Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | KHI HIỂU CÁI TRƯỚC MẮT CŨNG LÀ THẤY CÁI LÂU DÀI - Kinh Khổ (Dukkhasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | KHI HIỂU CÁI TRƯỚC MẮT CŨNG LÀ THẤY CÁI LÂU DÀI - Kinh Khổ (Dukkhasuttaṃ)

Thứ tư, 29/03/2023, 18:08 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 29.3.2023


Kinh Năm Oan Kết Sợ Hãi II

(Dutiyapañcaverabhayasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (b) - Phẩm Gia Chủ (S. ii, 70)

Nội dung bài kinh nầy giống như bài kinh trước chỉ khác một điểm nhỏ là thay vì gia chủ Cấp Cô Độc thì là một nhóm các tỳ khưu đến diện kiến Đức Thế Tôn và nghe giảng dạy. Đây cũng là một trường hợp điển hình cho thấy tính cách bảo thủ trong sự kết tập và trùng tuyên Tam Tạng Pāli với nỗ lực gìn giữ sự uyên nguyên của kinh điển dù có thể lược bớt do nội dung trùng lập.


KHI HIỂU CÁI TRƯỚC MẮT CŨNG LÀ THẤY CÁI LÂU DÀI

Kinh Khổ (Dukkhasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (b) - Phẩm Gia Chủ (S. ii, 73)

Đau khổ trong giòng sanh tử là một vấn nạn có nhiều đầu mối. Duyên khởi là mớ bòng bong rối bời trong cuộc lữ. Càng phản ứng phiền muộn thì đau khổ càng chồng chất. Chỉ có sự tỉnh táo nhận ra nguyên nhân gần là sự tương tác của tâm và cảnh thì nhất thời khiến hệ luỵ không tiếp tục tạo nên. Câu chuyện giải thoát đường dài là khả năng buông xả không vướng mắc với trần cảnh. Tất nhiên để được vậy cần công phu tu tập chứ không thể “ta van cát bụi bên đường, dù nhơ dù sạch đừng vương gót nầy”.

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘dukkhassa, bhikkhave, samudayañca atthaṅgamañca desessāmi. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –

‘‘Katamo ca, bhikkhave, dukkhassa samudayo? Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā. Ayaṃ kho, bhikkhave, dukkhassa samudayo.

‘‘Sotañca paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṃ...pe... ghānañca paṭicca gandhe ca...pe... jivhañca paṭicca rase ca...pe... kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca...pe... manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā. Ayaṃ kho, bhikkhave, dukkhassa samudayo.

Ngự tại Sāvatthi.

“Này chư Tỳ khưu, Ta sẽ giảng về nguyên ủy và sự chấm dứt khổ đau. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ”.

Chư tỳ khưu trả lời: “Dạ vâng, Bạch Thế Tôn”.

Đức Thế Tôn nói như sau:

Này chư Tỳ khưu, thế nào là nguyên ủy của khổ đau?

Tuỳ thuộc vào mắt và cảnh sắc, nhãn thức phát sanh. Sự kết hợp của ba thành tố gọi là xúc. Do duyên xúc, thọ sanh khởi. Do duyên thọ, ái sanh khởi. Đây là nguyên ủy của khổ đau.

Tuỳ thuộc vào tai và âm thanh, nhĩ thức phát sanh …

Tùy thuộc vào mũi và cảnh khí, tỷ thức phát sanh …

Tuỳ thuộc vào lưỡi và cảnh vị, thiệt thức phát sanh …

Tuỳ thuộc vào thân và cảnh xúc, thân thức phát sanh …

Tuỳ thuộc vào ý và cảnh pháp, ý thức phát sanh. Sự kết hợp của ba thành tố gọi là xúc. Do duyên xúc, thọ sanh khởi. Do duyên thọ, ái sanh khởi.

Đây là nguyên ủy của khổ đau.

‘‘Katamo ca, bhikkhave, dukkhassa atthaṅgamo? Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā. Tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho; bhavanirodhā jātinirodho; jātinirodhā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Ayaṃ kho, bhikkhave, dukkhassa atthaṅgamo.

‘‘Sotañca paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṃ...pe... ghānañca paṭicca gandhe ca...pe... jivhañca paṭicca rase ca...pe... kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca...pe... manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā. Tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho; bhavanirodhā jātinirodho; jātinirodhā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Ayaṃ kho, bhikkhave, dukkhassa atthaṅgamo’’ti. Tatiyaṃ.

Và này chư Tỳ khưu, thế nào là đoạn diệt khổ?

Tuỳ thuộc vào mắt và cảnh sắc, nhãn thức phát sanh. Sự kết hợp của ba thành tố gọi là xúc. Do duyên xúc, thọ sanh khởi. Do duyên thọ, ái sanh khởi. Nhưng với sự đoạn diệt hoàn toàn ái nên thủ đoạn diệt, do thủ đoạn diệt nên hữu đoạn diệt, do hữu đoạn diệt nên sanh đoạn diệt, do sanh đoạn diệt già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai đoạn diệt. Này chư Tỳ khưu, đây là sự đoạn diệt khổ đau.

