Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHI SỰ ĐỐI ĐÃI BIẾN THÀNH MÊ CHẤP - Kinh Yamaka (Yamakasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHI SỰ ĐỐI ĐÃI BIẾN THÀNH MÊ CHẤP - Kinh Yamaka (Yamakasuttaṃ)

Thứ ba, 16/07/2024, 07:01 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 13.7.2024

KHI SỰ ĐỐI ĐÃI BIẾN THÀNH MÊ CHẤP

Kinh Yamaka (Yamakasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Trưởng Lão (S,iii,85)

Điều tự nhiên trong cuộc sống là nói đến hành trình thì người ta bận tâm điểm đến. Người tu thì tự vấn sau khi chấm dứt sanh tử sẽ ra sao. Hai câu trả lời thường gặp. Một là còn, “cái còn không sanh tử mà như sanh tử”. Hai là diệt hết, năm uẩn không còn thì còn chi nữa. Khái niệm còn mất dựa trên năm uẩn không thể dùng để hiểu niết bàn. Như một đứa trẻ ham chơi mà cha mẹ bảo lo học thì cưỡng cầu. Trong đầu óc thơ dại chỉ có chơi và học, mà bảo rằng ngày nào đó học xong chẳng còn phải học cũng chẳng có đánh đáo, tán u thì có gì nữa chứ?? Đức Phật luôn muốn chúng ta quán chiếu về sự khổ và sự thoát khổ.

Kinh văn

Ekaṃ samayaṃ āyasmā sāriputto sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme.

Tena kho pana samayena yamakassa nāma bhikkhuno evarūpaṃ pāpakaṃ diṭṭhigataṃ uppannaṃ hoti: “tathāhaṃ bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi, yathā khīṇāsavo bhikkhu kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā”ti.

Một thuở, Tôn giả Sāriputta trú tại Sāvatthi (Xá vệ), tại Jetavana (Kỳ viên), ngôi già lam do ông Anāthapiṇḍika (Cấp cô độc) dâng cúng.

Lúc bấy giờ, Tỳ khưu Yamaka khởi lên kiến chấp sai quấy như sau: “Theo tôi hiểu Pháp được Đức Thế Tôn giảng dạy, thì vị tỳ khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ kết liễu, sẽ diệt tận, không còn gì nữa sau khi chết”.

Assosuṃ kho sambahulā bhikkhū yamakassa kira nāma bhikkhuno evarūpaṃ pāpakaṃ diṭṭhigataṃ uppannaṃ hoti: “tathāhaṃ bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi, yathā khīṇāsavo bhikkhu kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā”ti. Atha kho te bhikkhū yenāyasmā yamako tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā āyasmatā yamakena saddhiṃ sammodiṃsu.

Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū āyasmantaṃ yamakaṃ etadavocuṃ:

“Saccaṃ kira te, āvuso yamaka, evarūpaṃ pāpakaṃ diṭṭhigataṃ uppannaṃ: ‘tathāhaṃ bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi, yathā khīṇāsavo bhikkhu kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā’”ti?

“Evaṃ khvāhaṃ, āvuso, bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi: ‘khīṇāsavo bhikkhu kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā’”ti.

Nhiều tỳ khưu nghe Tỳ khưu Yamaka khởi lên kiến chấp sai quấy ấy, nên đi đến tỳ khưu Yamaka. Sau khi thăm hỏi với những lời thân thiện đã hỏi:

—Này Hiền giả Yamaka, có thật chăng Hiền giả có quan điểm như sau: “Theo tôi hiểu Pháp được Đức Thế Tôn giảng dạy, thì vị tỳ khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ kết liễu, sẽ diệt tận, không còn gì nữa sau khi chết”.

—Này chư Hiền, đúng như vậy. Này Chư Hiền, theo tôi hiểu Pháp được Đức Thế Tôn giảng dạy, thì vị tỳ khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ kết liễu, sẽ diệt tận, không còn gì nữa sau khi chết.

“Mā, āvuso yamaka, evaṃ avaca, mā bhagavantaṃ abbhācikkhi. Na hi sādhu bhagavato abbhācikkhanaṃ. Na hi bhagavā evaṃ vadeyya: ‘khīṇāsavo bhikkhu kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā’”ti. Evampi kho āyasmā yamako tehi bhikkhūhi vuccamāno tatheva taṃ pāpakaṃ diṭṭhigataṃ thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati: “tathāhaṃ bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi, yathā khīṇāsavo bhikkhu kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā”ti.

—Đừng nói vậy, Hiền giả Yamaka! Chớ có xuyên tạc Thế Tôn! Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt lành. Thế Tôn không có nói như sau: “tỳ khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ kết liễu, sẽ diệt tận, không còn gì nữa sau khi chết”.

Dù chư tỳ khưu nói thế nào, thì Tỳ khưu Yamaka kiên thủ khư khư kiến chấp sai quấy: “Theo tôi hiểu Pháp được Đức Thế Tôn giảng dạy, thì vị tỳ khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ kết liễu, sẽ diệt tận, không còn gì nữa sau khi chết”.

