- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 14.5.2025
KHI TÂM BẤT ĐỘNG HAY CÒN BỊ ĐỘNG
Kinh Devadaha (devadahasuttaṃ)
Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Devadaha (SN.35.134)
Việc chữa trị có cần thiết hay không do đối tượng là người còn bệnh nay đã hoàn toàn hết bệnh. Cũng vậy sự tu tập không còn cần thiết với bậc đã hoàn toàn đoạn tận lậu hoặc. Với những ai tâm chưa đạt đến mức độ viên giác, thì Đức Phật dạy cần tu tập để tâm không bị chi phối khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần cảnh. Điều này mang ý nghĩa thực tiễn chứ không thuộc triết học hay khen chê thường tình.
KINH VĂN
♦ 134. ekaṃ samayaṃ bhagavā sakkesu viharati devadahaṃ nāma sakyānaṃ nigamo. tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi — “nāhaṃ, bhikkhave, sabbesaṃyeva bhikkhūnaṃ chasu phassāyatanesu appamādena karaṇīyanti vadāmi, na ca panāhaṃ, bhikkhave, sabbesaṃyeva bhikkhūnaṃ chasu phassāyatanesu nāppamādena karaṇīyanti vadāmi. ye te, bhikkhave, bhikkhū arahanto khīṇāsavā vusitavanto katakaraṇīyā ohitabhārā anuppattasadatthā parikkhīṇabhavasaṃyojanā sammadaññā vimuttā, tesāhaṃ, bhikkhave, bhikkhūnaṃ chasu phassāyatanesu nāppamādena karaṇīyanti vadāmi. taṃ kissa hetu? kataṃ tesaṃ appamādena, abhabbā te pamajjituṃ. ye ca kho te, bhikkhave, bhikkhū sekkhā {sekhā (sī. syā. kaṃ. pī. ka.)} appattamānasā anuttaraṃ yogakkhemaṃ patthayamānā viharanti, tesāhaṃ, bhikkhave, bhikkhūnaṃ chasu phassāyatanesu appamādena karaṇīyanti vadāmi. taṃ kissa hetu? santi, bhikkhave, cakkhuviññeyyā rūpā manoramāpi, amanoramāpi. tyāssa phussa phussa cittaṃ na pariyādāya tiṭṭhanti. cetaso apariyādānā āraddhaṃ hoti vīriyaṃ asallīnaṃ, upaṭṭhitā sati asammuṭṭhā {apammuṭṭhā (sī.), appamuṭṭhā (syā. kaṃ.)}, passaddho kāyo asāraddho, samāhitaṃ cittaṃ ekaggaṃ. imaṃ khvāhaṃ, bhikkhave, appamādaphalaṃ sampassamāno tesaṃ bhikkhūnaṃ chasu phassāyatanesu appamādena karaṇīyanti vadāmi ... pe ... santi, bhikkhave, manoviññeyyā dhammā manoramāpi amanoramāpi. tyāssa phussa phussa cittaṃ na pariyādāya tiṭṭhanti. cetaso apariyādānā āraddhaṃ hoti vīriyaṃ asallīnaṃ, upaṭṭhitā sati asammuṭṭhā, passaddho kāyo asāraddho, samāhitaṃ cittaṃ ekaggaṃ. imaṃ khvāhaṃ, bhikkhave, appamādaphalaṃ sampassamāno tesaṃ bhikkhūnaṃ chasu {chassu (sī.)} phassāyatanesu appamādena karaṇīyanti vadāmī”ti. paṭhamaṃ.
Một thuở, Thế Tôn ngự giữa dân chúng Thích-ca (Sakyā), tại một thị trấn tên là Devadaha, thuộc xứ của họ. Tại nơi đó, Thế Tôn gọi chư Tỳ-khưu và dạy:
“Này các Tỳ-khưu, Ta không nói rằng tất cả các Tỳ-khưu đều còn phải tinh cần đối với sáu xúc xứ và Ta cũng không nói rằng tất cả các Tỳ-khưu đều không còn việc gì phải làm đối với sáu xúc xứ.
Với những vị Tỳ-khưu là A-la-hán, đã diệt tận lậu hoặc, đã sống phạm hạnh đầy đủ, đã làm xong việc cần làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt đến mục tiêu tối hậu, đã phá tan xiềng xích của sanh hữu, tâm được giải thoát nhờ thắng trí – Ta không nói rằng các vị ấy còn phải tinh cần với sáu xúc xứ. Vì sao vậy? Vì những vị ấy đã làm xong phần việc của mình với sự tinh cần – và các vị ấy không thể nào buông lung.
