- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 8.2.2022
KHÔNG LÀ MỘT CŨNG CHẲNG PHẢI HAI
Kinh Đạo sĩ Lõa Thể Kassapa (Acelakassapasuttaṃ)
Tập II – Thiên Nhân Duyên
Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (a) - Phẩm Dưỡng Tố (S. ii, 18)
Quan điểm “mình làm mình chịu” hay “người ta gây khổ cho mình” hoặc “ngẫu nhiên bị hoạ khổ” là những cái nhìn rất phổ thông của người thế gian. Từ những ý nghĩ đó tạo nên kiến chấp. Người học Phật phải rất cẩn thận để hiểu rõ tại sao giáo lý duyên khởi nằm ngoài những phạm trù đó. Tất cả kiến chấp như bẫy lưới mà hầu hết chúng sanh bị rơi vào. Hiểu lý duyên khởi đúng nghĩa sẽ không rơi vào những kiến chấp sai lạc dù thường kiến hay đoạn kiến.
Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya rājagahaṃ piṇḍāya pāvisi. Addasā kho acelo kassapo bhagavantaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho acelo kassapo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘puccheyyāma mayaṃ bhavantaṃ gotamaṃ kañcideva desaṃ, sace no bhavaṃ gotamo okāsaṃ karoti pañhassa veyyākaraṇāyā’’ti.
Tôi được nghe như vầy,
Một thuở Đức Thế Tôn ngự ở Rājagaha (Vương Xá), tại Veluvana (Trúc Lâm), trong khu vực kalandakanivāpe (chỗ cho sóc ăn).
Bấy giờ vào buổi sáng Thế Tôn đắp y, cầm bát và y (kép), đi vào Rājagaha để trì bình. Đạo sĩ lõa thể Kassapa thấy Thế Tôn từ xa liền đi đến gần Thế Tôn. Sau những lời xã giao thân thiện đứng một bên và bạch rằng:
-- Chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama về một điều. Nếu Tôn giả Gotama cho phép, chúng tôi sẽ nêu câu hỏi.
‘‘Akālo kho tāva, kassapa, pañhassa; antaragharaṃ paviṭṭhamhā’’ti. Dutiyampi kho acelo kassapo bhagavantaṃ etadavoca ‘‘puccheyyāma mayaṃ bhavantaṃ gotamaṃ kañcideva desaṃ, sace no bhavaṃ gotamo okāsaṃ karoti pañhassa veyyākaraṇāyā’’ti. ‘‘Akālo kho tāva, kassapa, pañhassa; antaragharaṃ paviṭṭhamhā’’ti. Tatiyampi kho acelo kassapo...pe... antaragharaṃ paviṭṭhamhāti. Evaṃ vutte, acelo kassapo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘na kho pana mayaṃ bhavantaṃ gotamaṃ bahudeva pucchitukāmā’’ti. ‘‘Puccha, kassapa, yadākaṅkhasī’’ti.
-- Này Kassapa, nay không phải thời thích hợp để hỏi. Chúng ta đã đi vào làng.
Lần thứ hai, đạo sĩ lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:
-- Chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama về một điều. Nếu Tôn giả Gotama cho phép, chúng tôi sẽ nêu câu hỏi.
-- Này Kassapa, nay không phải thời thích hợp để hỏi. Chúng ta đã đi vào làng.
Lần thứ hai, đạo sĩ lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:
-- Chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama về một điều. Nếu Tôn giả Gotama cho phép, chúng tôi sẽ nêu câu hỏi.
-- Này Kassapa, nay không phải thời thích hợp để hỏi. Chúng ta đã đi vào làng.
Khi được nói vậy, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:
-- Chúng tôi chỉ muốn hỏi Tôn giả Gotama một câu ngắn thôi.
-- Vậy hãy hỏi đi, như Ông muốn. Này Kassapa.
‘‘Kiṃ nu kho, bho gotama, ‘sayaṃkataṃ dukkha’nti? ‘Mā hevaṃ, kassapā’ti bhagavā avoca. ‘Kiṃ pana, bho gotama, paraṃkataṃ dukkha’nti? ‘Mā hevaṃ, kassapā’ti bhagavā avoca. ‘Kiṃ nu kho, bho gotama, sayaṃkatañca paraṃkatañca dukkha’nti? ‘Mā hevaṃ, kassapā’ti bhagavā avoca. ‘Kiṃ pana bho gotama, asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ dukkha’nti? ‘Mā hevaṃ, kassapā’ti bhagavā avoca. ‘Kiṃ nu kho, bho gotama, natthi dukkha’nti? ‘Na kho, kassapa, natthi dukkhaṃ. Atthi kho, kassapa, dukkha’nti. ‘Tena hi bhavaṃ gotamo dukkhaṃ na jānāti, na passatī’ti. ‘Na khvāhaṃ, kassapa, dukkhaṃ na jānāmi, na passāmi. Jānāmi khvāhaṃ, kassapa, dukkhaṃ; passāmi khvāhaṃ, kassapa, dukkha’’’nti.
-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do tự mình làm ra?
Đức Thế Tôn trả lời:
-- Không phải vậy, này Kassapa.
-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do người khác tạo ra?
Đức Thế Tôn trả lời:
-- Không phải vậy, này Kassapa.
-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do mình làm ra và do người khác tạo ra?
Thế Tôn đáp:
-- Không phải vậy, này Kassapa.
-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do ngẫu nhiên sanh, không do tự mình cũng không do người khác tạo ra ?
ĐứcThế Tôn đáp:
-- Không phải vậy, này Kassapa.
-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?
-- Này Kassapa, không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa.
-- Như vậy, Tôn giả Gotama không biết, không thấy khổ.
-- Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, Ta thấy khổ.
‘‘Ki nu kho, bho gotama, ‘sayaṃkataṃ dukkha’nti iti puṭṭho samāno ‘mā hevaṃ, kassapā’ti vadesi. ‘Kiṃ pana, bho gotama, paraṃkataṃ dukkha’nti iti puṭṭho samāno ‘mā hevaṃ, kassapā’ti vadesi. ‘Kiṃ nu kho, bho gotama, sayaṃkatañca paraṃkatañca dukkha’nti iti puṭṭho samāno ‘mā hevaṃ, kassapā’ti vadesi. ‘Kiṃ pana, bho gotama, asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ dukkha’nti iti puṭṭho samāno ‘mā hevaṃ, kassapā’ti vadesi. ‘Kiṃ nu kho, bho gotama, natthi dukkha’nti iti puṭṭho samāno ‘na kho, kassapa, natthi dukkhaṃ, atthi kho, kassapa, dukkha’nti vadesi. ‘Tena hi bhavaṃ gotamo dukkhaṃ na jānāti na passatī’ti iti puṭṭho samāno ‘na khvāhaṃ, kassapa, dukkhaṃ na jānāmi na passāmi. Jānāmi khvāhaṃ, kassapa, dukkhaṃ; passāmi khvāhaṃ, kassapa, dukkha’nti vadesi. Ācikkhatu ca me, bhante, bhagavā dukkhaṃ. Desetu ca me, bhante, bhagavā dukkha’’nti.
-- Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải tự mình làm ra", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải do người khác làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải do tự mình làm ra và do người khác làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?", Ngài trả lời: "Không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa". Ðược hỏi: "Như vậy Tôn giả Gotama, không biết, không thấy khổ?", Ngài trả lời: "Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta thấy khổ". Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy nói lên cho con về khổ, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết cho con về khổ.
‘‘‘So karoti so paṭisaṃvedayatī’ti [paṭisaṃvediyatīti (sī. pī. ka.)] kho, kassapa, ādito sato ‘sayaṃkataṃ dukkha’nti iti vadaṃ sassataṃ etaṃ pareti. ‘Añño karoti añño paṭisaṃvedayatī’ti kho, kassapa, vedanābhitunnassa sato ‘paraṃkataṃ dukkha’nti iti vadaṃ ucchedaṃ etaṃ pareti. Ete te, kassapa, ubho ante anupagamma majjhena tathāgato dhammaṃ deseti – ‘avijjāpaccayā saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho; saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’’ti.