Yato kho te bhikkhū nāsakkhiṃsu āyasmantaṃ yamakaṃ etasmā pāpakā diṭṭhigatā vivecetuṃ, atha kho te bhikkhū uṭṭhāyāsanā yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ sāriputtaṃ etadavocuṃ: “yamakassa nāma, āvuso sāriputta, bhikkhuno evarūpaṃ pāpakaṃ diṭṭhigataṃ uppannaṃ: ‘tathāhaṃ bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi yathā khīṇāsavo bhikkhu kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā’ti. Sādhāyasmā sāriputto yena yamako bhikkhu tenupasaṅkamatu anukampaṃ upādāyā”ti. Adhivāsesi kho āyasmā sāriputto tuṇhībhāvena.

Do không chuyển hoá tỳ khưu Yamaka từ bỏ kiến chấp sai quấy, chư tỳ khưu đi đến gặp Tôn giả Sāriputta và thưa rằng:

—Thưa Hiền giả Sāriputta, Tỳ khưu Yamaka khởi lên kiến chấp sai quấy như sau: “Theo tôi hiểu Pháp được Đức Thế Tôn giảng dạy, thì vị tỳ khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ kết liễu, sẽ diệt tận, không còn gì nữa sau khi chết”. Tốt lành thay, nếu Tôn giả Sāriputta vì lòng lân mẫn đi đến Tỷ-kheo Yamaka.

Tôn giả Sāriputta nhận lời bằng cách im lặng.

Atha kho āyasmā sāriputto sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā yamako tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā yamakena saddhiṃ sammodi …pe… ekamantaṃ nisinno kho āyasmā sāriputto āyasmantaṃ yamakaṃ etadavoca:

“Saccaṃ kira te, āvuso yamaka, evarūpaṃ pāpakaṃ diṭṭhigataṃ uppannaṃ: ‘tathāhaṃ bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi, yathā khīṇāsavo bhikkhu kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā’”ti?

“Evaṃ khvāhaṃ, āvuso, bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi, yathā khīṇāsavo bhikkhu kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā”ti.

Vào buổi chiều Tôn giả Sāriputta, từ chỗ tịnh cư đứng dậy đi đến Tôn giả Yamaka; sau khi đến, nói lên lời thăm hỏi thân thiện. Rồi Tôn giả Sāriputta nói với Tôn giả Yamaka:

—Này Hiền giả Yamaka, có thật chăng Hiền giả có quan điểm như sau: “Theo tôi hiểu Pháp được Đức Thế Tôn giảng dạy thì vị tỳ khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ kết liễu, sẽ diệt tận, không còn gì nữa sau khi chết”.

—Này Hiền giả, đúng như vậy. Này Chư Hiền, theo tôi hiểu Pháp được Đức Thế Tôn giảng dạy thì vị tỳ khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ kết liễu, sẽ diệt tận, không còn gì nữa sau khi chết.

“Taṃ kiṃ maññasi, āvuso yamaka, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, āvuso”.

“Vedanā niccā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, āvuso”.

“Tasmātiha …pe… evaṃ passaṃ …pe… nāparaṃ itthattāyāti pajānāti.

—Hiền giả nghĩ thế nào, Hiền giả Yamaka, sắc là thường hay vô thường?

—Là vô thường, này Hiền giả.

—Thọ … tưởng … các hành … thức là thường hay vô thường?

—Là vô thường, này Hiền giả.

—Do vậy … thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”. Vị ấy biết rõ như vậy.

Taṃ kiṃ maññasi, āvuso yamaka, rūpaṃ tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, āvuso” …

“vedanaṃ tathāgatoti samanupassasī”ti? “No hetaṃ, āvuso” … “saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, āvuso”.

Hiền giả nghĩ thế nào, Hiền giả Yamaka? Hiền giả có xem sắc là Như Lai không?

—Thưa không, này Hiền giả.

—Hiền giả có xem thọ … tưởng … hành … thức là Như Lai không?

—Thưa không, này Hiền giả.

“Taṃ kiṃ maññasi, āvuso yamaka, rūpasmiṃ tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, āvuso”.

“Aññatra rūpā tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, āvuso”.

—Hiền giả nghĩ thế nào, Hiền giả Yamaka? Hiền giả có xem Như Lai trong sắc không?

—Thưa không, này Hiền giả.

—Hiền giả có xem Như Lai ở ngoài sắc không?

—Thưa không, này Hiền giả.

“Vedanāya … aññatra vedanāya …pe… saññāya … aññatra saññāya … saṅkhāresu … aññatra saṅkhārehi … viññāṇasmiṃ tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, āvuso”.

“Aññatra viññāṇā tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, āvuso”.

—Hiền giả, có xem Như Lai trong thọ không? …

Hiền giả có xem Như Lai trong tưởng không? …

Hiền giả có xem Như Lai trong hành không? …

Hiền giả có xem Như Lai là trong thức không?

