Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | KHÔNG CÓ THÀNH TỰU CHO KẺ VÔ TÍCH SỰ - Kinh Suvīra (Suvīrasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | KHÔNG CÓ THÀNH TỰU CHO KẺ VÔ TÍCH SỰ - Kinh Suvīra (Suvīrasuttaṃ)

Thứ tư, 09/11/2022, 18:13 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 9.11.2022


KHÔNG CÓ THÀNH TỰU CHO KẺ VÔ TÍCH SỰ

Kinh Suvīra (Suvīrasuttaṃ)

CHƯƠNG XI. TƯƠNG ƯNG SAKKA, PHẨM THỨ NHẤT (S. i, 216)

Người đời thường mơ ước được giàu có để khỏi phải làm gì. Đức Phật dạy ngay cả vua trời nhiều phước vẫn ca ngợi sự nỗ lực tinh tấn. Ngay cả những ai sống trong giáo pháp được Phật khéo thuyết cũng không có nghĩa là “chuột sa hũ nếp” thì không cần cố gắng gì cũng có thành tựu hay chứng ngộ. Cả hai con đường hạnh phúc thế gian và hạnh phúc xuất thế đều cần sự tinh cần.

Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘bhikkhavo’’ti. ‘‘Bhadante’’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –

Tôi được nghe như vầy,

Một thuở Đức Thế Tôn ngự ở Sāvatthi (Xá Vệ), tại Jetavana (Kỳ Viên), ngôi già lam do ông Anāthapiṇḍika dâng cúng.

Bấy giờ Đức Thế Tôn gọi các tỳ khưu:

"- Này Chư Tỳ Khưu". “ Dạ. Bạch Thế Tôn”. Chư tỳ khưu lên tiếng trả lời Đức Thế Tôn.

Đức Thế Tôn nói như sau:

‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, asurā deve abhiyaṃsu. Atha kho, bhikkhave, sakko devānamindo suvīraṃ devaputtaṃ āmantesi – ‘ete, tāta suvīra, asurā deve abhiyanti. Gaccha, tāta suvīra, asure paccuyyāhī’ti. ‘Evaṃ bhaddantavā’ti kho, bhikkhave, suvīro devaputto sakkassa devānamindassa paṭissutvā pamādaṃ āpādesi [āharesi (katthaci) navaṅguttare sīhanādasuttepi]. Dutiyampi kho, bhikkhave, sakko devānamindo suvīraṃ devaputtaṃ āmantesi – ‘ete, tāta suvīra, asurā deve abhiyanti. Gaccha, tāta suvīra, asure paccuyyāhī’ti. ‘Evaṃ bhaddantavā’ti kho, bhikkhave, suvīro devaputto sakkassa devānamindassa paṭissutvā dutiyampi pamādaṃ āpādesi. Tatiyampi kho, bhikkhave, sakko devānamindo suvīraṃ devaputtaṃ āmantesi – ‘ete, tāta suvīra, asurā deve abhiyanti. Gaccha, tāta suvīra, asure paccuyyāhī’ti. ‘Evaṃ bhaddantavā’ti kho, bhikkhave, suvīro devaputto sakkassa devānamindassa paṭissutvā tatiyampi pamādaṃ āpādesi.

-- Này Chư Tỳ Khưu, thuở xưa các asūra (a tu la) tấn công chư thiên. Thiên chủ Sakka gọi thiên tử Suvīra bảo rằng:

" -- Này Suvīra thân yêu, các asūra ấy tấn công chư Thiên. Này Suvīra thân yêu, hãy đi phản công các asūra".

" -- Thưa vâng, Thiên chủ".

Này chư tỳ khưu, Thiên tử Suvīra vâng đáp Thiên chủ Sakka nhưng chểnh mảng không chịu làm gì.

Lần thứ hai, Thiên chủ Sakka gọi thiên tử Suvīra bảo rằng:

" -- Này Suvīra thân yêu, các asūra ấy tấn công chư Thiên. Này Suvīra thân yêu, hãy đi phản công các asūra".