-- Này Kassapa, (nếu một người nghĩ rằng) "khổ do tự mình làm ra", (từ đó) tạo nên chấp thủ “người tạo tác cũng là người cảm thọ (kết quả)”. Đây là cái nhìn thường kiến.
-- Này Kassapa, (nếu một người nghĩ rằng) "khổ do người khác tạo nên", (từ đó) tạo nên chấp thủ “ người tạo tác khác với người cảm thọ (kết quả)”. Đây là cái nhìn đoạn kiến.
Này Kassapa, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo: Với vô minh là duyên, hành sanh khởi; hành là duyên, thức sanh khởi; thức là duyên, danh sắc sanh khởi; danh sắc là duyên, lục nhập sanh khởi; lục nhập là duyên, xúc sanh khởi; xúc là duyên, tho sanh khởi; thọ là duyên, ái sanh khởi; ái là duyên, thủ sanh khởi; thủ là duyên, hữu sanh khởi; hữu là duyên, sinh sanh khởi; sinh là duyên, già, chết, khổ, ưu, ai sanh khởi. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn tập khởi.
Do vô minh diệt hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sinh diệt. Do sinh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này diệt tận.
Evaṃ vutte, acelo kassapo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bhante, abhikkantaṃ, bhante! Seyyathāpi, bhante, nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya...pe... cakkhumanto rūpāni dakkhantīti; evamevaṃ bhagavatā anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṃ, bhante, bhagavantaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Labheyyāhaṃ, bhante, bhagavato santike pabbajjaṃ, labheyyaṃ upasampada’’nti.
Khi được nghe vậy, đạo sĩ lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Diệu Pháp được Tôn giả Gotama hiển bày như người dựng đứng những gì bị ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc lối, hay đem đèn sáng vào chỗ tăm tối để những ai có mắt thấy được. Con xin nương tựa Đức Thế Tôn Gotama, xin nương tựa Pháp, xin nương tựa tỳ khưu Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia với Đức Thế Tôn, và được thọ đại giới.
‘‘Yo kho, kassapa, aññatitthiyapubbo imasmiṃ dhammavinaye ākaṅkhati pabbajjaṃ, ākaṅkhati upasampadaṃ, so cattāro māse parivasati. Catunnaṃ māsānaṃ accayena pabbājenti upasampādenti bhikkhubhāvāya. Api ca mayā puggalavemattatā viditā’’ti.
-- Này Kassapa, ai trước kia thuộc ngoại giáo mà muốn xuất gia và thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú. Sau bốn tháng biệt trú, nếu chúng Tăng đồng thuận sẽ cho xuất gia và thọ đại giới tỳ khưu. Nhưng có những biệt lệ do chính Ta chuẩn thuận.
‘‘Sace, bhante, aññatitthiyapubbo imasmiṃ dhammavinaye ākaṅkhati pabbajjaṃ, ākaṅkhati upasampadaṃ, cattāro māse parivasati. Catunnaṃ māsānaṃ accayena pabbājenti upasampādenti bhikkhubhāvāya. Ahaṃ cattāri vassāni parivasissāmi, catunnaṃ vassānaṃ accayena āraddhacittā bhikkhū pabbājentu upasampādentu bhikkhubhāvāyā’’ti.
-- Bạch Đức Thế Tôn, ai trước kia thuộc ngoại giáo mà muốn xuất gia và thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú. Sau bốn tháng biệt trú, nếu chúng Tăng đồng thuận sẽ cho xuất gia và thọ đại giới tỳ khưu thời con sẽ xin biệt trú bốn năm, sau khi sống biệt trú bốn năm nếu chúng Tăng đồng ý, mong chúng Tăng cho con xuất gia, thọ đại giới tỳ khưu.