—Thưa không, này Hiền giả.

—Hiền giả có xem Như Lai ở ngoài thức không?

—Thưa không, này Hiền giả.

“Taṃ kiṃ maññasi, āvuso yamaka, rūpaṃ … vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, āvuso”.

—Hiền giả nghĩ thế nào, Hiền giả Yamaka, Hiền giả có quán Như Lai là sắc, thọ, tưởng, hành, thức không?

—Thưa không, này Hiền giả.

“Taṃ kiṃ maññasi, āvuso yamaka, ayaṃ so arūpī … avedano … asaññī … asaṅkhāro … aviññāṇo tathāgatoti samanupassasī”ti?

“No hetaṃ, āvuso”.

—Hiền giả nghĩ thế nào, Hiền giả Yamaka, Hiền giả có quán cái không sắc, không thọ, không tưởng, không hành, không thức là Như Lai không?

—Thưa không, này Hiền giả.

“Ettha ca te, āvuso yamaka, diṭṭheva dhamme saccato thetato tathāgate anupalabbhiyamāne, kallaṃ nu te taṃ veyyākaraṇaṃ: tathāhaṃ bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi, yathā khīṇāsavo bhikkhu kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā’”ti?

—Hiền giả Yamaka, ở đây, ngay trong đời sống hiện tại, hiền giả cũng không thể tìm được một Như Lai thực hữu, thực tánh, thời hợp lý chăng khi Hiền giả tuyên bố: “Theo tôi hiểu Pháp được Đức Thế Tôn giảng dạy thì vị tỳ khưu đã đoạn tận các lậu hoặc, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ kết liễu, sẽ diệt tận, không còn gì nữa sau khi chết”.

“Ahu kho me taṃ, āvuso sāriputta, pubbe aviddasuno pāpakaṃ diṭṭhigataṃ; idañca panāyasmato sāriputtassa dhammadesanaṃ sutvā tañceva pāpakaṃ diṭṭhigataṃ pahīnaṃ, dhammo ca me abhisamito”ti.

—Trước đây, tôi mê tối nên có kiến chấp sai quấy ấy. Nay sau khi nghe Tôn giả Sāriputta thuyết pháp, kiến chấp sai quấy ấy được đoạn trừ và đã liễu tri pháp.

“Sace taṃ, āvuso yamaka, evaṃ puccheyyuṃ: ‘yo so, āvuso yamaka, bhikkhu arahaṃ khīṇāsavo so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā kiṃ hotī’ti? Evaṃ puṭṭho tvaṃ, āvuso yamaka, kinti byākareyyāsī”ti?

—Hiền giả Yamaka, nếu có người hỏi Hiền giả: “Hiền giả Yamaka, vị tỳ khưu là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ trở thành gì?”; được hỏi như vậy, Hiền giả Yamaka, Hiền giả trả lời như thế nào?

“Sace maṃ, āvuso, evaṃ puccheyyuṃ: ‘yo so, āvuso yamaka, bhikkhu arahaṃ khīṇāsavo so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā kiṃ hotī’ti? Evaṃ puṭṭhohaṃ, āvuso, evaṃ byākareyyaṃ: ‘rūpaṃ kho, āvuso, aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ taṃ niruddhaṃ tadatthaṅgataṃ.

Vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ taṃ niruddhaṃ tadatthaṅgatan’ti. Evaṃ puṭṭhohaṃ, āvuso, evaṃ byākareyyan”ti.

—Thưa Hiền giả, nếu có người hỏi tôi: “Này Hiền giả Yamaka, tỳ khưu là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ trở thành gì?”; được hỏi như vậy, này Hiền giả, tôi sẽ trả lời:

“Sắc là vô thường, này Hiền giả, cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ đã được chấm dứt và đoạn diệt.

Thọ là vô thường, này Hiền giả, cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ đã được chấm dứt và đoạn diệt.

Tưởng là vô thường, này Hiền giả, cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ đã được chấm dứt và đoạn diệt.

Hành là vô thường, này Hiền giả, cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ đã được chấm dứt và đoạn diệt.

Thức là vô thường, này Hiền giả, cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ đã được chấm dứt và đoạn diệt.

Thưa Hiền giả, được hỏi tôi sẽ trả lời như vậy.