" -- Thưa vâng, Thiên chủ".

Này chư tỳ khưu, Thiên tử Suvīra vâng đáp Thiên chủ Sakka nhưng chểnh mảng không chịu làm gì.

Lần thứ ba, Thiên chủ Sakka gọi thiên tử Suvīra bảo rằng:

" -- Này Suvīra thân yêu, các asūra ấy tấn công chư Thiên. Này Suvīra thân yêu, hãy đi phản công các asūra".

" -- Thưa vâng, Thiên chủ".

Này chư tỳ khưu, Thiên tử Suvīra vâng đáp Thiên chủ Sakka nhưng chểnh mảng không chịu làm gì.

Atha kho, bhikkhave, sakko devānamindo suvīraṃ devaputtaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Anuṭṭhahaṃ avāyāmaṃ, sukhaṃ yatrādhigacchati;

Suvīra tattha gacchāhi, mañca tattheva pāpayā’’ti.

Này chư Tỳ khưu, Thiên chủ Sakka nói với Thiên tử Suvīra bằng kệ ngôn:

“Ở đâu không tinh cần

Mà vẫn được hạnh phúc

Thì Suvīra đi

Dẫn luôn ta theo cùng.

(Suvīra):

‘‘Alasvassa anuṭṭhātā, na ca kiccāni kāraye;

Sabbakāmasamiddhassa, taṃ me sakka varaṃ disā’’ti.

“Biếng nhác, không ra sức

Không chu toàn phận sự

Mà thoả mãn ước vọng

Cho con ân huệ đó.

(Sakka):

‘‘Yatthālaso anuṭṭhātā, accantaṃ sukhamedhati;

Suvīra tattha gacchāhi, mañca tattheva pāpayā’’ti.

“Ở đâu không siêng năng

Vẫn hạnh phúc vô tận

Thì Suvīra đi

Dẫn luôn ta theo cùng.

(Suvīra):

‘‘Akammunā devaseṭṭha, sakka vindemu yaṃ sukhaṃ;

Asokaṃ anupāyāsaṃ, taṃ me sakka varaṃ disā’’ti.

“Thưa Thiên chủ nếu có

Kẻ biếng nhác hạnh phúc

Vô sầu và vô ưu

Cho con ân huệ đó.

(Sakka):

‘‘Sace atthi akammena, koci kvaci na jīvati;

Nibbānassa hi so maggo, suvīra tattha gacchāhi;

Mañca tattheva pāpayā’’ti.

“Nếu có ở nơi nào

Lười biếng nhưng vẫn tiến

Sướng như đường niết bàn

Thì Suvīra đi

Dẫn luôn ta theo cùng.

‘‘So hi nāma, bhikkhave, sakko devānamindo sakaṃ puññaphalaṃ upajīvamāno devānaṃ tāvatiṃsānaṃ issariyādhipaccaṃ rajjaṃ kārento uṭṭhānavīriyassa vaṇṇavādī bhavissati. Idha kho taṃ, bhikkhave, sobhetha, yaṃ tumhe evaṃ svākkhāte dhammavinaye pabbajitā samānā uṭṭhaheyyātha ghaṭeyyātha vāyameyyātha appattassa pattiyā anadhigatassa adhigamāya, asacchikatassa sacchikiriyāyā’’ti.

Này chư tỳ khưu, Thiên chủ Sakka với phước báu đã tạo, trị vì cõi Tam Thập Tam vẫn tán thán sự tinh tấn nỗ lực. Còn nói gì thích đáng hơn là chư tỳ khưu vốn xuất gia trong Pháp và Luật được khéo thuyết cần tích cực nỗ lực phấn đấu để đạt được những gì chưa đạt, để chứng được những gì chưa chứng, để ngộ được những gì chưa ngộ.

