Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | KHI  NGÔN TỪ MANG SỨC MẠNH - Kinh Chiến Thắng Do Khéo Nói (Subhāsitajayasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | KHI NGÔN TỪ MANG SỨC MẠNH - Kinh Chiến Thắng Do Khéo Nói (Subhāsitajayasuttaṃ)

Thứ tư, 16/11/2022, 19:34 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 16.11.2022


KHI NGÔN TỪ MANG SỨC MẠNH

Kinh Chiến Thắng Do Khéo Nói (Subhāsitajayasuttaṃ)

CHƯƠNG XI. TƯƠNG ƯNG SAKKA, PHẨM THỨ NHẤT (S. i, 217)

Mặc dù có khi “im lặng là vàng” nhưng thường khi ngôn từ tạo nên ảnh hưởng lớn mà có trường hợp khiến thay đổi cả cục diện. Ngày nay khó phủ nhận được vai trò của truyền thông trong chính trường, thương trường và cuộc sống cá nhân hằng ngày. Phần đông lại tin vào sức mạnh của hoa ngôn xảo ngữ hơn là lời nói hiền thiện. Phải có tâm đức mới nói được thiện ngôn. Chính những lời nói thật sự tốt lành mới tồn tại vượt thời gian.

Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, devāsurasaṅgāmo samupabyūḷho ahosi. Atha kho, bhikkhave, vepacitti asurindo sakkaṃ devānamindaṃ etadavoca – ‘hotu, devānaminda, subhāsitena jayo’ti. ‘Hotu, vepacitti, subhāsitena jayo’ti. Atha kho, bhikkhave, devā ca asurā ca pārisajje ṭhapesuṃ – ‘ime no subhāsitadubbhāsitaṃ ājānissantī’ti. Atha kho, bhikkhave, vepacittiṃ asurindo sakkaṃ devānamindaṃ etadavoca – ‘bhaṇa, devānaminda, gātha’nti. Evaṃ vutte, bhikkhave, sakko devānamindo vepacitti asurindaṃ etadavoca – ‘tumhe khvettha, vepacitti, pubbadevā. Bhaṇa, vepacitti, gātha’nti. Evaṃ vutte, bhikkhave, vepacitti asurindo imaṃ gāthaṃ abhāsi –

Tại Sāvatthi. Đức Thế Tôn thuyết như sau:

Này chư Tỳ khưu, thuở xưa chư thiên và a tu la dàn trận cho một cuộc hỗn chiến. Bấy giờ A tu la vương Vepacitti nói với Thiên chủ Sakka: “Này Thiên chủ, hãy để chiến thắng thuộc về người khéo nói”. (Thiên chủ Sakka trả lời) “Vepacitti, hãy để chiến thắng thuộc về người khéo nói”

Ngay lúc ấy chư thiên và a tu la tuyển cử một hội đồng giám định và tuyên bố: “Hội đồng giám định nầy sẽ quyết định ai khéo nói, ai không khéo nói”.

A tu la vương Vepacitti nói với Thiên chủ Sakka:

" Này Thiên chủ, hãy nói lên kệ ngôn".

Nghe vậy Thiên chủ Sakka nói với A tu la vương Vepacitti:

"-- Này Vepacitti, ở đây Ngài là người niên trưởng. Do vậy hãy nói lên kệ ngôn".

Được nói vậy, A tu la vương Vepacitti đọc kệ ngôn:

‘‘Bhiyyo bālā pabhijjeyyuṃ, no cassa paṭisedhako;

Tasmā bhusena daṇḍena, dhīro bālaṃ nisedhaye’’ti.

“Kẻ ngu càng cuồng nộ

Nếu không ai áp chế

Bậc trí trị kẻ ngu

Phải dùng biện pháp mạnh.

‘‘Bhāsitāya kho pana, bhikkhave, vepacittinā asurindena gāthāya asurā anumodiṃsu, devā tuṇhī ahesuṃ. Atha kho, bhikkhave, vepacitti asurindo sakkaṃ devānamindaṃ etadavoca – ‘bhaṇa, devānaminda, gātha’nti. Evaṃ vutte, bhikkhave, sakko devānamindo imaṃ gāthaṃ abhāsi –

Này chư Tỳ khưu, các a tu la ca ngợi kệ ngôn của A tu la vương Vepacitti còn chư thiên thì im lặng.