“Sādhu sādhu, āvuso yamaka. Tena hāvuso yamaka, upamaṃ te karissāmi etasseva atthassa bhiyyoso mattāya ñāṇāya. Seyyathāpi, āvuso yamaka, gahapati vā gahapatiputto vā aḍḍho mahaddhano mahābhogo; so ca ārakkhasampanno. Tassa kocideva puriso uppajjeyya anatthakāmo ahitakāmo ayogakkhemakāmo jīvitā voropetukāmo. Tassa evamassa: ‘ayaṃ kho gahapati vā gahapatiputto vā aḍḍho mahaddhano mahābhogo; so ca ārakkhasampanno; nāyaṃ sukaro pasayha jīvitā voropetuṃ. Yannūnāhaṃ anupakhajja jīvitā voropeyyan’ti. So taṃ gahapatiṃ vā gahapatiputtaṃ vā upasaṅkamitvā evaṃ vadeyya: ‘upaṭṭhaheyyaṃ taṃ, bhante’ti. Tamenaṃ so gahapati vā gahapatiputto vā upaṭṭhāpeyya. So upaṭṭhaheyya pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī. Tassa so gahapati vā gahapatiputto vā mittatopi naṃ saddaheyya; suhajjatopi naṃ saddaheyya; tasmiñca vissāsaṃ āpajjeyya. Yadā kho, āvuso, tassa purisassa evamassa: ‘saṃvissattho kho myāyaṃ gahapati vā gahapatiputto vā’ti, atha naṃ rahogataṃ viditvā tiṇhena satthena jīvitā voropeyya.

Lành thay, lành thay, Hiền giả Yamaka! Hiền giả Yamaka, tôi sẽ cho Hiền giả một ví dụ để ý nghĩa này được hiểu rõ thêm nữa. Hiền giả Yamaka, ví như, một người gia chủ hay con của người gia chủ thuộc hào môn có tiền của lại được bảo vệ. Rồi có người đến muốn xâm hại, muốn tạo bất hạnh, muốn gây chuyện bất an, muốn đoạt mạng sống người giàu có kia. Người ấy suy nghĩ: “Người gia chủ hay con của người gia chủ thuộc hào môn có tiền của lại được bảo vệ. Thật không dễ dàng để dùng sức mạnh giết hại, vậy ta hãy tìm cách trà trộn rồi sẽ đoạt mạng sống”. Người ấy đi đến người gia chủ hay con của người gia chủ kia và nói như sau: “Thưa đại nhân, tôi muốn được phục dịch Ngài”. Người gia chủ hay con của người gia chủ kia chấp nhận cho người ấy phục dịch. Người ấy hầu hạ chủ, ngủ sau dậy trước, lanh lẹ, cử chỉ đẹp lòng, lời nói khả ái. Người gia chủ hay con của người gia chủ kia tin tưởng người ấy, xem người ấy như tâm phúc với sự tín cẩn. Này Hiền giả, khi người ấy đã nhận rõ rằng: “Người gia chủ hay con của người gia chủ này đã hoàn toàn tin tưởng ta” gặp lúc người con của gia chủ ở một chỗ vắng vẻ, liền dùng con dao sắc bén giết chết người chủ.

Taṃ kiṃ maññasi, āvuso yamaka, yadā hi so puriso amuṃ gahapatiṃ vā gahapatiputtaṃ vā upasaṅkamitvā evaṃ āha: ‘upaṭṭhaheyyaṃ taṃ, bhante’ti, tadāpi so vadhakova. Vadhakañca pana santaṃ na aññāsi: ‘vadhako me’ti. Yadāpi so upaṭṭhahati pubbuṭṭhāyī pacchānipātī kiṅkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī, tadāpi so vadhakova. Vadhakañca pana santaṃ na aññāsi: ‘vadhako me’ti. Yadāpi naṃ rahogataṃ viditvā tiṇhena satthena jīvitā voropeti, tadāpi so vadhakova. Vadhakañca pana santaṃ na aññāsi: ‘vadhako me’”ti.

“Evamāvuso”ti.

Hiền giả Yamaka, Hiền giả nghĩ thế nào? Khi người ấy đến với người gia chủ hay con của người gia chủ kia và nói: “Thưa đại nhân, tôi muốn được phục dịch Ngài”. Khi ấy, người ấy có phải là kẻ giết hại không? Và dầu cho người ấy là kẻ giết hại, người gia chủ hay con của người gia chủ cũng không nghĩ rằng: “Ta có một kẻ giết người”.

Khi người ấy hầu hạ chủ, ngủ sau dậy trước, lanh lẹ, cử chỉ đẹp lòng, lời nói khả ái, khi ấy dầu cho người ấy là kẻ giết hại, người gia chủ hay con của người gia chủ cũng không nghĩ rằng: “Ta có một kẻ giết người”. Thậm chí lúc người con của gia chủ ở một chỗ vắng vẻ, sẽ dùng con dao sắc bén giết chết người chủ, thì người chủ cũng không nghĩ: “Ta có một kẻ giết người”.

—Thưa vâng, này Hiền giả.

“Evameva kho, āvuso, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto, sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ; attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ. Vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ attato samanupassati, viññāṇavantaṃ vā attānaṃ; attani vā viññāṇaṃ, viññāṇasmiṃ vā attānaṃ.

—Cũng vậy, này Hiền giả, phàm phu không học hiểu, không tu tập, không thành thạo đạo lý của bậc thánh hay bậc thiện trí xem sắc là tự ngã, hay tự ngã là sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc; xem thọ … xem tưởng … xem hành … xem thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức.