Alattha kho acelo kassapo bhagavato santike pabbajjaṃ, alattha upasampadaṃ. Acirūpasampanno ca panāyasmā kassapo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva – yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ – brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi. ‘‘Khīṇā jāti vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’’ti abbhaññāsi. Aññataro ca panāyasmā kassapo arahataṃ ahosīti. Sattamaṃ.
Đạo sĩ lõa thể Kassapa được xuất gia từ Đức ThếTôn và thọ đại giới.
Thọ giới không lâu, Tôn giả Bhāradvāja sống độc cư, viễn ly, cần mẫn, không xao
lãng, quyết tâm và tự thân chứng ngộ chánh trí ngay trong kiếp hiện tại. Đây chính
là cứu cánh mà những thiện gia nam tử đi tu sống không gia đình hướng tới. Vị ấy chính mình biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không
còn trở lại trạng thái này nữa”. Và Tôn giả Kassapa trở thành một vị A-la-hán nữa.
Kassapa – âm Hán Việt là Ca Diếp – là một tên gọi rất phổ thông trong Phạn ngữ. Rất nhiều đệ tử Phật tên Kassapa, ngay cả những đạo sĩ loã thể tên Kassapa (acelakassapa) sau nầy xuất gia theo Phật cũng có nhiều. Phải rất cẩn thận để tránh nhầm lẫn vị nầy với vị kia.
Sớ giải ghi rằng: trong một số trường hợp Đức Phật từ chối giảng pháp ba lần trước khi huấn thị có dụng ý khiến người cầu pháp khởi tâm cung kính Pháp bảo. Nhanh chóng đáp ứng đôi khi khiến người thiếu lòng tin xem nhẹ giá trị. Cũng trong phần chú giải nói thêm rằng có lúc Đức Phật chậm trả lời để người hỏi có thì giờ cho tuệ giác chín muồi.
Trong bốn câu hỏi nên được hiểu:
a. “Người tạo khổ và người thọ khổ” thuộc thường kiến (sassata) vì tin rằng có tự ngã hằng hữu không thay đổi.
b. “Người tạo khổ và người thọ khổ là khác biệt” thuộc đoạn kiến (uccheda) vì không thấy được sự tiếp nối của dòng hiện hữu
c. “Khổ do cả hai tự thân và người khác tạo” có một phần thường kiến (ekaccasassatavāda; xem Kinh Phạm Võng DN I 17-21)
d. “Khổ không do cả hai tự thân hay người khác tạo” đây là quan điểm của thuyết ngẫu nhiên (adhiccasamuppannavāda; xem Kinh Phạm Võng DN I 28-29).
Sớ giải lưu ý ở phần đầu của đối thoại, Kassapa gọi Đức Phật là “Bho Gotama” là cách gọi đối với tu sĩ bình thường; khi Kassapa tha thiết cầu pháp thì từ đó về sau bạch Phật với cụm từ “bhante bhagavā” là cách nói cung kính.
Cụm từ “ādito sato – tự ban đầu” hàm ý từ cái nhìn nầy tạo nên kiến chấp (thường hay đoạn)
Đức Phật giảng dạy theo cách nằm ngoài cả bốn cực đoan được nêu ra. Cuộc sống là giòng hiện hữu của sanh diệt kết nối bằng cái nầy tác động cái kia theo lý duyên khởi. Có hành động chứ không có người hành động, có cảm thọ chứ không có người cảm thọ.
Theo Sớ giải thì xin xuất gia (pabbajjā) có nghĩa là được thọ sa di (sāmaṇera); thọ đại giới hay thọ cụ túc (upasampadā) là trở thành một tỳ khưu làm thành viên chính thức của Tăng chúng.
Một người ngoại giáo muốn tu theo Phật giáo phải có bốn tháng biệt trú làm sa di hay sa di ni. Sau đó với sự đồng thuận của của Tăng chúng sẽ được thọ đại giới. Trường hợp của Kassapa trong bài kinh nầy theo Sớ giải thì Đức Phật cho tho sa di rồi ngay sau đó triệu tập Tăng hội đủ túc số trao truyền cụ túc giới không qua bốn tháng biệt trú.
Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch
7. Acelakassapasuttaṃ
17. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya rājagahaṃ piṇḍāya pāvisi. Addasā kho acelo kassapo bhagavantaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho acelo kassapo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘puccheyyāma mayaṃ bhavantaṃ gotamaṃ kañcideva [kiñcideva (ka.)] desaṃ, sace no bhavaṃ gotamo okāsaṃ karoti pañhassa veyyākaraṇāyā’’ti.
‘‘Akālo kho tāva, kassapa, pañhassa; antaragharaṃ paviṭṭhamhā’’ti. Dutiyampi kho acelo kassapo bhagavantaṃ etadavoca ‘‘puccheyyāma mayaṃ bhavantaṃ gotamaṃ kañcideva desaṃ, sace no bhavaṃ gotamo okāsaṃ karoti pañhassa veyyākaraṇāyā’’ti. ‘‘Akālo kho tāva, kassapa, pañhassa; antaragharaṃ paviṭṭhamhā’’ti. Tatiyampi kho acelo kassapo...pe... antaragharaṃ paviṭṭhamhāti. Evaṃ vutte, acelo kassapo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘na kho pana mayaṃ bhavantaṃ gotamaṃ bahudeva pucchitukāmā’’ti. ‘‘Puccha, kassapa, yadākaṅkhasī’’ti.
‘‘Kiṃ nu kho, bho gotama, ‘sayaṃkataṃ dukkha’nti? ‘Mā hevaṃ, kassapā’ti bhagavā avoca. ‘Kiṃ pana, bho gotama, paraṃkataṃ dukkha’nti? ‘Mā hevaṃ, kassapā’ti bhagavā avoca. ‘Kiṃ nu kho, bho gotama, sayaṃkatañca paraṃkatañca dukkha’nti? ‘Mā hevaṃ, kassapā’ti bhagavā avoca. ‘Kiṃ pana bho gotama, asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ dukkha’nti? ‘Mā hevaṃ, kassapā’ti bhagavā avoca. ‘Kiṃ nu kho, bho gotama, natthi dukkha’nti? ‘Na kho, kassapa, natthi dukkhaṃ. Atthi kho, kassapa, dukkha’nti. ‘Tena hi bhavaṃ gotamo dukkhaṃ na jānāti, na passatī’ti. ‘Na khvāhaṃ, kassapa, dukkhaṃ na jānāmi, na passāmi. Jānāmi khvāhaṃ, kassapa, dukkhaṃ; passāmi khvāhaṃ, kassapa, dukkha’’’nti.
‘‘Ki nu kho, bho gotama, ‘sayaṃkataṃ dukkha’nti iti puṭṭho samāno ‘mā hevaṃ, kassapā’ti vadesi. ‘Kiṃ pana, bho gotama, paraṃkataṃ dukkha’nti iti puṭṭho samāno ‘mā hevaṃ, kassapā’ti vadesi. ‘Kiṃ nu kho, bho gotama, sayaṃkatañca paraṃkatañca dukkha’nti iti puṭṭho samāno ‘mā hevaṃ, kassapā’ti vadesi. ‘Kiṃ pana, bho gotama, asayaṃkāraṃ aparaṃkāraṃ adhiccasamuppannaṃ dukkha’nti iti puṭṭho samāno ‘mā hevaṃ, kassapā’ti vadesi. ‘Kiṃ nu kho, bho gotama, natthi dukkha’nti iti puṭṭho samāno ‘na kho, kassapa, natthi dukkhaṃ, atthi kho, kassapa, dukkha’nti vadesi. ‘Tena hi bhavaṃ gotamo dukkhaṃ na jānāti na passatī’ti iti puṭṭho samāno ‘na khvāhaṃ, kassapa, dukkhaṃ na jānāmi na passāmi. Jānāmi khvāhaṃ, kassapa, dukkhaṃ; passāmi khvāhaṃ, kassapa, dukkha’nti vadesi. Ācikkhatu ca [ayaṃ cakāro sī. potthake natthi] me, bhante, bhagavā dukkhaṃ. Desetu ca [ayaṃ cakāro sī. potthake natthi] me, bhante, bhagavā dukkha’’nti.