A tu la vương Vepacitti nói với Thiên chủ Sakka:

" Này Thiên chủ, hãy nói lên kệ ngôn".

Được nói vậy, Thiên chủ Sakka đọc kệ ngôn:

‘‘Etadeva ahaṃ maññe, bālassa paṭisedhanaṃ;

Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammatī’’ti.

“Riêng ta thì nghĩ khác

Để chế ngự kẻ ngu

Khi biết họ cuồng nộ

Mình chánh niệm an tịnh.

‘‘Bhāsitāya kho pana, bhikkhave, sakkena devānamindena gāthāya, devā anumodiṃsu, asurā tuṇhī ahesuṃ. Atha kho, bhikkhave, sakko devānamindo vepacittiṃ asurindaṃ etadavoca – ‘bhaṇa, vepacitti, gātha’nti. Evaṃ vutte, bhikkhave, vepacitti asurindo imaṃ gāthaṃ abhāsi –

Này chư Tỳ khưu, chư thiên ca ngợi kệ ngôn của Thiên chủ Sakka các a tu la còn thì im lặng.

Thiên chủ Sakka nói với A tu la vương Vepacitti:

"-- Này Vepacitti, hãy nói lên kệ ngôn".

Được nói vậy, A tu la vương Vepacitti đọc kệ ngôn:

‘‘Etadeva titikkhāya, vajjaṃ passāmi vāsava;

Yadā naṃ maññati bālo, bhayā myāyaṃ titikkhati;

Ajjhāruhati dummedho, gova bhiyyo palāyina’’nti.

“Thưa Ngài Vāsana

Sự nhẫn nhục như vậy

Tôi thấy là sai lầm

Kẻ dữ sẽ nghĩ rằng:

“Hắn sợ nên chịu đựng”

Kẻ ngu càng làm tới

Như bò rượt người chạy

‘‘Bhāsitāya kho pana, bhikkhave, vepacittinā asurindena gāthāya asurā anumodiṃsu, devā tuṇhī ahesuṃ. Atha kho, bhikkhave, vepacitti asurindo sakkaṃ devānamindaṃ etadavoca – ‘bhaṇa, devānaminda, gātha’nti. Evaṃ vutte, bhikkhave, sakko devānamindo imā gāthāyo abhāsi –

Này chư Tỳ khưu, các a tu la ca ngợi kệ ngôn của A tu la vương Vepacitti còn chư thiên thì im lặng.

A tu la vương Vepacitti nói với Thiên chủ Sakka:

" Này Thiên chủ, hãy nói lên kệ ngôn".

Được nói vậy, Thiên chủ Sakka đọc kệ ngôn:

‘‘Kāmaṃ maññatu vā mā vā, bhayā myāyaṃ titikkhati;

Sadatthaparamā atthā, khantyā bhiyyo na vijjati.

‘‘Yo have balavā santo, dubbalassa titikkhati;

Tamāhu paramaṃ khantiṃ, niccaṃ khamati dubbalo.

‘‘Abalaṃ taṃ balaṃ āhu, yassa bālabalaṃ balaṃ;

Balassa dhammaguttassa, paṭivattā na vijjati.

‘‘Tasseva tena pāpiyo, yo kuddhaṃ paṭikujjhati;

Kuddhaṃ appaṭikujjhanto, saṅgāmaṃ jeti dujjayaṃ.

‘‘Ubhinnamatthaṃ carati, attano ca parassa ca;

Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammati.

‘‘Ubhinnaṃ tikicchantānaṃ, attano ca parassa ca;

Janā maññanti bāloti, ye dhammassa akovidā’’ti.

“Mặc họ nghĩ hay không:

“Hắn chịu đựng vì sợ”

Trong đức tánh huân tập

Không gì hơn nhẫn nại.

“Khi người thật sự mạnh

Kham nhẫn được kẻ yếu

Sự nhẫn nại cao nhất:

Nhẫn với kẻ kém hơn.