‘‘Anuṭṭhahaṃ avāyāmaṃ, sukhaṃ yatrādhigacchati = ở đâu mà không ra sức tinh cần vẫn được hạnh phúc

Suvīra tattha gacchāhi, mañca tattheva pāpayā’’ti = Suvīra hãy đi đến đó và mang ta theo với.

‘‘Alasvassa anuṭṭhātā, na ca kiccāni kāraye = Nếu kẻ biếng nhác không làm việc, không làm tròn phận sự

Sabbakāmasamiddhassa = mà có thể thoả mãn mọi ước vọng

taṃ me sakka varaṃ disā’’ti = thì xin thiên chủ cho con được ân huệ ấy

‘‘Yatthālaso anuṭṭhātā, accantaṃ sukhamedhati = Nơi nào có kẻ vô tích sự mà vẫn sống hạnh phúc bất tận

Suvīra tattha gacchāhi, mañca tattheva pāpayā’’ti = Suvīra hãy đi đến đó và mang ta theo với.

‘‘Akammunā devaseṭṭha, sakka vindemu yaṃ sukhaṃ = Thưa Thiên Chủ Sakka, nếu thụ động mà mang lại hạnh phúc

Asokaṃ anupāyāsaṃ = vô sầu, vô ưu

taṃ me sakka varaṃ disā’’ti = thì xin thiên chủ cho con được ân huệ ấy

‘‘Sace atthi akammena, koci kvaci na jīvati = Nếu có nơi nào mà sống không làm gì cả vẫn không thối đoạ.

Nibbānassa hi so maggo = vậy đúng (sung sướng như) là đường đến niết bàn!

Suvīra tattha gacchāhi, mañca tattheva pāpayā’’ti = Suvīra hãy đi đến đó và mang ta theo với.

Tāvatiṃsa là một trong sáu cõi trời Dục Giới. Cõi nầy cao hơn cõi Tứ Thiên Vương mà thấp hơn của Dạ ma, Đâu Suất, Hoá Lạc và Tha Hoá Tự Tại. Tāvatiṃsa thường được dịch là Tam Thập Tam, âm là Đao Lợi.

Sớ Giải ghi rằng chư thiên Đạo Lợi thường có sự giằng co giao chiến với a tu la thiên. Chư thiên là biều hiện của ánh sáng, bình an, và hài hoà trong lúc các a tu la thiên là những hung thần với ác niệm, bạo động, đánh đấm.

Theo Sớ giải chư thiên được bảo vệ với năm vòng tuyến. Vòng ngoài là do các long vương (nāga) canh gác, kế đến là kim xí điểu (supaṇṇa), vòng trong nữa là kiển bàn trà (kumbhaṇḍa), dạ xoa (yakkha). Vòng sau cùng bên trong là Tứ Thiên Vương. Khi các a tu la thiên chọc thủng được cả năm phòng tuyến thì Tứ Thiên Vương sẽ trình báo với Thiên chủ Đế Thích. Thiên chủ Sakka có thể đích thân ra trận bằng thiên xa. Đôi khi cũng cử những đứa con mình ra trận. Thiên tử Suvīra là một trong những người con của Thiên chủ Sakka.

Theo Sớ Giải sở dĩ Thiên tử Suvīra chểnh mảng phận sự vì đang vui chơi với các tiên nữ tại Lạc viên Nandana.

Tất cả kệ ngôn của Thiên chủ Sakka đều hàm ý đề cao sự tinh cần nỗ lực. Đối thoại của hai vị thiên mang ngôn phong thường có trong các gia đình: cha mẹ thì trách cứ, con cái lại “trả treo”. Thiên chủ muốn nhấn mạnh ý của mình: Nếu ở chỗ nào mà kẻ vô tích sự có hạnh phúc, có thành tựu, có tiến bộ gì thì con hãy tới đó và dẫn ta theo với. Con của Thiên chủ đáp lại: Nếu kẻ lười biếng mà được vậy thì cha cho con được ân huệ đó đi!!!

Theo Sớ Giải ngữ pháp trong bài kinh có vài chỗ cần được làm rõ nghĩa. (Có lẽ cách dùng ngôn ngữ của chư thiên hơi khác nhân loại?). alasassa nên được hiểu là (alaso+assa); sabbakāmasamiddhassa nên được hiểu là (sabbakāmehi + samiddho + assa).

Hai từ varaṃ disā phải được hiểu là một thành ngữ trong văn nói. Varaṃ là ân huệ, sự đãi ngộ. Disā sự ban bố, ban tặng. Hai từ nầy phải đi chung mới có nghĩa: xin ban cho ân huệ. Ở đây, một lần nữa, là ngôn phong “trả treo”.

Ba câu: Sace atthi akammena koci kvaci na jīvati nibbānassa hi so maggo = Nếu có nơi nào mà sống không làm gì cả vẫn không thối đoạ thì đó là đường đến niết bàn. Nên hiểu theo cách nói biếm nhẽ hơn là ý nghĩa thường dùng mặc dù Sớ giải nói câu đó nghĩa là trạng thái niết bàn không tạo nghiệp.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

1. Suvīrasuttaṃ [Mūla]

247. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘bhikkhavo’’ti. ‘‘Bhadante’’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –

‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, asurā deve abhiyaṃsu. Atha kho, bhikkhave, sakko devānamindo suvīraṃ devaputtaṃ āmantesi – ‘ete, tāta suvīra, asurā deve abhiyanti. Gaccha, tāta suvīra, asure paccuyyāhī’ti. ‘Evaṃ bhaddantavā’ti kho, bhikkhave, suvīro devaputto sakkassa devānamindassa paṭissutvā pamādaṃ āpādesi [āharesi (katthaci) navaṅguttare sīhanādasuttepi]. Dutiyampi kho, bhikkhave, sakko devānamindo suvīraṃ devaputtaṃ āmantesi – ‘ete, tāta suvīra, asurā deve abhiyanti. Gaccha, tāta suvīra, asure paccuyyāhī’ti. ‘Evaṃ bhaddantavā’ti kho, bhikkhave, suvīro devaputto sakkassa devānamindassa paṭissutvā dutiyampi pamādaṃ āpādesi. Tatiyampi kho, bhikkhave, sakko devānamindo suvīraṃ devaputtaṃ āmantesi – ‘ete, tāta suvīra, asurā deve abhiyanti. Gaccha, tāta suvīra, asure paccuyyāhī’ti. ‘Evaṃ bhaddantavā’ti kho, bhikkhave, suvīro devaputto sakkassa devānamindassa paṭissutvā tatiyampi pamādaṃ āpādesi. Atha kho, bhikkhave, sakko devānamindo suvīraṃ devaputtaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Anuṭṭhahaṃ avāyāmaṃ, sukhaṃ yatrādhigacchati;

Suvīra tattha gacchāhi, mañca tattheva pāpayā’’ti.

‘‘Alasvassa [alasa’ssa (sī. pī.), alasvāyaṃ (syā. kaṃ.)] anuṭṭhātā, na ca kiccāni kāraye;

Sabbakāmasamiddhassa, taṃ me sakka varaṃ disā’’ti.

‘‘Yatthālaso anuṭṭhātā, accantaṃ sukhamedhati;

Suvīra tattha gacchāhi, mañca tattheva pāpayā’’ti.

‘‘Akammunā [akammanā (sī. pī.)] devaseṭṭha, sakka vindemu yaṃ sukhaṃ;

Asokaṃ anupāyāsaṃ, taṃ me sakka varaṃ disā’’ti.

‘‘Sace atthi akammena, koci kvaci na jīvati;

Nibbānassa hi so maggo, suvīra tattha gacchāhi;

Mañca tattheva pāpayā’’ti.

‘‘So hi nāma, bhikkhave, sakko devānamindo sakaṃ puññaphalaṃ upajīvamāno devānaṃ tāvatiṃsānaṃ issariyādhipaccaṃ rajjaṃ kārento uṭṭhānavīriyassa vaṇṇavādī bhavissati. Idha kho taṃ, bhikkhave, sobhetha, yaṃ tumhe evaṃ svākkhāte dhammavinaye pabbajitā samānā uṭṭhaheyyātha ghaṭeyyātha vāyameyyātha appattassa pattiyā anadhigatassa adhigamāya, asacchikatassa sacchikiriyāyā’’ti.

1. Suvīrasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

247. Sakkasaṃyuttassa paṭhame abhiyaṃsūti kadā abhiyaṃsu? Yadā balavanto ahesuṃ, tadā. Tatrāyaṃ anupubbikathā – sakko kira magadharaṭṭhe macalagāmake magho nāma māṇavo hutvā tettiṃsa purise gahetvā kalyāṇakammaṃ karonto satta vatapadāni pūretvā tattha kālaṅkato devaloke nibbatti. Taṃ balavakammānubhāvena saparisaṃ sesadevatā dasahi ṭhānehi adhigaṇhantaṃ disvā ‘‘āgantukadevaputtā āgatā’’ti nevāsikā gandhapānaṃ sajjayiṃsu. Sakko sakaparisāya saññaṃ adāsi – ‘‘mārisā mā gandhapānaṃ pivittha, pivanākāramattameva dassethā’’ti. Te tattha akaṃsu. Nevāsikadevatā suvaṇṇasarakehi upanītaṃ gandhapānaṃ yāvadatthaṃ pivitvā mattā tattha tattha suvaṇṇapathaviyaṃ patitvā sayiṃsu. Sakko ‘‘gaṇhatha puttahatāya putte’’ti te pādesu gahetvā sinerupāde khipāpesi. Sakkassa puññatejena tadanuvattakāpi sabbe tattheva patiṃsu. Te sineruvemajjhakāle saññaṃ labhitvā, ‘‘tātā na suraṃ pivimha, na suraṃ pivimhā’’ti āhaṃsu. Tato paṭṭhāya asurā nāma jātā. Atha nesaṃ kammapaccayautusamuṭṭhānaṃ sinerussa heṭṭhimatale dasayojanasahassaṃ asurabhavanaṃ nibbatti. Sakko tesaṃ nivattetvā anāgamanatthāya ārakkhaṃ ṭhapesi, yaṃ sandhāya vuttaṃ –

‘‘Antarā dvinnaṃ ayujjhapurānaṃ,

Pañcavidhā ṭhapitā abhirakkhā;

Udakaṃ karoṭi-payassa ca hārī,

Madanayutā caturo ca mahatthā’’ti.

Dve nagarāni hi yuddhena gahetuṃ asakkuṇeyyatāya ayujjhapurāni nāma jātāni devanagarañca asuranagarañca. Yadā hi asurā balavanto honti, atha devehi palāyitvā devanagaraṃ pavisitvā dvāre pidahite asurānaṃ satasahassampi kiñci kātuṃ na sakkoti. Yadā devā balavanto honti, athāsurehi palāyitvā asuranagarassa dvāre pidahite sakkānaṃ satasahassampi kiñci kātuṃ na sakkoti. Iti imāni dve nagarāni ayujjhapurāni nāma. Nesaṃ antarā etesu udakādīsu pañcasu ṭhānesu sakkena ārakkhā ṭhapitā. Tattha udakasaddena nāgā gahitā. Te hi udake balavanto honti. Tasmā sinerussa paṭhamālinde tesaṃ ārakkhā. Karoṭisaddena supaṇṇā gahitā. Tesaṃ kira karoṭi nāma pānabhojanaṃ, tena taṃ nāmaṃ labhiṃsu. Dutiyālinde tesaṃ ārakkhā. Payassahārīsaddena kumbhaṇḍā gahitā. Dānavarakkhasā kira te. Tatiyālinde tesaṃ ārakkhā. Madanayutasaddena yakkhā gahitā. Visamacārino kirate yujjhasoṇḍā. Catutthālinde tesaṃ ārakkhā. Caturo ca mahantāti cattāro mahārājāno vuttā. Pañcamālinde tesaṃ ārakkhā. Tasmā yadi asurā kupitāvilacittā devapuraṃ upayanti yuddhesū, yaṃ girino paṭhamaṃ paribhaṇḍaṃ, taṃ uragā paṭibāhanti evaṃ sesesu sesā.