‘‘‘So karoti so paṭisaṃvedayatī’ti [paṭisaṃvediyatīti (sī. pī. ka.)] kho, kassapa, ādito sato ‘sayaṃkataṃ dukkha’nti iti vadaṃ sassataṃ etaṃ pareti. ‘Añño karoti añño paṭisaṃvedayatī’ti kho, kassapa, vedanābhitunnassa sato ‘paraṃkataṃ dukkha’nti iti vadaṃ ucchedaṃ etaṃ pareti. Ete te, kassapa, ubho ante anupagamma majjhena tathāgato dhammaṃ deseti – ‘avijjāpaccayā saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho; saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’’ti.
Evaṃ vutte, acelo kassapo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bhante, abhikkantaṃ, bhante! Seyyathāpi, bhante, nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya...pe... cakkhumanto rūpāni dakkhantīti; evamevaṃ bhagavatā anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṃ, bhante, bhagavantaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Labheyyāhaṃ, bhante, bhagavato santike pabbajjaṃ, labheyyaṃ upasampada’’nti.
‘‘Yo kho, kassapa, aññatitthiyapubbo imasmiṃ dhammavinaye ākaṅkhati pabbajjaṃ, ākaṅkhati upasampadaṃ, so cattāro māse parivasati. Catunnaṃ māsānaṃ accayena [accayena parivuṭṭhaparivāsaṃ (syā. kaṃ. pī. ka.)] (parivutthaparivāsaṃ) āraddhacittā bhikkhū [bhikkhū ākaṅkhamānā (syā. kaṃ. pī. ka.)] pabbājenti upasampādenti bhikkhubhāvāya. Api ca mayā puggalavemattatā viditā’’ti.
‘‘Sace, bhante, aññatitthiyapubbo imasmiṃ dhammavinaye ākaṅkhati pabbajjaṃ, ākaṅkhati upasampadaṃ, cattāro māse parivasati. Catunnaṃ māsānaṃ accayena [accayena parivuṭṭhaparivāsaṃ (syā. kaṃ. pī. ka.)] (parivutthaparivāsaṃ) āraddhacittā bhikkhū [bhikkhū ākaṅkhamānā (syā. kaṃ. pī. ka.)] pabbājenti upasampādenti bhikkhubhāvāya. Ahaṃ cattāri vassāni parivasissāmi, catunnaṃ vassānaṃ accayena [accayena parivuṭṭhaparivāsaṃ (syā. kaṃ. pī. ka.)] (parivutthaparivāsaṃ) āraddhacittā bhikkhū pabbājentu upasampādentu bhikkhubhāvāyā’’ti.
Alattha kho acelo kassapo bhagavato santike pabbajjaṃ, alattha upasampadaṃ. Acirūpasampanno ca panāyasmā kassapo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva – yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ – brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi. ‘‘Khīṇā jāti vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’’ti abbhaññāsi. Aññataro ca panāyasmā kassapo arahataṃ ahosīti. Sattamaṃ.
7. Acelakassapasuttavaṇṇanā
17. Sattame acelo kassapoti liṅgena acelo niccelo, nāmena kassapo. Dūratovāti mahatā bhikkhusaṅghena parivutaṃ āgacchantaṃ dūrato eva addasa. Kiñcideva desanti kiñcideva kāraṇaṃ. Okāsanti pañhabyākaraṇassa khaṇaṃ kālaṃ. Antaragharanti ‘‘na pallatthikāya antaraghare nisīdissāmī’’ti ettha antonivesanaṃ antaragharaṃ. ‘‘Okkhittacakkhu antaraghare gamissāmī’’ti ettha indakhīlato paṭṭhāya antogāmo. Idhāpi ayameva adhippeto. Yadākaṅkhasīti yaṃ icchasi.
Kasmā pana bhagavā kathetukāmo yāvatatiyaṃ paṭikkhipīti? Gāravajananatthaṃ. Diṭṭhigatikā hi khippaṃ kathiyamāne gāravaṃ na karonti, ‘‘samaṇaṃ gotamaṃ upasaṅkamitumpi pucchitumpi sukaraṃ, pucchitamatteyeva kathetī’’ti vacanampi na saddahanti. Dve tayo vāre paṭikkhitte pana gāravaṃ karonti, ‘‘samaṇaṃ gotamaṃ upasaṅkamitumpi pañhaṃ pucchitumpi dukkara’’nti yāvatatiyaṃ yācite kathiyamānaṃ sussūsanti saddahanti. Iti bhagavā ‘‘ayaṃ sussūsissati saddahissatī’’ti yāvatatiyaṃ yācāpetvā kathesi. Apica yathā bhisakko telaṃ vā phāṇitaṃ vā pacanto mudupākakharapākānaṃ pākakālaṃ āgamayamāno pākakālaṃ anatikkamitvāva otāreti. Evaṃ bhagavā sattānaṃ ñāṇaparipākaṃ āgamayamāno ‘‘ettakena kālena imassa ñāṇaṃ paripākaṃ gamissatī’’ti ñatvāva yāvatatiyaṃ yācāpesi.
Mā hevaṃ, kassapāti, kassapa, mā evaṃ bhaṇi. Sayaṃkataṃ dukkhanti hi vattuṃ na vaṭṭati, attā nāma koci dukkhassa kārako natthīti dīpeti. Paratopi eseva nayo. Adhiccasamuppannanti akāraṇena yadicchāya uppannaṃ. Iti puṭṭho samānoti kasmā evamāha? Evaṃ kirassa ahosi – ‘‘ayaṃ ‘sayaṃkataṃ dukkha’ntiādinā puṭṭho ‘mā heva’nti vadati, ‘natthī’ti puṭṭho ‘atthī’ti vadati. ‘Bhavaṃ gotamo dukkhaṃ na jānāti na passatī’ti puṭṭho ‘jānāmi khvāha’nti vadati. Kiñci nu kho mayā virajjhitvā pucchito’’ti mūlato paṭṭhāya attano pucchameva sodhento evamāha. Ācikkhatu ca me, bhante, bhagavāti idha satthari sañjātagāravo ‘‘bhava’’nti avatvā ‘‘bhagavā’’ti vadati.
So karotītiādi, ‘‘sayaṃkataṃ dukkha’’nti laddhiyā paṭisedhanatthaṃ vuttaṃ. Ettha ca satoti idaṃ bhummatthe sāmivacanaṃ, tasmā evamattho daṭṭhabbo – so karoti so paṭisaṃvedayatīti kho, kassapa, ādimhiyeva evaṃ sati pacchā sayaṃkataṃ dukkhanti ayaṃ laddhi hoti. Ettha ca dukkhanti vaṭṭadukkhaṃ adhippetaṃ. Iti vadanti etassa purimena ādisaddena anantarena ca sassatasaddena sambandho hoti. ‘‘Dīpeti gaṇhātī’’ti ayaṃ panettha pāṭhaseso. Idañhi vuttaṃ hoti – iti evaṃ vadanto āditova sassataṃ dīpeti, sassataṃ gaṇhāti. Kasmā? Tassa hi taṃ dassanaṃ etaṃ pareti, kārakañca vedakañca ekameva gaṇhantaṃ etaṃ sassataṃ upagacchatīti attho.
Añño karotītiādi pana ‘‘paraṃkataṃ dukkha’’nti laddhiyā paṭisedhanatthaṃ vuttaṃ. ‘‘Ādito sato’’ti idaṃ pana idhāpi āharitabbaṃ. Ayañhettha attho – añño karoti añño paṭisaṃvediyatīti kho pana, kassapa, ādimhiyeva evaṃ sati, pacchā ‘‘kārako idheva ucchijjati, tena kataṃ añño paṭisaṃvediyatī’’ti evaṃ uppannāya ucchedadiṭṭhiyā saddhiṃ sampayuttāya vedanāya abhitunnassa viddhassa sato ‘‘paraṃkataṃ dukkha’’nti ayaṃ laddhi hotīti. Iti vadantiādi vuttanayeneva yojetabbaṃ. Tatrāyaṃ yojanā – evañca vadanto āditova ucchedaṃ dīpeti, ucchedaṃ gaṇhāti. Kasmā? Tassa hi taṃ dassanaṃ etaṃ pareti, etaṃ ucchedaṃ upagacchatīti attho.
Ete teti ye sassatucchedasaṅkhāte ubho ante (anupagamma tathāgato dhammaṃ deseti, ete te, kassapa, ubho ante) anupagamma pahāya anallīyitvā majjhena tathāgato dhammaṃ deseti, majjhimāya paṭipadāya ṭhito desetīti attho. Kataraṃ dhammanti ce? Yadidaṃ avijjāpaccayā saṅkhārāti. Ettha hi kāraṇato phalaṃ, kāraṇanirodhena cassa nirodho dīpito, na koci kārako vā vedako vā niddiṭṭho. Ettāvatā sesapañhā paṭisedhitā honti. Ubho ante anupagammāti iminā hi tatiyapañho paṭikkhitto. Avijjāpaccayā saṅkhārāti iminā adhiccasamuppannatā ceva ajānanañca paṭikkhittanti veditabbaṃ.
Labheyyanti idaṃ so bhagavato santike bhikkhubhāvaṃ patthayamāno āha. Atha bhagavā yonena khandhake titthiyaparivāso (mahāva. 86) paññatto, yaṃ aññatitthiyapubbo sāmaṇerabhūmiyaṃ ṭhito ‘‘ahaṃ, bhante, itthannāmo aññatitthiyapubbo imasmiṃ dhammavinaye ākaṅkhāmi upasampadaṃ. Svāhaṃ, bhante, saṅghaṃ cattāro māse parivāsaṃ yācāmī’’tiādinā nayena samādiyitvā parivasati, taṃ sandhāya yo kho, kassapa, aññatitthiyapubbotiādimāha. Tattha pabbajjanti vacanasiliṭṭhatāvasena vuttaṃ. Aparivasitvāyeva hi pabbajjaṃ labhati. Upasampadatthikena pana nātikālena gāmappavesanādīni aṭṭha vattāni pūrentena parivasitabbaṃ. Āraddhacittāti aṭṭhavattapūraṇena tuṭṭhacittā. Ayamettha saṅkhepo, vitthārato panesa titthiyaparivāso samantapāsādikāya vinayaṭṭhakathāya pabbajjakkhandhakavaṇṇanāyaṃ (mahāva. aṭṭha. 86) vuttanayeneva veditabbo.
Apica mayāti ayamettha pāṭho, aññattha pana ‘‘apica metthā’’ti. Puggalavemattatā viditāti puggalanānattaṃ viditaṃ. ‘‘Ayaṃ puggalo parivāsāraho, ayaṃ na parivāsāraho’’ti idaṃ mayhaṃ pākaṭanti dasseti. Tato kassapo cintesi – ‘‘aho acchariyaṃ buddhasāsanaṃ, yattha evaṃ ghaṃsitvā koṭṭetvā yuttameva gaṇhanti, ayuttaṃ chaḍḍentī’’ti. Tato suṭṭhutaraṃ pabbajjāya sañjātussāho sace, bhantetiādimāha. Atha bhagavā tassa tibbacchandataṃ viditvā ‘‘na kassapo parivāsaṃ arahatī’’ti aññataraṃ bhikkhuṃ āmantesi – ‘‘gaccha, bhikkhu, kassapaṃ nahāpetvā pabbājetvā ānehī’’ti. So tathā katvā taṃ pabbājetvā bhagavato santikaṃ agamāsi. Bhagavā gaṇe nisīditvā upasampādesi. Tena vuttaṃ alattha kho acelo kassapo bhagavato santike pabbajjaṃ, alattha upasampadanti. Acirūpasampannotiādi sesaṃ brāhmaṇasaṃyutte (saṃ. ni. 1.187) vuttamevāti. Sattamaṃ.