Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KẺ THÙ SAU LƯNG - Kinh Migajāla II (Dutiyamigajālasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KẺ THÙ SAU LƯNG - Kinh Migajāla II (Dutiyamigajālasuttaṃ)

Chủ nhật, 16/02/2025, 15:59 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 15.2.2025

KẺ THÙ SAU LƯNG

Kinh Migajāla II (Dutiyamigajālasuttaṃ)

Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Migajāla (SN.35.64)

Sợ khổ lại thích thú khổ đau là điều nghe rất mâu thuẫn, nhưng lại rất thực trong cuộc sống. Điển tích kể rằng, khi vua An Dương Vương chạy loạn trên lưng ngựa chở theo sau Mỵ Châu đứa con yêu quý của mình. Đến khi thần Kim Quy cho biết thì nhận ra chính Mỵ Châu đã dùng lông ngỗng trên áo để lại dấu tích cho kẻ thù truy đuổi. Người mình thương nhất lại là kẻ thù nguy hiểm nhất. Đó cũng câu chuyện muôn thuở của trần gian. Chính những gì chúng sanh chấp chặt cũng là đau khổ và cội nguồn của luân hồi khổ.

Kinh văn

64. atha kho āyasmā migajālo yena bhagavā tenupasaṅkami ... pe ... ekamantaṃ nisinno kho āyasmā migajālo bhagavantaṃ etadavoca — “sādhu me, bhante, bhagavā saṃkhittena dhammaṃ desetu, yamahaṃ bhagavato dhammaṃ sutvā eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto vihareyyan”ti.

“santi kho, migajāla, cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. tassa taṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī. nandisamudayā dukkhasamudayo, migajālāti vadāmi ... pe ... santi ca kho, migajāla, jivhāviññeyyā rasā ... pe ... santi ca kho, migajāla, manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. tassa taṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī. nandisamudayā dukkhasamudayo, migajālāti vadāmi.

“santi ca kho, migajāla, cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. tassa taṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato nandī nirujjhati. nandinirodhā dukkhanirodho, migajālāti vadāmi ... pe ... santi ca kho, migajāla, jivhāviññeyyā rasā iṭṭhā kantā ... pe ... santi ca kho, migajāla, manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. tañce bhikkhu nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. tassa taṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato nandī nirujjhati. nandinirodhā dukkhanirodho, migajālāti vadāmī”ti.

atha kho āyasmā migajālo bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā pakkāmi. atha kho āyasmā migajālo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharato nacirasseva — yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ — brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi. ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti abbhaññāsi. aññataro ca panāyasmā migajālo arahataṃ ahosīti. dutiyaṃ.

Bấy giờ, Tôn giả Migajāla đi đến Đức Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, ngồi xuống một bên và bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, thật tốt lành nếu Ngài giảng cho con một pháp thoại ngắn gọn, để sau khi nghe pháp từ Đức Thế Tôn, con có thể sống một mình, viễn ly, tinh tấn, nhiệt tâm và kiên trì.”

[Đức Thế Tôn dạy:]

“Này Migajāla, có những sắc pháp nhận thức bởi mắt, đáng ưa thích, đẹp đẽ, dễ chịu, hấp dẫn, quyến rũ, lôi cuốn. Nếu một vị Tỳ-kheo khởi lên tham luyến đối với chúng, đón nhận chúng và chấp giữ chúng, thì hỷ lạc sẽ sanh khởi. Và khi hỷ lạc sanh khởi, này Migajāla, Ta nói rằng khổ cũng sanh khởi.”

“Cũng vậy, này Migajāla, có những âm thanh nhận thức bởi tai… hương nhận thức bởi mũi… vị nhận thức bởi lưỡi… xúc nhận thức bởi thân… pháp nhận thức bởi ý, đáng ưa thích, đẹp đẽ, dễ chịu, hấp dẫn, quyến rũ, lôi cuốn. Nếu một vị Tỳ-kheo khởi lên tham luyến đối với chúng, đón nhận chúng và chấp giữ chúng, thì hỷ lạc sẽ sanh khởi. Và khi hỷ lạc sanh khởi, này Migajāla, Ta nói rằng khổ cũng sanh khởi.”

“Này Migajāla, có những sắc pháp nhận thức bởi mắt, đáng ưa thích, đẹp đẽ, dễ chịu, hấp dẫn, quyến rũ, lôi cuốn. Nếu một vị Tỳ-kheo không khởi lên tham luyến đối với chúng, không đón nhận chúng, không chấp giữ chúng, thì hỷ lạc sẽ chấm dứt. Và khi hỷ lạc chấm dứt, này Migajāla, Ta nói rằng khổ cũng chấm dứt.”