Te pana asurā āyuvaṇṇarasaissariyasampattīhi tāvatiṃsasadisāva. Tasmā antarā attānaṃ ajānitvā pāṭaliyā pupphitāya, ‘‘na idaṃ devanagaraṃ, tattha pāricchattako pupphati, idha pana cittapāṭalī, jarasakkenāmhākaṃ suraṃ pāyetvā vañcitā, devanagarañca no gahitaṃ, gacchāma tena saddhiṃ yujjhissāmā’’ti hatthiassarathe āruyha suvaṇṇarajatamaṇiphalakāni gahetvā, yuddhasajjā hutvā, asurabheriyo vādentā mahāsamudde udakaṃ dvidhā bhetvā uṭṭhahanti. Te deve vuṭṭhe vammikamakkhikā vammikaṃ viya sineruṃ abhiruhitu ārabhanti. Atha nesaṃ paṭhamaṃ nāgehi saddhiṃ yuddhaṃ hoti. Tasmiṃ kho pana yuddhe na kassaci chavi vā cammaṃ vā chijjati, na lohitaṃ uppajjati, kevalaṃ kumārakānaṃ dārumeṇḍakayuddhaṃ viya aññamaññaṃ santāsanamattameva hoti. Koṭisatāpi koṭisahassāpi nāgā tehi saddhiṃ yujjhitvā te asurapuraṃyeva pavesetvā nivattanti.

Yadā pana asurā balavanto honti, atha nāgā osakkitvā dutiye ālinde supaṇṇehi saddhiṃ ekatova hutvā yujjhanti. Esa nayo supaṇṇādīsūpi. Yadā pana tāni pañcapi ṭhānāni asurā maddanti, tadā ekato sampiṇḍitānipi pañca balāni osakkanti. Atha cattāro mahārājāno gantvā sakkassa taṃ pavattiṃ ārocenti. Sakko tesaṃ vacanaṃ sutvā diyaḍḍhayojanasatikaṃ vejayantarathaṃ āruyha sayaṃ vā nikkhamati, ekaṃ vā puttaṃ peseti. Imasmiṃ pana kāle puttaṃ pesetukāmo, tāta suvīrātiādimāha.

Evaṃ bhaddantavāti khoti evaṃ hotu bhaddaṃ tava iti kho. Pamādaṃ āpādesīti pamādaṃ akāsi. Accharāsaṅghaparivuto saṭṭhiyojanaṃ vitthārena suvaṇṇamahāvīthiṃ otaritvā nakkhattaṃ kīḷanto nandanavanādīsu vicaratīti attho.

Anuṭṭhahanti anuṭṭhahanto. Avāyāmanti avāyamanto. Alasvassāti alaso assa. Na ca kiccāni kārayeti kiñci kiccaṃ nāma na kareyya. Sabbakāmasamiddhassāti sabbakāmehi samiddho assa. Taṃ me, sakka, varaṃ disāti, sakka devaseṭṭha, taṃ me varaṃ uttamaṃ ṭhānaṃ okāsaṃ disaṃ ācikkha kathehīti vadati. Nibbānassa hi so maggoti kammaṃ akatvā jīvitaṭṭhānaṃ nāma nibbānassa maggo. Paṭhamaṃ.

Ý kiến bạn đọc