- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 4.1.2025
KHÁI NIỆM VỀ TOÀN BỘ
Kinh Nhất Thiết (sabbasuttaṃ)
Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Tất Cả (SN.35.23)
Trong quan niệm sống cũng như tư duy triết học, chữ “tất cả” thường tạo ra nhiều điểm gai góc. Đối với một vị tướng thủ thành, với trọng trách canh giữ tất cả cửa ra vào thì chữ “tất cả” là một khẳng định không thể sai khác. Đối với một người khi trải nghiệm món ăn ngon, cho rằng đây là món ngon nhất trong tất cả món ăn thì chữ “tất cả” đó nên hiểu mang tính tương đối, vì bản thân người ăn không thể bao gồm mọi văn hoá, trải nghiệm, hoàn cảnh… là những thứ cần thiết để xác định ngon dở của ẩm thực. Ngay cả với người tu tập, thì chữ “nhất thiết” hay “tất cả” cũng chứa đựng “công án” lớn. Khi không còn có bất cứ trạng thái hay sự vật nào để chấp thủ “đây là của ta, là ta, là tự ngã của ta” thì đạt đến chỗ khai phóng toàn diện. Nhưng vấn đề là khi nghĩ tới buông xả tất cả, mấy ai không ngại ngùng trước khoảng không chơi vơi trưóc mặt?
Kinh văn
Tại Sāvatthī.
“Này chư Tỳ khưu, Ta sẽ giảng cho các Thầy về ‘nhất thiết’. Hãy lắng nghe...
“Này chư Tỳ khưu, thế nào là ‘nhất thiết’? Đó là mắt và các cảnh sắc, tai và cảnh thinh, mũi và cảnh khí, lưỡi và cảnh vị, thân và cảnh xúc, ý và cảnh pháp. Đây được gọi là ‘nhất thiết.’”
“Này chư Tỳ khưu, nếu có ai nói như sau: ‘Từ bỏ cái gọi là tất cả này, ta sẽ làm rõ một cái tất cả khác’—thì lời nói đó chỉ là một sự khoe khoang trống rỗng từ người ấy. Nếu bị chất vấn, người ấy sẽ không thể trả lời. Hơn nữa, người ấy sẽ gặp phiền luỵ. Vì sao? Bởi vì, này chư Tỳ khưu, điều đó không thuộc phạm vi (hiểu biết) của người ấy.”
Chú Thích
Theo Sớ Giải, chữ “sabba – nhất thiết” hay “tất cả” có bốn phạm trù:
1. Sabbasabbaṃ - tất cả toàn diện – là cảnh giới nhận thức của nhất thiết chủng trí của chư vị chánh đẳng chánh giác tức bậc toàn tri.
2. Āyatanasabbaṃ - tất cả thuộc về các căn và cảnh - tức là tất cả những gì thuộc tâm thức và đối tượng nhận thức.
3. Sakkāyasabbaṃ - tất cả thuộc về tự thân - tức năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức).
4. Padesasabbaṃ: Tất cả thuộc về từng phần trong phạm vi riêng biệt.
Như vậy khi nói “tất cả” hay toàn bộ thì không có nghĩa là bao trùm mọi phạm trù.
Theo Sớ giải, thì bốn phạm trù kể trên cái sau hẹp hơn cái trước. Sở tri của chư vị chánh đẳng chánh giác bao gồm tất cả pháp kể cả điều có thể và không thể. Phạm trù thứ hai chỉ bao gồm hai sự thật tục đế và chân đế. Phạm trù thứ ba không bao gồm chân đế vô vi. Phạm trù thứ tư chỉ trong phạm vi giới hạn cá biệt, thí dụ nói về “thân đồng tưởng đồng, thân đồng tưởng dị…”
Đối với phàm nhân, thì phạm trù nhận thức nằm trong mười hai xứ hoặc năm uẩn. Những suy luận về niết bàn chỉ có thể hiểu một cách tương đối. Cố gắng vẽ vời cái “thực hữu” dù là “chân không” ngoài mười hai xứ chỉ là cách nói khoa trương.
Nên lưu ý “cảnh pháp” của ngoại xứ trong phẩm này không kể niết bàn như trong Thắng Pháp, vì Đức Phật dạy cảnh pháp ở đây của vô thường, khổ não.
Sớ Giải
23. sabbavaggassa paṭhame sabbaṃ vo, bhikkhaveti sabbaṃ nāma catubbidhaṃ — sabbasabbaṃ, āyatanasabbaṃ, sakkāyasabbaṃ, padesasabbanti. tattha —
“na tassa addiṭṭhamidhātthi kiñci,
atho aviññātamajānitabbaṃ.
sabbaṃ abhiññāsi yadatthi neyyaṃ,
tathāgato tena samantacakkhū”ti. (mahāni. 156; cūḷani. dhotakamāṇavapucchāniddeso 32; paṭi. ma. 1.121) —
idaṃ sabbasabbaṃ nāma. “sabbaṃ vo, bhikkhave, desessāmi, taṃ suṇāthā”ti (saṃ. ni. 4.24) idaṃ āyatanasabbaṃ nāma. “sabbadhammamūlapariyāyaṃ vo, bhikkhave, desessāmī”ti (ma. ni. 1.1) idaṃ sakkāyasabbaṃ nāma. “sabbadhammesu vā pana paṭhamasamannāhāro uppajjati cittaṃ mano mānasaṃ ... pe ... tajjāmanodhātū”ti idaṃ padesasabbaṃ nāma. iti pañcārammaṇamattaṃ padesasabbaṃ. tebhūmakadhammā sakkāyasabbaṃ. catubhūmakadhammā āyatanasabbaṃ. yaṃkiñci neyyaṃ sabbasabbaṃ. padesasabbaṃ sakkāyasabbaṃ na pāpuṇāti, sakkāyasabbaṃ āyatanasabbaṃ na pāpuṇāti, āyatanasabbaṃ sabbasabbaṃ na pāpuṇāti. kasmā? sabbaññutaññāṇassa ayaṃ nāma dhammo ārammaṇaṃ na hotīti natthitāya. imasmiṃ pana sutte āyatanasabbaṃ adhippetaṃ.
paccakkhāyāti paṭikkhipitvā. vācāvatthukamevassāti, vācāya vattabbavatthumattakameva bhaveyya. imāni pana dvādasāyatanāni atikkamitvā ayaṃ nāma añño sabhāvadhammo atthīti dassetuṃ na sakkuṇeyya. puṭṭho ca na sampāyeyyāti, “katamaṃ aññaṃ sabbaṃ nāmā”ti? pucchito, “idaṃ nāmā”ti vacanena sampādetuṃ na sakkuṇeyya. vighātaṃ āpajjeyyāti dukkhaṃ āpajjeyya. yathā taṃ, bhikkhave, avisayasminti ettha tanti nipātamattaṃ. yathāti kāraṇavacanaṃ, yasmā avisaye puṭṭhoti attho. avisayasmiñhi sattānaṃ vighātova hoti, kūṭāgāramattaṃ silaṃ sīsena ukkhipitvā gambhīre udake taraṇaṃ avisayo, tathā candimasūriyānaṃ ākaḍḍhitvā pātanaṃ, tasmiṃ avisaye vāyamanto vighātameva āpajjati, evaṃ imasmimpi avisaye vighātameva āpajjeyyāti adhippāyo.
Trong phần đầu của chương Sabbavagga, Đức Phật tuyên bố: “Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ giảng về ‘tất cả’.”
Khái niệm “tất cả” được phân chia thành bốn loại chính:
Sabbasabbaṃ là khái niệm toàn diện nhất, bao trùm tất cả những gì cần được hiểu biết và nhận thức. Trong bài kinh, điều này được minh họa bằng bài kệ:
“Không gì trong thế gian này không được thấy,
Không gì còn chưa biết cần phải hiểu.
Tất cả đã được bậc Toàn Giác thấu rõ,
Với trí tuệ toàn diện như mắt nhìn khắp nơi.”
Āyatanasabbaṃ như đã dạy trong bài kinh Saṃyutta Nikāya 4.24, đây là tất cả bao gồm sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) và sáu đối tượng tương ứng (sắc, thanh, khí, vị, xúc, pháp).
Sakkāyasabbaṃ như đề cập trong bài kinh Mūlapariyāya Sutta (Majjhima Nikāya 1.1), đây là tất cả những gì thuộc về năm uẩn, tức là thân và tâm trong sự hiện hữu của một chúng sinh.
Padesasabbaṃ là khái niệm giới hạn, đề cập đến từng phần của pháp giới. Ví dụ, trong phần mô tả tâm và ý thức xuất hiện qua từng đối tượng cụ thể, như chỉ dựa trên năm căn và đối tượng tương ứng.
Điều này xảy ra vì mỗi khái niệm chỉ phản ánh một phạm vi giới hạn trong pháp giới. Chỉ có Sabbasabbaṃ—toàn diện tất cả—mới là khái niệm bao trùm hoàn toàn.
Nếu ai đó tuyên bố có một “tất cả” khác vượt ngoài các định nghĩa này, điều đó chỉ là lời nói trống rỗng.
Trong bài kinh này, trọng tâm nằm ở Āyatanasabbaṃ, tức tất cả bao gồm các căn và đối tượng của chúng. Đức Phật nhấn mạnh rằng việc vượt ra ngoài những định nghĩa này là không thể, bởi điều đó thuộc phạm vi không phải của con người (avisaya).
Ví dụ minh họa về “avisaya”:
Những nỗ lực như vậy chỉ dẫn đến thất bại và đau khổ. Tương tự, việc tìm kiếm một “tất cả” vượt ngoài những gì Đức Phật đã dạy cũng sẽ chỉ dẫn đến khổ đau.
Bài kinh nhấn mạnh rằng tất cả những gì có thể nhận thức, hiểu biết và giải thoát đều nằm trong phạm vi pháp Đức Phật đã dạy và bất kỳ nỗ lực nào để vượt ra khỏi phạm vi này đều là vô ích.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
III. Phẩm Tất Cả
23.I. Tất Cả (S.iv,15)
1) Sàvatthi...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về tất cả. Hãy lắng nghe.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tất cả? Mắt và các sắc; tai và các tiếng ; mũi và các hương; lưỡi và các vị ; thân và các xúc; ý và các pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là tất cả.
4) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Sau khi từ bỏ tất cả này, ta sẽ tuyên bố (một) tất cả khác", thời lời nói người ấy chỉ là khoa ngôn. Và bị hỏi, người ấy không thể chứng minh gì. Và hơn nữa, người ấy có thể rơi vào ách nạn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, như vậy ra ngoài giới vức (avisaya) của người ấy!