- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 3.11.2021
KHÔNG SỐNG VỚI PHẢN ỨNG TÂM LÝ
Kinh Kakudha (Kakudhasuttaṃ)
(CHƯƠNG II. TƯƠNG ƯNG THIÊN TỬ, PHẨM CẤP CÔ ĐỘC) (S.i,54)
Nói chính xác thì phiền muộn và vui thích là hai phải ứng tâm lý trái ngược nhưng lại luôn có mặt như cặp bài trùng. Giống như quả lắc đồng hồ nếu qua bên nầy thì sẽ qua bên kia. Có vui thích thì ắt phải có buồn phiền vì đó là lẽ tự nhiên. Điều nầy còn nói lên bản chất bị động của tâm thiếu tu tập. Sự tu tập càng kiên cố thì những vui buồn càng tế nhị và đi đến trạng thái xả niệm thanh tịnh. Vị thiên tử trong bài khinh nầy vốn không có khả năng hiểu Đức Phật và cũng không thấu đạt hiện tượng phản ứng của tâm lý. Trong câu trả lời của Đức Phật cũng nói lên sự vượt thoát đối với cảm thọ và sự pha trộn tất nhiên của khổ vui, một điều mà phàm phu rất khó nhận thức.
Bản dịch của HT Thích Minh Châu | Bản hiệu đính | |
Evaṃ me sutaṃ Như vầy tôi nghe. |
||
ekaṃ samayaṃ bhagavā sākete viharati añjanavane migadāye. Atha kho kakudho devaputto abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇo kevalakappaṃ añjanavanaṃ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Một thời Thế Tôn ở Sāketa, rừng Añjana, tại vườn Nai. Rồi Thiên tử Kokudha, sau khi đêm đã gần mãn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn khu rừng Añjana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. |
||
Ekamantaṃ ṭhito kho kakudho devaputto bhagavantaṃ etadavoca – Ðứng một bên, Thiên tử Kakudha bạch Thế Tôn: |
||
‘‘nandasi, samaṇā’’ti? -- Thưa Sa-môn, Ngài có hoan hỷ không? |
||
‘‘Kiṃ laddhā, āvuso’’ti? -- Ta được cái gì, này Hiền giả, mà Ta hoan hỷ? |
||
‘‘Tena hi, samaṇa, socasī’’ti? -- Nếu vậy, thưa Sa-môn, có phải Ngài sầu muộn? |
||
‘‘Kiṃ jīyittha, āvuso’’ti? -- Ta mòn mỏi cái gì, này Hiền giả, mà Ta sầu muộn? |
||
‘‘Tena hi, samaṇa, neva nandasi na ca [neva (sī. syā. kaṃ.)] socasī’’ti? -- Vậy thời thưa Sa-môn, Ngài không hoan hỷ và không sầu muộn? |
||
‘‘Evamāvuso’’ti. -- Thật như vậy, này Hiền giả. |
||
‘‘Kacci tvaṃ anagho bhikkhu, kacci nandī na vijjati; Kacci taṃ ekamāsīnaṃ, aratī nābhikīratī’’ti. |
Làm sao, này Tỷ-kheo, Ngài không có sầu muộn, Tuy vậy, Ngài cũng không Có được sự hoan hỷ? Làm sao nay Ngài lại, Ngồi cô độc một mình, Không có được hoan hỷ, Cũng không bị dao động? |
Mong Ngài không sầu muộn, Mong Ngài không vui thích, Mong Ngài ngồi một mình, Không buồn phiền chi phối. |
‘‘Anagho ve ahaṃ yakkha, atho nandī na vijjati; Atho maṃ ekamāsīnaṃ, aratī nābhikīratī’’ti. |
Thật sự, này Dạ-xoa, Ta không có sầu muộn, Tuy vậy ở nơi Ta, Hoan hỷ không khởi lên, Dầu nay Ta có ngồi, Riêng một mình cô độc, Ta không có hoan hỷ, Cũng không bị dao động. |
Ta thật sự không buồn, Cũng không vui. Dạ xoa. Khi ta ngồi một mình, Không buồn phiền chi phối. |
‘‘Kathaṃ tvaṃ anagho bhikkhu, kathaṃ nandī na vijjati; Kathaṃ taṃ ekamāsīnaṃ, aratī nābhikīratī’’ti. |
Làm sao, này Tỷ-kheo, Ngài không có sầu muộn, Làm sao ở nơi Ngài, Hoan hỷ không khởi lên? Làm sao nay Ngài lại, Ngồi cô độc một mình, Không có được hoan hỷ, Cũng không bị dao động? |
Cách nào Ngài không buồn, Mà cũng không vui thích, Làm sao ngồi một mình, Không buồn phiền chi phối? |
‘‘Aghajātassa ve nandī, nandījātassa ve aghaṃ; Anandī anagho bhikkhu, evaṃ jānāhi āvuso’’ti. |
Hoan hỷ chỉ có đến, Với người tâm sầu muộn, Sầu muộn chỉ có đến, Với người tâm hoan hỷ. Do vậy, vị Tỷ-kheo, Không hoan hỷ, sầu muộn. Vậy nên, này Hiền giả, Ông phải biết như vậy. |
Có vui ắt có sầu, Có sầu bởi có vui, Người tu không vui buồn, Người nên hiểu như vậy. |
‘‘Cirassaṃ vata passāmi, brāhmaṇaṃ parinibbutaṃ; Anandiṃ anaghaṃ bhikkhuṃ, tiṇṇaṃ loke visattika’’ntntti. |
Ðã lâu, con mới thấy, Bà-la-môn tịch tịnh, Vị Tỷ-kheo không sầu, Cũng không có hoan hỷ, Ðã an toàn vượt khỏi, Chỗ người đời đắm say.