Tuỳ thuộc vào tai và âm thanh, nhĩ thức phát sanh …

Tùy thuộc vào mũi và cảnh khí, tỷ thức phát sanh …

Tuỳ thuộc vào lưỡi và cảnh vị, thiệt thức phát sanh …

Tuỳ thuộc vào thân và cảnh xúc, thân thức phát sanh …

Tuỳ thuộc vào ý và cảnh pháp, ý thức phát sanh. Sự kết hợp của ba thành tố gọi là xúc. Do duyên xúc, thọ sanh khởi. Do duyên thọ, ái sanh khởi. Đây là nguyên ủy của khổ đau. Nhưng với sự đoạn diệt hoàn toàn ái nên thủ đoạn diệt, do thủ đoạn diệt nên hữu đoạn diệt, do hữu đoạn diệt nên sanh đoạn diệt, do sanh đoạn diệt già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai đoạn diệt. Này chư Tỳ khưu, đây là sự đoạn diệt khổ đau.

Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

Chú Thích

Theo Sớ Giải, đau khổ trong bài kinh nầy chỉ cho sự khổ đau của luân hồi (vaṭṭadukkha) đó là sự quanh quẩn không lối thoát trong giòng sanh tử như người lạc lối trong rừng.

Theo Sớ Giải có hai nguyên uỷ của khổ đau. Một là nguyên nhân nhất thời (khaṇikasamudaya); hai là sự tác động của duyên sanh (paccaya-samudaya). Một thuộc ngắn hạn và một thuộc dài hạn. Thí dụ một người thấy cảnh sắc đẹp nên chấp thủ và dẫn đến hệ luỵ đó là nguyên ủy ngắn hạn. Nhưng từ xúc duyên thọ, rồi ái, thủ, hữu cuối cùng dẫn đến già chết đó là đau khổ dài hạn của kiếp luân hồi. Hành giả tu tập quán chiếu và lãnh hội được cái nầy thì hiểu cái kia.

Cũng theo Sớ Giải thì sự đoạn diệt khổ đau có hai: nhất thời và vĩnh viễn. Cái nhất thời là sự dập tắt do tu tập với hiệu ứng (bhedatthaṅgama). Sự dập tắt khổ đau vĩnh viễn là niết bàn hay quả chứng tối hậu (accantatthaṅgama).

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

3. Dukkhasuttaṃ

43. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘dukkhassa, bhikkhave, samudayañca atthaṅgamañca desessāmi. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –

‘‘Katamo ca, bhikkhave, dukkhassa samudayo? Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā. Ayaṃ kho, bhikkhave, dukkhassa samudayo.

‘‘Sotañca paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṃ...pe... ghānañca paṭicca gandhe ca...pe... jivhañca paṭicca rase ca...pe... kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca...pe... manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā. Ayaṃ kho, bhikkhave, dukkhassa samudayo.

‘‘Katamo ca, bhikkhave, dukkhassa atthaṅgamo? Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā. Tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho; bhavanirodhā jātinirodho; jātinirodhā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Ayaṃ kho, bhikkhave, dukkhassa atthaṅgamo.

‘‘Sotañca paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṃ...pe... ghānañca paṭicca gandhe ca...pe... jivhañca paṭicca rase ca...pe... kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca...pe... manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ. Tiṇṇaṃ saṅgati phasso. Phassapaccayā vedanā; vedanāpaccayā taṇhā. Tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho; bhavanirodhā jātinirodho; jātinirodhā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Ayaṃ kho, bhikkhave, dukkhassa atthaṅgamo’’ti. Tatiyaṃ.

3. Dukkhasuttavaṇṇanā

43. Tatiye dukkhassāti vaṭṭadukkhassa. Samudayanti dve samudayā khaṇikasamudayo ca paccayasamudayo ca. Paccayasamudayaṃ passantopi bhikkhu khaṇikasamudayaṃ passati, khaṇikasamudayaṃ passantopi paccayasamudayaṃ passati. Atthaṅgamopi accantatthaṅgamo bhedatthaṅgamoti duvidho. Accantatthaṅgamaṃ passantopi bhedatthaṅgamaṃ passati, bhedatthaṅgamaṃ passantopi accantatthaṅgamaṃ passati. Desessāmīti idaṃ vaṭṭadukkhassa samudayaatthaṅgamaṃ nibbattibhedaṃ nāma desessāmi, taṃ suṇāthāti attho. Paṭiccāti nissayavasena ceva ārammaṇavasena ca paccayaṃ katvā. Tiṇṇaṃ saṅgati phassoti tiṇṇaṃ saṅgatiyā phasso. Ayaṃ kho, bhikkhave, dukkhassa samudayoti ayaṃ vaṭṭadukkhassa nibbatti nāma. Atthaṅgamoti bhedo. Evañhi vaṭṭadukkhaṃ bhinnaṃ hoti appaṭisandhiyaṃ. Tatiyaṃ.

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet