Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHÓ PHÂN CHÂN VỘNG, LÀ TA HAY MÌNH - Kinh Chính Mình Là Hải Đảo (Attadīpasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHÓ PHÂN CHÂN VỘNG, LÀ TA HAY MÌNH - Kinh Chính Mình Là Hải Đảo (Attadīpasuttaṃ)

Thứ tư, 10/04/2024, 16:21 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 9.4.2024

KHÓ PHÂN CHÂN VỘNG, LÀ TA HAY MÌNH

Kinh Chính Mình Là Hải Đảo (Attadīpasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Chính Mình Là Hải Đảo (S,iii,43)

Trong cùng một bài kinh có hai phân đoạn: Một nói về chính ta là nơi nương tựa thật sự của ta; Hai là nói về thực tại vô ngã, vốn không có cái ta ở năm uẩn. Đúng là một bài kinh khó nuốt, như ý nghĩa thiền cảnh “phi tưởng phi phi tưởng” trong “samatha”; hay “sắc bất dị không, không bất dị sắc” trong giáo lý Bát nhã của Phật giáo Đại Thừa; hoặc “Trang Chu mộng hồ điệp” của Nam Hoa Kinh. Vấn đề nằm ở nhận thức của tâm thuật. Nói nôm na như người miền quê: “Đi ngang cầu khỉ phải cẩn thận, mà càng cẩn thận thì càng sợ, càng sợ thì càng dễ té”. Không biết sợ không được, mà sợ quá cũng không nên. Giữa lằn ranh của hai nghịch lý là TRUNG ĐẠO.

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

“Attadīpā, bhikkhave, viharatha attasaraṇā anaññasaraṇā, dhammadīpā dhammasaraṇā anaññasaraṇā.

Nhân duyên ở Sāvatthi.

Này chư tỳ khưu, hãy sống với chính mình là hải đảo, chính mình là nơi nương tựa, không nương tựa một gì khác. Hãy sống với Pháp là hải đảo, lấy Pháp làm chỗ tựa nương, không nương tựa một gì khác.

Attadīpānaṃ, bhikkhave, viharataṃ attasaraṇānaṃ anaññasaraṇānaṃ, dhammadīpānaṃ dhammasaraṇānaṃ anaññasaraṇānaṃ yoni upaparikkhitabbā ‘Kiṃjātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā, kiṃpahotikā’ti?

Khi sống với chính mình là hải đảo, chính mình là nơi nương tựa, không nương tựa một gì khác. Khi sống với Pháp là hải đảo, lấy Pháp làm chỗ tựa nương, không nương tựa một gì khác, hãy khéo suy tư: “Sầu muộn, bi thảm, khổ sở, lo lắng, than khóc sanh khởi từ căn nguyên nào? Cái gì sản sinh ra chúng?”

Kiṃjātikā ca, bhikkhave, sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā, kiṃpahotikā? Idha, bhikkhave, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto, sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto, rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ; attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ. Tassa taṃ rūpaṃ vipariṇamati, aññathā ca hoti. Tassa rūpavipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā.

Này chư tỳ khưu, “Sầu muộn, bi thảm, khổ sở, lo lắng, than khóc sanh khởi từ căn nguyên nào? Cái gì sản sinh ra chúng?”

Này chư tỳ khưu, ở đây, phàm phu không học hiểu, không thành thạo, không tu tập đạo lý của các bậc thánh; không học hiểu, không thành thạo, không tu tập đạo lý của các bậc thiện trí xem sắc là ngã, ngã là sắc, trong sắc có ngã, trong ngã có sắc. Khi sắc thay đổi, hoại diệt khiến kẻ ấy sầu muộn, bi thảm, khổ sở, lo lắng, than khóc.

Vedanaṃ attato samanupassati, vedanāvantaṃ vā attānaṃ; attani vā vedanaṃ, vedanāya vā attānaṃ. Tassa sā vedanā vipariṇamati, aññathā ca hoti. Tassa vedanāvipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparideva …pe… pāyāsā.

Saññaṃ attato samanupassati …

saṅkhāre attato samanupassati …

viññāṇaṃ attato samanupassati, viññāṇavantaṃ vā attānaṃ; attani vā viññāṇaṃ, viññāṇasmiṃ vā attānaṃ. Tassa taṃ viññāṇaṃ vipariṇamati, aññathā ca hoti. Tassa viññāṇavipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā.

Vị ấy xem thọ là ngã, ngã là thọ …

Vị ấy xem tưởng là ngã, ngã là tưởng …

Vị ấy xem hành là ngã, ngã là hành …

Vị ấy xem thức là ngã, ngã là thức, trong thức có ngã, trong ngã có thức. Khi thức thay đổi, hoại diệt khiến kẻ ấy sầu muộn, bi thảm, khổ sở, lo lắng, than khóc.

Rūpassa tveva, bhikkhave, aniccataṃ viditvā vipariṇāmaṃ virāgaṃ nirodhaṃ, ‘pubbe ceva rūpaṃ etarahi ca sabbaṃ rūpaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhamman’ti, evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato ye sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā na paritassati, aparitassaṃ sukhaṃ viharati, sukhavihārī bhikkhu ‘tadaṅganibbuto’ti vuccati.

Nhưng này chư tỳ khưu, một người hiểu biết sự vô thường của sắc, sự thay đổi, sự tan biến, sự hoại diệt của sắc, vị ấy quán triệt với chánh trí: “Trong quá khứ cũng như hiện tại, tất cả sắc đều vô thường, thay đổi, tan biến, hoại diệt” thì những sầu muộn, bi thảm, khổ sở, lo lắng, than khóc được buông xả; do buông xả vị ấy không dao động; do không dao động vị ấy sống an lạc; do an lạc vị ấy thể nhập trạng thái thanh lương trên phương diện ấy.

Vedanāya …

Saññāya …

Saṅkhārānaṃ ….

Viññāṇassa tveva, bhikkhave, aniccataṃ viditvā vipariṇāmaṃ virāgaṃ nirodhaṃ, ‘pubbe ceva viññāṇaṃ etarahi ca sabbaṃ viññāṇaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhamman’ti, evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato ye sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā na paritassati, aparitassaṃ sukhaṃ viharati, sukhavihārī bhikkhu ‘tadaṅganibbuto’ti vuccatī”ti.

Một người hiểu biết sự vô thường của thọ …

Một người hiểu biết sự vô thường của tưởng …

Một người hiểu biết sự vô thường của hành …

Này chư tỳ khưu, một người hiểu biết sự vô thường của thức, sự thay đổi, sự tan biến, sự hoại diệt của thức, vị ấy quán triệt với chánh trí: “Trong quá khứ cũng như hiện tại, tất cả thức đều vô thường, thay đổi, tan biến, hoại diệt” thì những sầu muộn, bi thảm, khổ sở, lo lắng, than khóc được buông xả; do buông xả vị ấy không dao động; do không dao động vị ấy sống an lạc; do an lạc vị ấy thể nhập trạng thái thanh lương trên phương diện ấy.

 

 

Chú Thích

Bài kinh ngắn này, có nhiều điểm tế nhị “khó tiêu hoá” trên cả ba phương diện từ vựng, ý nghĩa và sự thực hành.

Trên phương diện từ vựng, chữ “dīpa” trong Phạm ngữ có hai nghĩa là ngọn đèn và hòn đảo, nên tạo thành hai cách dịch quen thuộc như Phật ngôn, tương tự, trong Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Hãy tự mình thắp đuốc mà đi” hoặc “Hãy là hòn đảo cho mình nương tựa”. Bản dịch này chọn ý nghĩa thứ hai vì có Phật ngôn: “Hãy tự mình làm hòn đảo, sóng nước khó ngập tràn.” Cả năm bản dịch Anh ngữ đương đại đều chọn chữ “island”.

Trên phương diện nghĩa lý, thì câu “hãy sống với chính mình là hải đảo, chính mình là nơi nương tựa, không nương tựa một gì khác. Hãy sống với Pháp là hải đảo, lấy Pháp làm chỗ tựa nương, không nương tựa một gì khác”. Thoạt nghe như mâu thuẩn, vì có mệnh đề “không nương tựa một gì khác” nhưng lại nêu ra hai điểm tựa là “tự thân” và “Pháp”. Dễ thấy được tôn ý của Đức Phật khi nói hai câu liền nhau: phải tự thân hiểu biết, thực hành Pháp thì mới nếm trãi được sự an tịnh, hạnh phúc. Hai cách nói nhưng cùng một biểu đạt nhất quán.

Trên phương diện thực hành, thoạt nghe “chính ta là nơi tương tựa của ta”, giống như nhấn mạnh về “chân ngã”, nhưng trong đoạn sau: “Ở đây phàm phu không học hiểu, không thành thạo, không tu tập đạo lý của các bậc thánh; không học hiểu, không thành thạo, không tu tập đạo lý của các bậc thiện trí xem sắc là ngã, ngã là sắc, trong sắc có ngã, trong ngã có sắc. Khi sắc thay đổi, hoại diệt khiến kẻ ấy sầu muộn, bi thảm, khổ sở, lo lắng, than khóc. Vị ấy xem thọ là ngã, ngã là thọ … Vị ấy xem tưởng là ngã, ngã là tưởng … Vị ấy xem hành là ngã, ngã là hành … Vị ấy xem thức là ngã, ngã là thức, trong thức có ngã, trong ngã có thức. Khi thức thay đổi, hoại diệt khiến kẻ ấy sầu muộn, bi thảm, khổ sở, lo lắng, than khóc.

Khổ đau ở đây là những thực tại tâm lý sầu muộn, bi thảm, khổ sở, lo lắng, than khóc. Dù nói thế nào thì còn những tâm thái này thì còn đau khổ. Còn đau khổ tức là chưa thật sự liễu tri.

