa Như Lai như là bậc nhất quán, nhất như (…)

Sự khác biệt trong cách nói của các du sĩ ngoại đạo là Như Lai phải nằm trong một trong bốn lập thuyết, trong lúc Tôn giả Anurādhu thì bảo rằng khi nói về Như Lai nằm ngoài bốn lập thuyết đó.

Cho dù bảo rằng khi nói về Như Lai nằm trong bốn lập thuyết hay ngoài bốn lập thuyết đều y cứ trên khái niệm có, không, còn, mất của năm uẩn. Nhận thức này ngay trong kiếp sống hiện tại đã không đúng, thì không thể dùng để nói về Như Lai sau khi viên tịch (xem thêm chú thích kinh trước Yamakasuttam).

Câu Phật ngôn “Pubbe cāhaṃ etarahi ca dukkhañceva paññapemi, dukkhassa ca nirodhaṃ - xưa và nay ta chỉ tuyên bố về khổ và sự diệt khổ” không phải chỉ nói lên tính thực tiễn của Phật pháp, mà còn nói lên được điều có thể nói đối với sự giải thoát. Người tu Phật phải hiểu “giải thoát là diệt khổ” còn sau khi một bậc giải thoát viên tịch còn hay mất không phải là điều được Đức Phật dạy.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

4. Anurādhasuttaṃ

86. Ekaṃ samayaṃ bhagavā vesāliyaṃ viharati mahāvane kūṭāgārasālāyaṃ. Tena kho pana samayena āyasmā anurādho bhagavato avidūre araññakuṭikāyaṃ viharati. Atha kho sambahulā aññatitthiyā paribbājakā yenāyasmā anurādho tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā āyasmatā anurādhena saddhiṃ sammodiṃsu. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te aññatitthiyā paribbājakā āyasmantaṃ anurādhaṃ etadavocuṃ:

“yo so, āvuso anurādha, tathāgato uttamapuriso paramapuriso paramapattipatto, taṃ tathāgato imesu catūsu ṭhānesu paññāpayamāno paññāpeti: ‘hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘hoti ca na ca hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā”ti?

Evaṃ vutte, āyasmā anurādho te aññatitthiye paribbājake etadavoca:

“yo so āvuso tathāgato uttamapuriso paramapuriso paramapattipatto taṃ tathāgato aññatra imehi catūhi ṭhānehi paññāpayamāno paññāpeti: ‘hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘hoti ca na ca hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā, ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā”ti. Evaṃ vutte, aññatitthiyā paribbājakā āyasmantaṃ anurādhaṃ etadavocuṃ:

“so cāyaṃ bhikkhu navo bhavissati acirapabbajito, thero vā pana bālo abyatto”ti. Atha kho aññatitthiyā paribbājakā āyasmantaṃ anurādhaṃ navavādena ca bālavādena ca apasādetvā uṭṭhāyāsanā pakkamiṃsu.

Atha kho āyasmato anurādhassa acirapakkantesu tesu aññatitthiyesu paribbājakesu etadahosi:

“sace kho maṃ te aññatitthiyā paribbājakā uttariṃ pañhaṃ puccheyyuṃ. Kathaṃ byākaramāno nu khvāhaṃ tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ vuttavādī ceva bhagavato assaṃ, na ca bhagavantaṃ abhūtena abbhācikkheyyaṃ, dhammassa cānudhammaṃ byākareyyaṃ, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṃ ṭhānaṃ āgaccheyyā”ti?

Atha kho āyasmā anurādho yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā …pe… ekamantaṃ nisinno kho āyasmā anurādho bhagavantaṃ etadavoca: “idhāhaṃ, bhante, bhagavato avidūre araññakuṭikāyaṃ viharāmi. Atha kho, bhante, sambahulā aññatitthiyā paribbājakā yenāhaṃ tenupasaṅkamiṃsu …pe… maṃ etadavocuṃ: ‘yo so, āvuso anurādha, tathāgato uttamapuriso paramapuriso paramapattipatto taṃ tathāgato imesu catūsu ṭhānesu paññāpayamāno paññāpeti—hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā, na hoti … hoti ca na ca hoti, neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā’”ti?

Evaṃ vuttāhaṃ, bhante, te aññatitthiye paribbājake etadavocaṃ: “yo so, āvuso, tathāgato uttamapuriso paramapuriso paramapattipatto, taṃ tathāgato aññatra imehi catūhi ṭhānehi paññāpayamāno paññāpeti: ‘hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vā …pe… ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti vāti. Evaṃ vutte, bhante, te aññatitthiyā paribbājakā maṃ etadavocuṃ: ‘so cāyaṃ bhikkhu na vo bhavissati acirapabbajito thero vā pana bālo abyatto’ti. Atha kho maṃ, bhante, te aññatitthiyā paribbājakā navavādena ca bālavādena ca apasādetvā uṭṭhāyāsanā pakkamiṃsu.

Tassa mayhaṃ, bhante, acirapakkantesu tesu aññatitthiyesu paribbājakesu etadahosi: ‘sace kho maṃ te aññatitthiyā paribbājakā uttariṃ pañhaṃ puccheyyuṃ. Kathaṃ byākaramāno nu khvāhaṃ tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ vuttavādī ceva bhagavato assaṃ, na ca bhagavantaṃ abhūtena abbhācikkheyyaṃ, dhammassa cānudhammaṃ byākareyyaṃ, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṃ ṭhānaṃ āgaccheyyā’”ti?

“Taṃ kiṃ maññasi, anurādha, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?

“Dukkhaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

“Vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, bhante” …pe… tasmātiha …pe… evaṃ passaṃ …pe… nāparaṃ itthattāyāti pajānāti”.

“Taṃ kiṃ maññasi, anurādha, rūpaṃ tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

“Vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

“Taṃ kiṃ maññasi, anurādha, rūpasmiṃ tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

“Aññatra rūpā tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

“Vedanāya …pe… aññatra vedanāya …pe… saññāya … aññatra saññāya … saṅkhāresu … aññatra saṅkhārehi … viññāṇasmiṃ … aññatra viññāṇā tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

“Taṃ kiṃ maññasi, anurādha, rūpaṃ … vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

“Taṃ kiṃ maññasi, anurādha, ayaṃ so arūpī … avedano … asaññī … asaṅkhāro … aviññāṇo tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

“Ettha ca te, anurādha, diṭṭheva dhamme saccato thetato tathāgate anupalabbhiyamāne kallaṃ nu te taṃ veyyākaraṇaṃ: ‘yo so, āvuso, tathāgato uttamapuriso paramapuriso paramapattipatto taṃ tathāgato aññatra imehi catūhi ṭhānehi paññāpayamāno paññāpeti—hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā … na hoti … hoti ca na ca hoti … neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā’”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

“Sādhu sādhu, anurādha. Pubbe cāhaṃ, anurādha, etarahi ca dukkhañceva paññapemi, dukkhassa ca nirodhan”ti.

Catutthaṃ.

Ý kiến bạn đọc