Nhưng Ta nói rằng những vị Tỳ-khưu là những bậc thánh chưa viên giác (hữu học), chưa thành tựu bổn nguyện, còn đang hướng đến sự an ổn tối thượng khỏi mọi trói buộc – những vị ấy còn cần phải tinh cần với sáu căn xứ xúc chạm. Vì sao vậy? Này các Tỳ-khưu, vì có các sắc được nhận biết bằng con mắt, khả ái và không khả ái. Bậc thánh chưa viên giác (nên tu tập thế nào khi các cảnh sanh khởi), dù có tiếp xúc lặp đi lặp lại, vẫn không khiến tâm bị chi phối. Khi tâm không bị chi phối, thì tinh tấn không mệt mỏi được khởi lên, chánh niệm sáng suốt được thiết lập, thân trở nên an tịnh, tâm được định tĩnh và nhất tâm. Thấy được quả báo như vậy của sự tinh cần, Ta nói rằng các vị Tỳ-khưu ấy còn cần phải tinh cần với sáu xúc xứ.
Này các Tỳ-khưu, cũng vậy với tiếng được tai nhận biết... pháp được tâm nhận biết, khả ái và bất khả ái. [Hành giả nên tu tập] sao cho chúng – dù có được trải nghiệm lặp lại – không khiến tâm bị dính mắc. Khi tâm không bị quấy nhiễu, tinh cần được khởi lên, chánh niệm vững vàng, thân được tịnh lặng, tâm được định và nhất tâm. Thấy được lợi ích như vậy của sự tinh cần, Ta nói rằng các Tỳ-khưu ấy còn phải tiếp tục tinh cần với sáu căn xứ xúc chạm."
CHÚ THÍCH
Có sự nhầm lẫn trong ấn bản (Edition misreading) bản của hội PTS (Pāli Text Society) – đã nhầm lẫn tên các kinh trong Devadahavagga do đọc sai câu tóm tắt ở đoạn IV.132. Bản Pāli của PTS đặt sai tên cho sutta 134 là "Devadahakhano" (ghép nhầm giữa "Devadaha" và kinh kế tiếp là "Khano") Ee gọi sutta 135 là “Saṅgāyha” (lẽ ra “Khano” mới là tên đúng của sutta 135). Vì sự sai lầm này mà bản dịch của HT Thích Minh Châu có tên kinh là “Sát Na Devadaha”.
Devadaha là quê hương của mẹ Đức Phật, hoàng hậu Mahāmāyā và dì kế kiêm dưỡng mẫu Mahāpajāpatī Gotamī. Đây là nơi thuộc thị tộc Koliyā, là quê ngoại của Thái tử Siddhattha, sau này là Đức Phật Gotama. Devadaha là nơi dừng chân của Đức Phật trong nhiều chuyến du hóa và Ngài đã thuyết giảng nhiều bài pháp tại đây.
Thuật ngữ asekha và sekha thường được dịch trong cổ văn Trung Hoa là vô học và hữu học. Asekha chỉ cho bậc thánh không cần phải tu tập thêm vì “đã làm những gì cần làm” tức bậc a la hán. Sekha chỉ cho những bậc đang tu tập hướng cầu giải thoát vô thượng. Chữ vô học và hữu học trong kinh văn mang ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nên ở đây dịch là: bậc viên giác và bậc đang tu tập hướng cầu giải thoát.
SỚ GIẢI
134. devadahavaggassa paṭhame devadahanti napuṃsakaliṅgena laddhanāmo nigamo. manoramāti manaṃ ramayantā, manāpāti attho. amanoramāti amanāpā.
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu
134. I. Sát Na Ở Devadaha (S.iv,124)
1) Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka, tại một thị trấn của dân chúng Sakka, tên là Devadaha.
2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố rằng đối với tất cả Tỷ-kheo cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta cũng không tuyên bố rằng đối với tất cả Tỷ-kheo không cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ.
3) Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu Phạm hạnh, đã làm những việc phải làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, đã được giải thoát nhờ chánh trí; thời này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo ấy, Ta tuyên bố rằng không cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. Vì sao?
4) Vì các vị ấy đã hành trì không phóng dật, đến nỗi họ không thể trở thành phóng dật.
5) Này các Tỷ-kheo, còn những Tỷ-kheo nào còn là hữu học, sở nguyện chưa thành đạt, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các khổ ách; thời này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo ấy, Ta tuyên bố rằng họ cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. Vì sao?
6) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả ái và không khả ái. Dầu chúng xúc chạm tâm nhiều lần, chúng không chi phối được tâm và tồn tại. Do tâm không bị chi phối, tinh cần, tinh tấn khởi lên, không có biếng nhác; niệm được an trú, không có thất thoát; thân được khinh an, không có cuồng nhiệt; tâm được định tĩnh, nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, thấy được quả không phóng dật này, đối với những Tỷ-kheo ấy. Ta tuyên bố rằng, cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ.
7-10) Này các Tỷ-kheo, có những tiếng do tai nhận thức... có những hương do mũi nhận thức... có những vị do lưỡi nhận thức... có những xúc do thân nhận thức...
11) Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả ái và không khả ái. Dầu chúng xúc chạm tâm nhiều lần, chúng không chi phối được tâm và tồn tại. Do tâm không bị chi phối, tinh cần, tinh tấn khởi lên, không có biếng nhác; niệm được an trú, không có thất thoát; thân được khinh an, không cuồng nhiệt; tâm được định tĩnh, nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, thấy được quả không phóng dật này, đối với những Tỷ-kheo ấy, Ta tuyên bố rằng, cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ.