Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHÔNG HIỂU CÁI THIẾT YẾU NÊN SUY TƯ ĐIỀU PHÙ PHIẾM - Kinh Bất Tri Sắc (rūpāññāṇasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHÔNG HIỂU CÁI THIẾT YẾU NÊN SUY TƯ ĐIỀU PHÙ PHIẾM - Kinh Bất Tri Sắc (rūpāññāṇasuttaṃ)

Thứ năm, 02/01/2025, 23:03 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 27.11.2024

KHÔNG HIỂU CÁI THIẾT YẾU NÊN SUY TƯ ĐIỀU PHÙ PHIẾM

Kinh Bất Tri Sắc (rūpāññāṇasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương XII. Tương Ưng Vacchagotta – Phẩm Vacchagotta (S,iii,355 - 359)

Một trong những lãnh vực bí ẩn nhất của cuộc sống là sự hoạt động của tâm thức. Điểm quan trọng ở đây là khi tâm không có hiểu biết đích xác cái gì thiết thực, thì suy tư những thứ phù phiếm. Cái thiết thực trong lời Phật dạy là sự khổ, nhân sanh khổ, sự diệt khổ và con đường dẫn tới diệt khổ. Khi không có hiểu biết rõ về đường đi và điểm đến thì hành trình là sự trôi giạt không có bến bờ để hướng tới.

Kinh văn

607. ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. atha kho vacchagotto paribbājako yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. ekamantaṃ nisinno kho vacchagotto paribbājako bhagavantaṃ etadavoca — “ko nu kho, bho gotama, hetu, ko paccayo, yānimāni {yenimāni (?)} anekavihitāni diṭṭhigatāni loke uppajjanti — sassato lokoti vā, asassato lokoti vā, antavā lokoti vā, anantavā lokoti vā, taṃ jīvaṃ taṃ sarīranti vā, aññaṃ jīvaṃ aññaṃ sarīranti vā, hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā, na hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā, hoti ca na ca hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā, neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā”ti? “rūpe kho, vaccha, aññāṇā, rūpasamudaye aññāṇā, rūpanirodhe aññāṇā, rūpanirodhagāminiyā paṭipadāya aññāṇā; evamimāni anekavihitāni diṭṭhigatāni loke uppajjanti — sassato lokoti vā ... pe ... neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vāti. ayaṃ kho, vaccha, hetu, ayaṃ paccayo, yānimāni {yena (sī.), yenimāni (?)} anekavihitāni diṭṭhigatāni loke uppajjanti — sassato lokoti vā, asassato lokoti vā ... pe ... neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇāti vā”ti. paṭhamaṃ.

607. Một thuở, Đức Thế Tôn ngự ở Sāvatthi, tại Kỳ Viên (Jetavana), ngôi già lam do ông Anāthapiṇḍika dâng cúng.

Khi ấy, du sĩ ngoại giáo Vacchagotta đến yết kiến Đức Thế Tôn. Sau khi đến nơi, vị này chào hỏi và trao đổi những lời thăm hỏi thân thiện. Sau đó, ngồi xuống một bên và thưa rằng:

"Thưa Tôn giả Gotama, do nguyên nhân và điều kiện nào mà những quan điểm đa dạng như sau xuất hiện trên đời: thế giới là thường hằng, thế giới là không thường hằng, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên, sinh mạng và thân xác là một, sinh mạng và thân xác là khác nhau, Như Lai tồn tại sau khi chết, Như Lai không tồn tại sau khi chết, Như Lai vừa tồn tại vừa không tồn tại sau khi chết, hoặc Như Lai không tồn tại cũng không không tồn tại sau khi chết?"

Đức Thế Tôn trả lời: "Này Vaccha, do bất tri về sắc, do bất tri về sự khởi sinh của sắc, do bất tri về sự diệt của sắc và do bất tri về con đường dẫn đến sự diệt của sắc, những quan điểm đa dạng xuất hiện trên đời: thế giới là thường hằng... hoặc Như Lai không tồn tại cũng không không tồn tại sau khi chết. Đây, này Vaccha, là nguyên nhân và điều kiện khiến những quan điểm đa dạng như vậy xuất hiện trên đời."

Bốn bài kinh tiếp theo từ SN. 33.2 đến 33.5 giống bài kinh trên chỉ khác là thay vì “sắc” thì đổi thành “thọ, tưởng, hành, thức”

Chú Thích

Theo Sớ Giải của Trung Bộ, du sĩ Vacchagotta đã đến tham vấn Đức Phật nhiều lần về mười câu hỏi cổ điển, mà Đức Phật cho biết là Ngài không trả lời vì những điều đó thuộc tư duy vô bổ, không liên hệ tới giác ngộ giải thoát. Trong phẩm này, khi vị du sĩ ngoại đạo nêu lên câu hỏi, thì đã chấp nhận phần nào sự phù phiếm của nghi vấn.

Trong câu trả lời của Đức Phật, thì chính do không hiểu biết về tứ diệu đế - những sự thật thiết yếu cần tỏ ngộ - đã tạo ra những suy luận vô bổ. Một người ý thức được vấn đề cấp thiết sẽ không bận tâm đến những điều viễn vông.

Chữ “bất tri - aññāṇa” đồng nghĩa với vô minh (avijjā).

Trong bài kinh này, theo Sớ Giải, Đức Phật chỉ nêu ra bất tri đối với sắc là do “tuỳ theo nhân duyên” như căn tánh hay sự thực hành của người nghe (Vacchagotta) lúc đó. Trong những bài kinh sau, lần lượt thọ, tưởng, hành, thức cũng được đề cập bởi cùng lý do.

Sớ Giải

607-661. vacchagottasaṃyutte aññāṇāti aññāṇena. evaṃ sabbapadesu karaṇavaseneva attho veditabbo. sabbāni cetāni aññamaññavevacanānevāti. imasmiñca pana saṃyutte ekādasa suttāni pañcapaññāsa veyyākaraṇānīti veditabbāni.

"Aññāṇā" có nghĩa là "bất tri hay không hiểu biết".

  • Tương tự, ở tất cả các trường hợp (các bài kinh tiếp theo), ý nghĩa được hiểu dựa trên nhân duyên (karaṇavasena) (mà nói).
  • Tất cả những thuật ngữ này được coi như các từ đồng nghĩa với nhau (aññamaññavevacanā).

Trong phẩm Vacchagottasaṃyutta (Tương Ưng Vacchagotta), có mười một bài kinh với tổng cộng năm mươi lăm phần giải thích (veyyākaraṇāni).

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.

I. Vô Tri (1) (S.iii,257)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

Rồi du sĩ ngoại đạo Vacchagota đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, du sĩ ngoại đạo Vacchagota bạch Thế Tôn:

-- Do nhân gì, do duyên gì, này Tôn giả Gotama, một số tà kiến sai khác như thế này khởi lên ở đời: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là không thường còn"; hay "Thế giới hữu biên" hay "Thế giới vô biên"; hay "Sinh mạng và thân thể là một" hay "Sinh mạng và thân thể là khác"; hay "Như Lai có tồn tại sau khi chết" hay "Như Lai không tồn tại sau khi chết" hay "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"?

4) -- Do vô tri đối với sắc, này Vaccha, do vô tri đối với sắc tập khởi, do vô tri đối với sắc đoạn diệt, do vô tri đối với con đường đưa đến sắc đoạn diệt, cho nên có những (tà) kiến sai khác như thế này khởi lên đời: "Thế giới là thường còn"... hay "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".

Do nhân này, do duyên này, này Vaccha, có một số (tà) kiến sai khác như thế này khởi lên ở đời: "Thế giới là thường còn"... hay "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".

Ý kiến bạn đọc