Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - KHI NGHĨA ĐEN VÀ NGHĨA BÓNG HOÀN TOÀN ĐỐI LẬP - Kinh Navakammika (Navakammikasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - KHI NGHĨA ĐEN VÀ NGHĨA BÓNG HOÀN TOÀN ĐỐI LẬP - Kinh Navakammika (Navakammikasuttaṃ)

Thứ hai, 25/07/2022, 17:12 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 25.7.2022


KHI NGHĨA ĐEN VÀ NGHĨA BÓNG HOÀN TOÀN ĐỐI LẬP

Kinh Navakammika (Navakammikasuttaṃ)

(CHƯƠNG VII. TƯƠNG ƯNG BÀ LA MÔN – PHẨM CƯ SĨ) (S. I, 179)

Ông bà la môn trong bài kinh nầy hỏi Phật là Ngài thích thú gì khi sống một mình trong rừng. Đức Phật trả lời chính vì không còn rừng nên thích trú ở rừng. Nói không còn rừng, Đức Phật muốn nói về niết bàn vượt ngoài những trùng trùng khổ ải của phiền não, của nhân quả, của sinh diệt. Chỉ có một người hoàn toàn giải thoát mới thật sự sống an lạc độc cư trong rừng vắng. Những gì Đức Phật dạy liên hệ tới cái rất thân quen của một người chuyên khai thác gỗ trong rừng mà cũng hoàn toàn mới mẻ về ý niệm khu rừng và niềm hạnh phúc sống trong rừng. Không phải chỉ lãnh hội điều chưa từng nghĩ tới mà còn thay đổi tận cùng niềm tin và định hướng trong đời của con người hữu duyên đó.

Ekaṃ samayaṃ bhagavā kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena navakammikabhāradvājo brāhmaṇo tasmiṃ vanasaṇḍe kammantaṃ kārāpeti. Addasā kho navakammikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ aññatarasmiṃ sālarukkhamūle nisinnaṃ pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā. Disvānassa etadahosi – ‘‘ahaṃ kho imasmiṃ vanasaṇḍe kammantaṃ kārāpento ramāmi. Ayaṃ samaṇo gotamo kiṃ kārāpento ramatī’’ti?

Một thuở Đức Thế Tôn trú ở tại một khu rừng.tại xứ Kosala, Bấy giờ bà la môn Navakammika Bhāradvāja đang làm việc tại khu rừng ấy. Bà la môn Navakammika trông thấy Thế Tôn ngồi kiết già dưới một gốc cây, lưng thẳng và hướng chánh niệm phía trước.

Thấy vậy, vị Bà-la-môn suy nghĩ: "Ta thích làm việc khai thác gỗ trong rừng còn Sa môn Gotama thích việc gì?"

Atha kho navakammikabhāradvājo brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami. Upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Ke nu kammantā karīyanti, bhikkhu sālavane tava;

Yadekako araññasmiṃ, ratiṃ vindati gotamo’’ti.

Rồi bà la môn Navakammika đi đến Thế Tôn và nói lên bài kệ ngôn:

"Tỳ khưu đang làm gì

Giữa rừng cây sala

Một mình, Ngài thích gì?

Tôn giả Gotama

(Thế Tôn):

‘‘Na me vanasmiṃ karaṇīyamatthi, Ucchinnamūlaṃ me vanaṃ visūkaṃ;

Svāhaṃ vane nibbanatho visallo, Eko rame aratiṃ vippahāyā’’ti.

"Chẳng làm gì trong rừng

Bứng gốc, rừng đã khô

Không rừng, không gai góc

Mọi bất mãn tận diệt

Ta một mình trong rừng

Sống hoan hỷ tự tại.

Evaṃ vutte, navakammikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama...pe... upāsakaṃ maṃ bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gata’’nti.

Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn Navakammika Bhāradvāja bạch Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Diệu Pháp được Tôn giả Gotama hiển bày như người dựng đứng những gì bị ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc lối, hay đem đèn sáng vào chỗ tăm tối để những ai có mắt thấy được. Con xin nương tựa Đức Thế Tôn Gotama, xin nương tựa Pháp, xin nương tựa tỳ khưu Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

(Bổ túc sau)

Theo Sớ Giải thì biệt danh Navakammika (người làm việc sơ khởi) xuất phát từ công việc cắt cây rừng mang về bán cho trại cưa dưới phố. Ông bà la môn nầy chỉ đốn cây và cắt bỏ cành lá nhưng giai đoạn đầu của việc khai thác gỗ cho việc xây cất.

Trong câu nói của Đức Phật chữ rừng ở hai câu đầu chỉ cho cảnh giới trầm luân sanh tử. Trọn hai câu đầu là cách nói về niết bàn (nibbāna = không còn rừng, thoát khỏi rừng rậm hoang vu). Hai câu sau chữ rừng hiểu theo nghĩa đen.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

7. Navakammikasuttaṃ [Mūla]

203. Ekaṃ samayaṃ bhagavā kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena navakammikabhāradvājo brāhmaṇo tasmiṃ vanasaṇḍe kammantaṃ kārāpeti. Addasā kho navakammikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ aññatarasmiṃ sālarukkhamūle nisinnaṃ pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā. Disvānassa etadahosi – ‘‘ahaṃ kho imasmiṃ vanasaṇḍe kammantaṃ kārāpento ramāmi. Ayaṃ samaṇo gotamo kiṃ kārāpento ramatī’’ti? Atha kho navakammikabhāradvājo brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami. Upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Ke nu kammantā karīyanti, bhikkhu sālavane tava;

Yadekako araññasmiṃ, ratiṃ vindati gotamo’’ti.

‘‘Na me vanasmiṃ karaṇīyamatthi, Ucchinnamūlaṃ me vanaṃ visūkaṃ;

Svāhaṃ vane nibbanatho visallo, Eko rame aratiṃ vippahāyā’’ti.

Evaṃ vutte, navakammikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama...pe... upāsakaṃ maṃ bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gata’’nti.

7. Navakammikasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

203. Sattame navakammikabhāradvājoti so kira araññe rukkhaṃ chindāpetvā tattheva pāsādakūṭāgārādīni yojetvā nagaraṃ āharitvā vikkiṇāti, iti navakammaṃ nissāya jīvatīti navakammiko, gottena bhāradvājoti navakammikabhāradvājo. Disvānassa etadahosīti chabbaṇṇarasmiyo vissajjetvā nisinnaṃ bhagavantaṃ disvāna assa etaṃ ahosi. Vanasminti imasmiṃ vanasaṇḍe. Ucchinnamūlaṃ me vananti mayhaṃ kilesavanaṃ ucchinnamūlaṃ. Nibbanathoti nikkilesavano. Eko rameti ekako abhiramāmi. Aratiṃ vippahāyāti pantasenāsanesu ceva bhāvanāya ca ukkaṇṭhitaṃ jahitvā. Sattamaṃ.

Ý kiến bạn đọc