Nguyên nhân của khổ đau là chấp ngã bốn cách: lấy riêng làm chung (sắc là ngã), lấy chung làm riêng (ngã là sắc), chủ quan đặc hữu (trong sắc có tự ngã), chủ quan phổ quát (trong tự ngã có sắc).

Sự diệt khổ ở đây là trạng thái thanh lương, mát dịu, loại trừ nhiệt não (nibbuto). Cụm từ “tadanganibbuto” được chuyển ngữ là “thể nhập trạng thái thanh lương trên phương diện ấy” hàm ý “chấp ngã đối với sắc, thì khổ vì sắc. Không chấp ngã đối với sắc thì không khổ vì chuyện ấy nữa” như câu “oan có đầu, nợ có chủ”. Chữ “tadaṅga” có nghĩa là “ở phần đó, phương diện đó”. Thanh lương đôi khi được hiểu là niết bàn hay trạng thái tịch tịnh phiền não khổ đau.

Con đường thoát khổ ở đây khởi sự từ nhận thức rõ bản chất vô thường, biến đổi, hoại diệt của sắc, thọ, tưởng, hành, thức nên từ bỏ chấp ngã. Do từ bỏ chấp ngã nên “những sầu muộn, bi thảm, khổ sở, lo lắng, than khóc được buông xả; do buông xả vị ấy không dao động; do không dao động vị ấy sống an lạc; do an lạc vị ấy thể nhập trạng thái thanh lương trên phương diện ấy”.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

1. Attadīpasutta

43. Sāvatthinidānaṃ.

“Attadīpā, bhikkhave, viharatha attasaraṇā anaññasaraṇā, dhammadīpā dhammasaraṇā anaññasaraṇā.

Attadīpānaṃ, bhikkhave, viharataṃ attasaraṇānaṃ anaññasaraṇānaṃ, dhammadīpānaṃ dhammasaraṇānaṃ anaññasaraṇānaṃ yoni upaparikkhitabbā ‘Kiṃjātikā sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā, kiṃpahotikā’ti?

Kiṃjātikā ca, bhikkhave, sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā, kiṃpahotikā? Idha, bhikkhave, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto, sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto, rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ; attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ. Tassa taṃ rūpaṃ vipariṇamati, aññathā ca hoti. Tassa rūpavipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā.

Vedanaṃ attato samanupassati, vedanāvantaṃ vā attānaṃ; attani vā vedanaṃ, vedanāya vā attānaṃ. Tassa sā vedanā vipariṇamati, aññathā ca hoti. Tassa vedanāvipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparideva …pe… pāyāsā.

Saññaṃ attato samanupassati …

saṅkhāre attato samanupassati …

viññāṇaṃ attato samanupassati, viññāṇavantaṃ vā attānaṃ; attani vā viññāṇaṃ, viññāṇasmiṃ vā attānaṃ. Tassa taṃ viññāṇaṃ vipariṇamati, aññathā ca hoti. Tassa viññāṇavipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā.

Rūpassa tveva, bhikkhave, aniccataṃ viditvā vipariṇāmaṃ virāgaṃ nirodhaṃ, ‘pubbe ceva rūpaṃ etarahi ca sabbaṃ rūpaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhamman’ti, evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato ye sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā na paritassati, aparitassaṃ sukhaṃ viharati, sukhavihārī bhikkhu ‘tadaṅganibbuto’ti vuccati.

Vedanāya tveva, bhikkhave, aniccataṃ viditvā vipariṇāmaṃ virāgaṃ nirodhaṃ, ‘pubbe ceva vedanā etarahi ca sabbā vedanā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammā’ti, evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato ye sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā na paritassati, aparitassaṃ sukhaṃ viharati, sukhavihārī bhikkhu ‘tadaṅganibbuto’ti vuccati.

Saññāya …

saṅkhārānaṃ tveva, bhikkhave, aniccataṃ viditvā vipariṇāmaṃ virāgaṃ nirodhaṃ, ‘pubbe ceva saṅkhārā etarahi ca sabbe saṅkhārā aniccā dukkhā vipariṇāmadhammā’ti, evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato ye sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā na paritassati, aparitassaṃ sukhaṃ viharati, sukhavihārī bhikkhu ‘tadaṅganibbuto’ti vuccati.

Viññāṇassa tveva, bhikkhave, aniccataṃ viditvā vipariṇāmaṃ virāgaṃ nirodhaṃ, ‘pubbe ceva viññāṇaṃ etarahi ca sabbaṃ viññāṇaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhamman’ti, evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato ye sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā te pahīyanti. Tesaṃ pahānā na paritassati, aparitassaṃ sukhaṃ viharati, sukhavihārī bhikkhu ‘tadaṅganibbuto’ti vuccatī”ti.

Paṭhamaṃ.

Ý kiến bạn đọc