“Cũng vậy, này Migajāla, có những âm thanh nhận thức bởi tai… hương nhận thức bởi mũi… vị nhận thức bởi lưỡi… xúc nhận thức bởi thân… pháp nhận thức bởi ý, đáng ưa thích, đẹp đẽ, dễ chịu, hấp dẫn, quyến rũ, lôi cuốn. Nếu một vị Tỳ-kheo không khởi lên tham luyến đối với chúng, không đón nhận chúng, không chấp giữ chúng, thì hỷ lạc sẽ chấm dứt. Và khi hỷ lạc chấm dứt, này Migajāla, Ta nói rằng khổ cũng chấm dứt.”

Sau khi hoan hỷ và tán thán lời dạy của Đức Thế Tôn, Tôn giả Migajāla đứng dậy từ chỗ ngồi, đảnh lễ Ngài, nhiễu quanh Ngài với tay phải hướng về phía Ngài rồi ra đi.

Rồi Tôn giả Migajāla sống một mình, viễn ly, tinh tấn, nhiệt tâm và kiên trì, bằng trí tuệ trực tiếp, ngay trong đời này, chứng đắc và an trú mục tiêu vô thượng của phạm hạnh, chính là mục đích mà những thiện gia nam tử chân chính xuất gia từ đời sống tại thế tục hướng cầu. Ngài tự thân biết rõ: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã viên mãn, những gì cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.”

Tôn giả Migajāla trở thành một vị A la hán.

Chú Thích

 

Chữ “nandi” đưọc dịch là hỷ lạc mang cả hai ý nghĩa: sung sướng và khao khát.

Theo Sớ giải, thì chính sự tham luyến đối với sáu nội xứ và sáu ngoại xứ vừa là khổ, vừa là nhân sanh khổ. Khổ bởi vì vướng mắc vào những gì vô thường biến đổi. Và cũng do hỷ tham nên tầm cầu dẫn đến luân hồi sanh tử.

Kinh Tạng ghi lại nhiều pháp thoại của Đức Phật giảng cho những tỳ khưu đến cầu pháp để “hạ thủ công phu”. Bậc Đạo Sư có những hướng dẫn cụ thể về phương pháp hành tương thích với căn tánh của từng người. Đây là một trường hợp điển hình.

Sớ Giải

64. dutiye nandinirodhā dukkhanirodhoti taṇhānandiyā nirodhena vaṭṭadukkhassa nirodho.

64. (Kinh Migajāla thứ hai) – Sự đoạn diệt của hỷ lạc chính là sự đoạn diệt của khổ. Sự đoạn diệt ái tham cũng là sự đoạn diệt của luân hồi khổ.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.

II. Phẩm Migajàla

64.II. Migajàla (S.iv,37)

1) ...

2) Rồi Tôn giả Migajàla đi đến Thế Tôn...

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Migajàla bạch Thế Tôn:

-- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp vắn tắt cho con. Sau khi nghe pháp ấy con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

4-6) -- Này Migajàla, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán dương, sống với tâm tham luyến sắc ấy ; do vị ấy hoan hỷ, tán dương, sống với tâm tham luyến sắc ấy nên hỷ sanh. Này Migajàla, Ta nói rằng do hỷ tập khởi nên khổ tập khởi... Các tiếng... Các hương...

7-8)... Các vị... Các xúc...

9) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán dương, sống với tâm tham luyến pháp ấy ; do vị ấy hoan hỷ, tán dương sống với tâm tham luyến pháp ấy nên hỷ sanh. Này Migajàla, Ta nói rằng do hỷ tập khởi nên khổ tập khởi.

10-12) Này Migajàla, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương, sống với tâm không tham luyến sắc ấy ; do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương, sống với tâm không tham luyến, không an trú tham luyến sắc ấy nên hỷ diệt. Này Migajàla, Ta nói rằng do hoan hỷ đoạn diệt nên khổ đoạn diệt... Các tiếng... Các hương...

13-14)... Các vị... Các xúc...

15) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương, sống với tâm không tham luyến pháp ấy; do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương, sống với tâm không tham luyến pháp ấy nên hỷ diệt. Này Migajàla, Ta nói rằng do hỷ đoạn diệt nên khổ đoạn diệt.

16) Rồi Tôn giả Migajàla, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

17) Rồi Tôn giả Migajàla sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu đạt được mục đích mà các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chính là mục đích cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ rằng: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc gì nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

18) Và Tôn giả Migajàla trở thành một vị A-la-hán nữa.

 

Ý kiến bạn đọc