So aniccaṃ rūpaṃ ‘aniccaṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti. Aniccaṃ vedanaṃ ‘aniccā vedanā’ti yathābhūtaṃ nappajānāti. Aniccaṃ saññaṃ ‘aniccā saññā’ti yathābhūtaṃ nappajānāti. Anicce saṅkhāre ‘aniccā saṅkhārā’ti yathābhūtaṃ nappajānāti. Aniccaṃ viññāṇaṃ ‘aniccaṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti.

“Sắc là vô thường”, người ấy không biết như nhiên: “Sắc là vô thường”; “Thọ là vô thường”, người ấy không biết như nhiên: “Thọ là vô thường”; tưởng là vô thường, người ấy không biết như nhiên: “Tưởng là vô thường”; “Hành là vô thường”, người ấy không biết như nhiên: “Hành là vô thường”; “Thức là vô thường”, người ấy không biết như nhiên: “Thức là vô thường”.

Dukkhaṃ rūpaṃ ‘dukkhaṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti. Dukkhaṃ vedanaṃ … dukkhaṃ saññaṃ … dukkhe saṅkhāre … dukkhaṃ viññāṇaṃ ‘dukkhaṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti.

“Sắc là khổ”, người ấy không biết như nhiên: “Sắc là khổ”; “Thọ là khổ” … “Tưởng là khổ” … “Các hành là khổ” … “Thức là khổ”, người ấy không biết như nhiên: “Thức là khổ”.

Anattaṃ rūpaṃ ‘anattā rūpan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti. Anattaṃ vedanaṃ … anattaṃ saññaṃ … anatte saṅkhāre … anattaṃ viññāṇaṃ ‘anattaṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti.

“Sắc là vô ngã”, người ấy không biết như nhiên: “Sắc là vô ngã”; “Thọ là vô ngã” … “Tưởng là vô ngã” … “Hành là vô ngã” … “Thức là vô ngã”, người ấy không biết như nhiên: “Thức là vô ngã”.

Saṅkhataṃ rūpaṃ ‘saṅkhataṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti. Saṅkhataṃ vedanaṃ … saṅkhataṃ saññaṃ … saṅkhate saṅkhāre … saṅkhataṃ viññāṇaṃ ‘saṅkhataṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti.

“Sắc là sở tạo do duyên”, người ấy không biết như nhiên: “Sắc là sở tạo do duyên”; “Thọ là sở tạo do duyên” … “Tưởng là sở tạo do duyên” … “Hành là sở tạo do duyên”; “Thức là sở tạo do duyên”, người ấy không biết như nhiên: “Thức là sở tạo do duyên”.

Vadhakaṃ rūpaṃ ‘vadhakaṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti. Vadhakaṃ vedanaṃ ‘vadhakā vedanā’ti … vadhakaṃ saññaṃ ‘vadhakā saññā’ti … vadhake saṅkhāre ‘vadhakā saṅkhārā’ti yathābhūtaṃ nappajānāti. Vadhakaṃ viññāṇaṃ ‘vadhakaṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti.

“Sắc là sát hại”, người ấy không biết như nhiên: “Sắc là sát hại”; “Thọ là sát hại” … “Tưởng là sát hại” … “Hành là sát hại” … “Thức là sát hại”, người ấy không biết như nhiên: “Thức là sát hại”.

So rūpaṃ upeti upādiyati adhiṭṭhāti ‘attā me’ti. Vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ upeti upādiyati adhiṭṭhāti ‘attā me’ti. Tassime pañcupādānakkhandhā upetā upādinnā dīgharattaṃ ahitāya dukkhāya saṃvattanti.

Người ấy đối với sắc gắn kết, bám víu, chấp thủ: “Sắc là tự ngã của ta”. Đối với thọ … đối với tưởng … đối với hành … người ấy đối với thức gắn kết, bám víu, chấp thủ: “Thức là tự ngã của ta”. Do gắn kết, chấp thủ năm thủ uẩn này dẫn đến bất hạnh, đau khổ lâu dài cho người ấy.

Sutavā ca kho, āvuso, ariyasāvako ariyānaṃ dassāvī …pe… sappurisadhamme suvinīto na rūpaṃ attato samanupassati, na rūpavantaṃ attānaṃ; na attani rūpaṃ, na rūpasmiṃ attānaṃ. Na vedanaṃ … na saññaṃ … na saṅkhāre … na viññāṇaṃ attato samanupassati, na viññāṇavantaṃ attānaṃ; na attani viññāṇaṃ, na viññāṇasmiṃ attānaṃ.

Này Hiền giả, vị thánh đệ tử có học hiểu, tu tập, thành thạo đạo lý của bậc thánh hay bậc thiện trí không xem sắc là tự ngã, hay tự ngã là sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc; không xem thọ … xem tưởng … xem hành … không xem thức như là tự ngã, hay tự ngã như là thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức.

So aniccaṃ rūpaṃ ‘aniccaṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ pajānāti. Aniccaṃ vedanaṃ … aniccaṃ saññaṃ … anicce saṅkhāre … aniccaṃ viññāṇaṃ ‘aniccaṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ pajānāti.

“Sắc là vô thường”, người ấy biết như nhiên: “Sắc là vô thường”; “Thọ là vô thường”, người ấy biết như nhiên: “Thọ là vô thường”; tưởng là vô thường, người ấy biết như nhiên: “Tưởng là vô thường”; “Hành là vô thường”, người ấy biết như nhiên: “Hành là vô thường”; “Thức là vô thường”, người ấy biết như nhiên: “Thức là vô thường”.

Dukkhaṃ rūpaṃ ‘dukkhaṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ pajānāti. Dukkhaṃ vedanaṃ … dukkhaṃ saññaṃ … dukkhe saṅkhāre … dukkhaṃ viññāṇaṃ ‘dukkhaṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ pajānāti.

“Sắc là khổ”, người ấy biết như nhiên: “Sắc là khổ”; “Thọ là khổ” … “Tưởng là khổ” … “Các hành là khổ” … “Thức là khổ”, người ấy biết như nhiên: “Thức là khổ”.

Anattaṃ rūpaṃ ‘anattā rūpan’ti yathābhūtaṃ pajānāti. Anattaṃ vedanaṃ … anattaṃ saññaṃ … anatte saṅkhāre … anattaṃ viññāṇaṃ ‘anattā viññāṇan’ti yathābhūtaṃ pajānāti.

“Sắc là vô ngã”, người ấy biết như nhiên: “Sắc là vô ngã”; “Thọ là vô ngã” … “Tưởng là vô ngã” … “Hành là vô ngã” … “Thức là vô ngã”, người ấy biết như nhiên: “Thức là vô ngã”.

Saṅkhataṃ rūpaṃ ‘saṅkhataṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ pajānāti. Saṅkhataṃ vedanaṃ … saṅkhataṃ saññaṃ … saṅkhate saṅkhāre … saṅkhataṃ viññāṇaṃ ‘saṅkhataṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ pajānāti.

“Sắc là sở tạo do duyên”, người ấy biết như nhiên: “Sắc là sở tạo do duyên”; “Thọ là sở tạo do duyên” … “Tưởng là sở tạo do duyên” … “Hành là sở tạo do duyên”; “Thức là sở tạo do duyên”, người ấy biết như nhiên: “Thức là sở tạo do duyên”.

Vadhakaṃ rūpaṃ ‘vadhakaṃ rūpan’ti yathābhūtaṃ pajānāti. Vadhakaṃ vedanaṃ … vadhakaṃ saññaṃ … vadhake saṅkhāre ‘vadhakā saṅkhārā’ti yathābhūtaṃ pajānāti. Vadhakaṃ viññāṇaṃ ‘vadhakaṃ viññāṇan’ti yathābhūtaṃ pajānāti.

“Sắc là sát hại”, người ấy biết như nhiên: “Sắc là sát hại”; “Thọ là sát hại” … “Tưởng là sát hại” … “Hành là sát hại” … “Thức là sát hại”, người ấy biết như nhiên: “Thức là sát hại”.

So rūpaṃ na upeti, na upādiyati, nādhiṭṭhāti: ‘attā me’ti. Vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ na upeti, na upādiyati, nādhiṭṭhāti: ‘attā me’ti. Tassime pañcupādānakkhandhā anupetā anupādinnā dīgharattaṃ hitāya sukhāya saṃvattantī”ti.

Người ấy đối với sắc không gắn kết, không bám víu, không chấp thủ: “Sắc là tự ngã của ta”. đối với thọ … đối với tưởng … đối với hành … người ấy đối với thức không gắn kết, không bám víu, không chấp thủ: “Thức là tự ngã của ta”. Do không gắn kết, không chấp thủ năm thủ uẩn này dẫn đến lợi lạc, hạnh phúc lâu dài cho người ấy.

“Evametaṃ, āvuso sāriputta, hoti yesaṃ āyasmantānaṃ tādisā sabrahmacārino anukampakā atthakāmā ovādakā anusāsakā. Idañca pana me āyasmato sāriputtassa dhammadesanaṃ sutvā anupādāya āsavehi cittaṃ vimuttan”ti.

—Thưa Hiền giả Sāriputta, những người tu tập ấy có được người bạn đồng Phạm hạnh với lòng lân mẫn, bi mẫn huấn thị, hướng dẫn như Ngài thật hữu hạnh. Và nay, sau khi được nghe Tôn giả Sāriputta thuyết pháp, tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không còn chấp thủ.

 

Chú Thích

Đây là một bài kinh mang ý nghĩa trọng đại, mà chính ý nghĩa này tạo nên nhiều sự bất đồng, phân hoá trong dòng lịch sử Phật giáo.