“Thấy mạnh nhưng không mạnh

Là mạnh của hung hăng

Không ai chê sức mạnh

Của người sống đúng pháp.

“Lấy sân đáp sân hận

Chỉ khiến mình tệ hơn

Không sân với người sân

Là thắng trận khó thắng.

“Ai hành pháp lợi lạc

Cho cả mình và người

Khi biết người khác sân

Khéo giữ tâm an tịnh.

“Ai chữa lành cả hai

Bản thân và tha nhân

Quần chúng nghĩ là ngu

Vì không thông chánh pháp.

‘‘Bhāsitāsu kho pana, bhikkhave, sakkena devānamindena gāthāsu, devā anumodiṃsu, asurā tuṇhī ahesuṃ. Atha kho, bhikkhave, devānañca asurānañca pārisajjā etadavocuṃ – ‘bhāsitā kho vepacittinā asurindena gāthāyo. Tā ca kho sadaṇḍāvacarā sasatthāvacarā, iti bhaṇḍanaṃ iti viggaho iti kalaho. Bhāsitā kho [bhāsitā kho pana (sī.)] sakkena devānamindena gāthāyo. Tā ca kho adaṇḍāvacarā asatthāvacarā, iti abhaṇḍanaṃ iti aviggaho iti akalaho. Sakkassa devānamindassa subhāsitena jayo’ti. Iti kho, bhikkhave sakkassa devānamindassa subhāsitena jayo ahosī’’ti.

Này chư Tỳ khưu, chư thiên ca ngợi kệ ngôn của Thiên chủ Sakka các a tu la thì im lặng. Riêng hội đồng giám định do chư thiên và a tu la tuyển cử đưa ra nhận định:

“Những kệ ngôn của A tu la vương Vepacitti mang tánh trừng phạt và bạo động đã dẫn tới bất hoà, tranh chấp, và xung đột. Còn những kệ ngôn của Thiên chủ Sakka mang tánh bao dung, bất bạo động không dẫn tới bất hoà, tranh chấp, và xung đột đúng là khéo nói. Thắng lợi thuộc về Thiên chủ Sakka”.

Như vậy, này chư Tỳ khưu, Thiên chủ Sakka chiến thắng nhờ khéo nói.

‘‘Bhiyyo bālā pabhijjeyyuṃ, no cassa paṭisedhako = kẻ ngu càng nổi điên nếu không ai khống chế

Tasmā bhusena daṇḍena, dhīro bālaṃ nisedhaye’’ti = do vậy với sự trừng phạt nặng nề , người trí chế ngự kẻ ngu

‘‘Etadeva ahaṃ maññe, bālassa paṭisedhanaṃ = Ta tự nghĩ cách cảm hoá người thiểu trí

Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammatī’’ti = khi biết đối thủ giận dữ thì nên chánh niệm an tịnh

‘‘Etadeva titikkhāya, vajjaṃ passāmi vāsava = Thưa Ngài Vāsava, tôi thấy là điều sai lầm khi thực hành pháp nhẫn nại

Yadā naṃ maññati bālo, bhayā myāyaṃ titikkhati = kẻ ngu nghĩ rằng “hắn nhẫn nại vì sợ ta”

Ajjhāruhati dummedho, gova bhiyyo palāyina’’nti = kẻ u mê càng bám sát theo Ngài giống như bò rượt người sợ chạy

‘‘Kāmaṃ maññatu vā mā vā, bhayā myāyaṃ titikkhati = hãy để kẻ ngu muốn nghĩ hay không nghĩ “hắn nhẫn nại vì sợ ta”

Sadatthaparamā atthā, khantyā bhiyyo na vijjati = trong những thành tựu tối thượng của sự tu tập không gì qua nhẫn nại

‘‘Yo have balavā santo, dubbalassa titikkhati = Người thật sự mạnh khi có thể kham nhẫn với kẻ yếu

Tamāhu paramaṃ khantiṃ, niccaṃ khamati dubbalo = kham nhẫn với kẻ yếu kém hơn mình luôn là sự kham nhẫn cao cả

‘‘Abalaṃ taṃ balaṃ āhu, yassa bālabalaṃ balaṃ = cái mạnh của cuồng nộ là cái mạnh không thật sự mạnh.

Balassa dhammaguttassa, paṭivattā na vijjati = không ai có thể khiển trách người mạnh do thiện pháp hộ trì

‘‘Tasseva tena pāpiyo, yo kuddhaṃ paṭikujjhati = lấy hung bạo đáp trả hung bạo khiến sự việc tệ hại hơn cho chính mình

Kuddhaṃ appaṭikujjhanto, saṅgāmaṃ jeti dujjayaṃ = không lấy hung bạo đáp trả hung bạo là chiến thắng trận khó thắng

‘‘Ubhinnamatthaṃ carati, attano ca parassa ca = Người thực hành sự lợi lạc cho cả hai bản thân và tha nhân

Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammati = khi biết đối thủ giận dữ thì nên chánh niệm an tịnh

‘‘Ubhinnaṃ tikicchantānaṃ, attano ca parassa ca = người có thể chữa lành cho cả hai bản thân và đối thủ

Janā maññanti bāloti, ye dhammassa akovidā’’ti = quần chúng nghĩ là ngu vì họ không thiện xảo trong Pháp.

Thiên chủ Sakka có nhiều tên gọi. Vāsana nghĩa là người ban tặng chỗ ở liên quan đến phước hạnh đã tạo trong tiền kiếp. Maghavā cũng là một tên của tiền thân làm người có tinh thần hiệp nghĩa mã thượng. Sahassakkha mang ý nghĩa “thiên thủ thiên nhãn” chỉ cho năng lực một lúc có thể là ngàn việc khác nhau. Là điểm thú vị khi hình ảnh của Thiên chủ Đế Thích trong Tam tạng Pāli và hình ảnh của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát trong Phật giáo Bắc truyền có nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều có nhiều hồng danh, nhiều hoá thân và nhiều công hạnh.

A tu la trong ở cõi trời Tam Thập Tam không phải là chúng sanh trong khổ cảnh. Những vị nầy cũng là chư thiên nhưng tánh khí võ biền nghiêng về bạo lực.

Trên phương diện tuổi tác, A tu la vương Vepacitti cao niên hơn thiên chủ Sakka. Và cũng là vị thiên đứng đầu trong ba a tu la vương (Vepacitti, Rāhu, và Pahārada). Khi Sakka sanh ra làm thiên của cõi Tam Thập Tam thì một số chư thiên “cựu trào” bất phục sanh tâm chống đối trong đó có Vepacitti. Những vị thiên nầy lập nên nhóm đối lập và tranh chấp với chư thiên hiền thiện suốt thời gian dài. Những chuyện mà Đức Thế Tôn kể lại ở đây là câu chuyện rất xa xưa. Khi Đức Phật ra đời những a tu la vương trong chuyện kể không còn nữa.

Trên ý nghĩa kinh văn thì những kệ ngôn trong kinh nầy giống như kinh trước. Chỉ khác là lời của a tu la vương giống lời của Mātali.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

5. Subhāsitajayasuttaṃ [Mūla]

251. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, devāsurasaṅgāmo samupabyūḷho ahosi. Atha kho, bhikkhave, vepacitti asurindo sakkaṃ devānamindaṃ etadavoca – ‘hotu, devānaminda, subhāsitena jayo’ti. ‘Hotu, vepacitti, subhāsitena jayo’ti. Atha kho, bhikkhave, devā ca asurā ca pārisajje ṭhapesuṃ – ‘ime no subhāsitadubbhāsitaṃ ājānissantī’ti. Atha kho, bhikkhave, vepacittiṃ asurindo sakkaṃ devānamindaṃ etadavoca – ‘bhaṇa, devānaminda, gātha’nti. Evaṃ vutte, bhikkhave, sakko devānamindo vepacitti asurindaṃ etadavoca – ‘tumhe khvettha, vepacitti, pubbadevā. Bhaṇa, vepacitti, gātha’nti. Evaṃ vutte, bhikkhave, vepacitti asurindo imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Bhiyyo bālā pabhijjeyyuṃ, no cassa paṭisedhako;

Tasmā bhusena daṇḍena, dhīro bālaṃ nisedhaye’’ti.

‘‘Bhāsitāya kho pana, bhikkhave, vepacittinā asurindena gāthāya asurā anumodiṃsu, devā tuṇhī ahesuṃ. Atha kho, bhikkhave, vepacitti asurindo sakkaṃ devānamindaṃ etadavoca – ‘bhaṇa, devānaminda, gātha’nti. Evaṃ vutte, bhikkhave, sakko devānamindo imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Etadeva ahaṃ maññe, bālassa paṭisedhanaṃ;

Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammatī’’ti.

‘‘Bhāsitāya kho pana, bhikkhave, sakkena devānamindena gāthāya, devā anumodiṃsu, asurā tuṇhī ahesuṃ. Atha kho, bhikkhave, sakko devānamindo vepacittiṃ asurindaṃ etadavoca – ‘bhaṇa, vepacitti, gātha’nti. Evaṃ vutte, bhikkhave, vepacitti asurindo imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Etadeva titikkhāya, vajjaṃ passāmi vāsava;

Yadā naṃ maññati bālo, bhayā myāyaṃ titikkhati;

Ajjhāruhati dummedho, gova bhiyyo palāyina’’nti.

‘‘Bhāsitāya kho pana, bhikkhave, vepacittinā asurindena gāthāya asurā anumodiṃsu, devā tuṇhī ahesuṃ. Atha kho, bhikkhave, vepacitti asurindo sakkaṃ devānamindaṃ etadavoca – ‘bhaṇa, devānaminda, gātha’nti. Evaṃ vutte, bhikkhave, sakko devānamindo imā gāthāyo abhāsi –

‘‘Kāmaṃ maññatu vā mā vā, bhayā myāyaṃ titikkhati;

Sadatthaparamā atthā, khantyā bhiyyo na vijjati.

‘‘Yo have balavā santo, dubbalassa titikkhati;

Tamāhu paramaṃ khantiṃ, niccaṃ khamati dubbalo.

‘‘Abalaṃ taṃ balaṃ āhu, yassa bālabalaṃ balaṃ;

Balassa dhammaguttassa, paṭivattā na vijjati.

‘‘Tasseva tena pāpiyo, yo kuddhaṃ paṭikujjhati;

Kuddhaṃ appaṭikujjhanto, saṅgāmaṃ jeti dujjayaṃ.

‘‘Ubhinnamatthaṃ carati, attano ca parassa ca;

Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammati.

‘‘Ubhinnaṃ tikicchantānaṃ, attano ca parassa ca;

Janā maññanti bāloti, ye dhammassa akovidā’’ti.

‘‘Bhāsitāsu kho pana, bhikkhave, sakkena devānamindena gāthāsu, devā anumodiṃsu, asurā tuṇhī ahesuṃ. Atha kho, bhikkhave, devānañca asurānañca pārisajjā etadavocuṃ – ‘bhāsitā kho vepacittinā asurindena gāthāyo. Tā ca kho sadaṇḍāvacarā sasatthāvacarā, iti bhaṇḍanaṃ iti viggaho iti kalaho. Bhāsitā kho [bhāsitā kho pana (sī.)] sakkena devānamindena gāthāyo. Tā ca kho adaṇḍāvacarā asatthāvacarā, iti abhaṇḍanaṃ iti aviggaho iti akalaho. Sakkassa devānamindassa subhāsitena jayo’ti. Iti kho, bhikkhave sakkassa devānamindassa subhāsitena jayo ahosī’’ti.

5. Subhāsitajayasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

251. Pañcame asurindaṃ etadavocāti chekatāya etaṃ avoca. Evaṃ kirassa ahosi ‘‘parassa nāma gāhaṃ mocetvā paṭhamaṃ vattuṃ garu. Parassa vacanaṃ anugantvā pana pacchā sukhaṃ vattu’’nti. Pubbadevāti devaloke ciranivāsino pubbasāmikā, tumhākaṃ tāva paveṇiāgataṃ bhaṇathāti. Adaṇḍāvacarāti daṇḍāvacaraṇarahitā, daṇḍaṃ vā satthaṃ vā gahetabbanti evamettha natthīti attho. Pañcamaṃ.

Ý kiến bạn đọc