|
Lâu rồi con mới gặp, Bậc Phạm chí tịch tịnh, Bậc tu không vui buồn, Bậc vượt ái ở đời. |
"Kacci tvaṁ anagho bhikkhu | Mong là tỳ kheo không phiền muộn |
kacci nandī na vijjati | Mong là sự vui thích không tìm thấy (nơi Ngài) |
Kacci taṁ ekamāsīnaṁ | Mong khi Ngài ngồi một mình |
aratī nābhikīratī”ti | Sự không vừa ý không chi phối |
"Anagho ve ahaṁ yakkha |
Ta thật sự không phiền muộn, nầy Dạ xoa |
atho nandī na vijjati |
Sự vui thích cũng không tìm thấy ở ta |
Atho maṁ ekamāsīnaṁ | Khi ta ngồi một mình |
aratī nābhikīratī ”ti | Chẳng có sự không hài lòng chi phối |
"Kathaṁ tvaṁ anagho bhikkhu | Hỡi bậc tu hành, làm sao Ngài không phiền muộn |
kathaṁ nandī na vijjati | Làm thế nào sự vui thích cũng không tìm thấy (nơi Ngài) |
Kathaṁ taṁ ekamāsīnaṁ |
Thế nào mà ngồi một mình |
aratī nābhikīratī”ti | Chẳng có sự không hài lòng chi phối |
"Aghajātassa ve nandī | Vui thích sanh từ phiền muộn |
nandījātassa ve aghaṁ |
Phiền muộn sanh từ vui thích |
Anandī anagho bhikkhu | Người tu không vui thích cũng chẳng buồn rầu |
evaṁ jānāhi āvuso”ti | Hỡi hiền giả, hãy biết về ta như vậy |
"Cirassaṁ vata passāmi |
Từ lâu con mới gặp |
brāhmaṇaṁ parinibbutaṁ |
Bậc phạm chí tịch nhiên |
Anandiṁ anaghaṁ bhikkhuṁ | Bậc tu hành không sầu muộn, không vui thích |
tiṇṇaṁ loke visattikan”ti | Đã vượt qua ái chấp ở đời |
Những chữ bhikkhu (tỳ kheo), samaṇa (sa môn), brahmana (phạm chí) đều chỉ cho những bậc tu hành trong cách nói chung chung mặc dù tùy ngữ cảnh mang ý nghĩa sai biệt. Mạch văn ở đây mang tánh cách nhấn mạnh cương vị của một người tu hành đối với phản ứng tâm lý vui buồn.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Hiệu đính và biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
8. Kakudhasuttaṃ [Mūla]
99. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sākete viharati añjanavane migadāye. Atha kho kakudho devaputto abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇo kevalakappaṃ añjanavanaṃ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho kakudho devaputto bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘nandasi, samaṇā’’ti? ‘‘Kiṃ laddhā, āvuso’’ti? ‘‘Tena hi, samaṇa, socasī’’ti? ‘‘Kiṃ jīyittha, āvuso’’ti? ‘‘Tena hi, samaṇa, neva nandasi na ca [neva (sī. syā. kaṃ.)] socasī’’ti? ‘‘Evamāvuso’’ti.
‘‘Kacci tvaṃ anagho [anigho (sabbattha)] bhikkhu, kacci nandī [nandi (sī. syā. kaṃ.)] na vijjati;
Kacci taṃ ekamāsīnaṃ, aratī nābhikīratī’’ti.
‘‘Anagho ve ahaṃ yakkha, atho nandī na vijjati;
Atho maṃ ekamāsīnaṃ, aratī nābhikīratī’’ti.
‘‘Kathaṃ tvaṃ anagho bhikkhu, kathaṃ nandī na vijjati;
Kathaṃ taṃ ekamāsīnaṃ, aratī nābhikīratī’’ti.
‘‘Aghajātassa ve nandī, nandījātassa ve aghaṃ;
Anandī anagho bhikkhu, evaṃ jānāhi āvuso’’ti.
‘‘Cirassaṃ vata passāmi, brāhmaṇaṃ parinibbutaṃ;
Anandiṃ anaghaṃ bhikkhuṃ, tiṇṇaṃ loke visattika’’ntntti.
8-10. Kakudhasuttādivaṇṇanā [Aṭṭhakathā]
99. Aṭṭhame kakudho devaputtoti ayaṃ kira kolanagare mahāmoggallānattherassa upaṭṭhākaputto daharakāleyeva therassa santike vasanto jhānaṃ nibbattetvā kālaṅkato, brahmaloke uppajji. Tatrāpi naṃ kakudho brahmātveva sañjānanti. Nandasīti tussasi. Kiṃ laddhāti tuṭṭhi nāma kiñci manāpaṃ labhitvā hoti, tasmā evamāha. Kiṃ jīyitthāti yassa hi kiñci manāpaṃ cīvarādivatthu jiṇṇaṃ hoti, so socati, tasmā evamāha. Aratī nābhikīratīti ukkaṇṭhitā nābhibhavati. Aghajātassāti dukkhajātassa, vaṭṭadukkhe ṭhitassāti attho. Nandījātassāti jātataṇhassa. Aghanti evarūpassa hi vaṭṭadukkhaṃ āgatameva hoti. ‘‘Dukkhī sukhaṃ patthayatī’’ti hi vuttaṃ. Iti aghajātassa nandī hoti, sukhavipariṇāmena dukkhaṃ āgatamevāti nandījātassa aghaṃ hoti. Aṭṭhamaṃ.
100. Navamaṃ vuttatthameva. Navamaṃ.
101.Dasame ānandattherassa anumānabuddhiyā ānubhāvappakāsanatthaṃ aññataroti āha. Dasamaṃ.