Có hai quan điểm trái ngược về cứu cánh giải thoát hay niết bàn. Quan điểm đầu tiên cho rằng giải thoát có nghĩa là đoạn diệt năm uẩn, không còn gì hết. Hai là sau khi chấm dứt năm uẩn thì “vẫn còn có gì đó”. Quan niệm còn hay không còn đã tạo nên những tranh luận gay gắt.

Liên quan vấn đề trên có những điểm cần được ghi nhận từ bài kinh này:

  1. Niết bàn là một trong bốn pháp thực tính (paramattha). Không nên hiểu niết bàn đơn giản chỉ là sự hoại diệt của pháp hữu vi.
  2. Người chưa chứng niết bàn chỉ nên tập chú vào “sự khổ và sự chấm dứt khổ” vì đó là những điều có thể nhận hiểu với trí tuệ hữu hạn.
  3. Chúng sanh không hiểu rõ thực tướng của năm uẩn, nên có ảo tưởng về tự ngã, thì dùng cái hiểu tương tự để hiểu niết bàn trong cách “đối chiếu với tự ngã”, thì chắc chắn sai lầm (Kinh Căn Bổn Pháp Môn. Trung Bộ, kinh số 1)
  4. Đức Phật chưa bao giờ đưa ra câu trả lời “Như lai tồn tại hay không tồn tại sau khi chết”. Bất cứ nỗ lực để trả lời của ai cũng đều là “muốn khôn hơn Phật”. Bảo rằng chứng vô dư niết bàn không còn gì nữa tức là nói “Như lai không tồn tại sau khi chết”.

Thuật ngữ “tathāgata – như lai” trong bài kinh này, được Sớ giải chú thích đồng nghĩa với “chúng sanh”. Rất nhiều học giả uy tín, trong đó có ngài Bodhi, không đồng tình với giải thích này. Ngữ cảnh của bài kinh cho thấy rõ “Như Lai ở đây là vị đã đoạn tận các lậu hoặc” tức bậc hoàn toàn giải thoát. (Nguyên văn chú thích Trung Bộ của ngài Bodhi: Spk glosses tathāgata here as “a being” (satta), which I think does not quite hit the mark. I take the subject of the discussion to be, not a being in general, but the arahant conceived as a being, as a substantial self).

Ngay trong hiện tại không thể tìm thực hữu, thực tính của Như Lai ở năm uẩn, thì sao có thể nói Như Lai còn hay không còn sau khi nhập diệt. Điều này có nghĩa là khái niệm còn mất, hữu vô y cứ theo khái niệm đối đãi thường thức không thể áp dụng.

 

Theo Sớ giải, thì tỳ khưu Yamaka vốn chấp thủ thường kiến đối với dòng sanh tử, nên chấp đoạn kiến đối với giải thoát niết bàn.

 

Bài kinh này cho thấy, chấp thủ đoạn kiến không phải chỉ đối với thân sanh tử mà còn đối với cả niết bàn.

 

Theo Sớ giải, thì sau khi được hỏi về tam tướng của năm uẩn, tỳ khưu Yamaka chứng quả nhập lưu. Sau khi nghe xong thí dụ thì vị này chứng quả A la hán.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Sớ Giải Yamakasuttaṃ

♦ 85. tatiye diṭṭhigatanti sace hissa evaṃ bhaveyya “saṅkhārā uppajjanti ceva nirujjhanti ca, saṅkhārappavattameva appavattaṃ hotī”ti, diṭṭhigataṃ nāma na bhaveyya, sāsanāvacarikaṃ ñāṇaṃ bhaveyya. yasmā panassa “satto ucchijjati vinassatī”ti ahosi, tasmā diṭṭhigataṃ nāma jātaṃ. thāmasā parāmāsāti diṭṭhithāmena ceva diṭṭhiparāmāsena ca.

♦ yenāyasmā sāriputtoti yathā nāma paccante kupite taṃ vūpasametuṃ asakkontā rājapurisā senāpatissa vā rañño vā santikaṃ gacchanti, evaṃ diṭṭhigatavasena tasmiṃ there kupite taṃ vūpasametuṃ asakkontā te bhikkhū yena dhammarājassa dhammasenāpati āyasmā sāriputto, tenupasaṅkamiṃsu. evaṃbyākhoti tesaṃ bhikkhūnaṃ santike viya therassa sammukhā paggayha vattuṃ asakkonto olambantena hadayena “evaṃbyākho”ti āha. taṃ kiṃ maññasi, āvusoti? idaṃ thero tassa vacanaṃ sutvā, “nāyaṃ attano laddhiyaṃ dosaṃ passati, dhammadesanāya assa taṃ pākaṭaṃ karissāmī”ti cintetvā tiparivaṭṭaṃ desanaṃ desetuṃ ārabhi.

♦ taṃ kiṃ maññasi, āvuso yamaka, rūpaṃ tathāgatoti idaṃ kasmā āraddhaṃ? anuyogavattaṃ dāpanatthaṃ. tiparivaṭṭadesanāvasānasmiñhi thero sotāpanno jāto. atha naṃ anuyogavattaṃ dāpetuṃ “taṃ kiṃ maññasī”tiādimāha? tathāgatoti satto. rūpaṃ vedanā saññā saṅkhārā viññāṇanti ime pañcakkhandhe sampiṇḍetvā “tathāgato”ti samanupassasīti pucchati. ettha ca te, āvusoti idaṃ therassa anuyoge bhummaṃ. idaṃ vuttaṃ hoti — ettha ca te ettake ṭhāne diṭṭheva dhamme saccato thirato satte anupalabbhiyamāneti. sace taṃ, āvusoti idametaṃ aññaṃ byākarāpetukāmo pucchati. yaṃ dukkhaṃ taṃ niruddhanti yaṃ dukkhaṃ, tadeva niruddhaṃ, añño satto nirujjhanako nāma natthi, evaṃ byākareyyanti attho.

♦ etasseva atthassāti etassa paṭhamamaggassa. bhiyyosomattāya ñāṇāyāti atirekappamāṇassa ñāṇassa atthāya, sahavipassanakānaṃ upari ca tiṇṇaṃ maggānaṃ āvibhāvatthāyāti attho. ārakkhasampannoti antoārakkhena ceva bahiārakkhena ca samannāgato. ayogakkhemakāmoti catūhi yogehi khemabhāvaṃ anicchanto. pasayhāti pasayhitvā abhibhavitvā. anupakhajjāti anupavisitvā.

♦ pubbuṭṭhāyītiādīsu dūratova āgacchantaṃ disvā āsanato paṭhamataraṃ vuṭṭhātīti pubbuṭṭhāyī. tassa āsanaṃ datvā tasmiṃ nisinne pacchā nipatati nisīdatīti, pacchānipātī. pātova vuṭṭhāya “ettakā kasituṃ gacchatha, ettakā vapitun”ti vā sabbapaṭhamaṃ vuṭṭhātīti pubbuṭṭhāyī. sāyaṃ sabbesu attano attano vasanaṭṭhānaṃ gatesu gehassa samantato ārakkhaṃ saṃvidhāya dvārāni thaketvā sabbapacchā nipajjanatopi pacchānipātī. “kiṃ karomi, ayyaputta? kiṃ karomi ayyaputtā”ti? mukhaṃ olokento kiṃkāraṃ paṭisāvetīti kiṃkārapaṭissāvī. manāpaṃ caratīti manāpacārī. piyaṃ vadatīti piyavādī. mittatopi naṃ saddaheyyāti mitto me ayanti saddaheyya. vissāsaṃ āpajjeyyāti ekato pānabhojanādiṃ karonto vissāsiko bhaveyya. saṃvissatthoti suṭṭhu vissattho.

♦ evameva khoti ettha idaṃ opammasaṃsandanaṃ — bālagahapatiputto viya hi vaṭṭasannissitakāle assutavā puthujjano, vadhakapaccāmitto viya abaladubbalā pañcakkhandhā, vadhakapaccāmittassa “bālagahapatiputtaṃ upaṭṭhahissāmī”ti upagatakālo viya paṭisandhikkhaṇe upagatā pañcakkhandhā, tassa hi “na me ayaṃ sahāyo, vadhakapaccatthiko ayan”ti ajānanakālo viya vaṭṭanissitaputhujjanassa pañcakkhandhe “na ime mayhan”ti agahetvā “mama rūpaṃ, mama vedanā, mama saññā, mama saṅkhārā, mama viññāṇan”ti gahitakālo, vadhakapaccatthikassa “mitto me ayan”ti gahetvā sakkārakaraṇakālo viya “mama ime”ti gahetvā pañcannaṃ khandhānaṃ nhāpanabhojanādīhi sakkārakaraṇakālo, “ativissattho me ayan”ti ñatvā sakkāraṃ karontasseva asinā sīsacchindanaṃ viya vissatthassa bālaputhujjanassa tikhiṇehi bhijjamānehi khandhehi jīvitapariyādānaṃ veditabbaṃ.

♦ upetīti upagacchati. upādiyatīti gaṇhāti. adhiṭṭhātīti adhitiṭṭhati. attā meti ayaṃ me attāti. sutavā ca kho, āvuso, ariyasāvakoti yathā pana paṇḍito gahapatiputto evaṃ upagataṃ paccatthikaṃ “paccatthiko me ayan”ti ñatvā appamatto tāni tāni kammāni kāretvā anatthaṃ pariharati, atthaṃ pāpuṇāti, evaṃ sutavā ariyasāvakopi “na rūpaṃ attato samanupassatī”tiādinā nayena pañcakkhandhe ahanti vā mamanti vā agahetvā, “paccatthikā me ete”ti ñatvā rūpasattakārūpasattakādivasena vipassanāya yojetvāva tatonidānaṃ dukkhaṃ parivajjetvā aggaphalaṃ arahattaṃ pāpuṇāti. sesamettha uttānameva. tatiyaṃ.

Ý kiến bạn đọc