Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || HẾT BỆNH LÀ LÀNH MẠNH - Kinh Hāliddikāni II (Dutiyahāliddikānisuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || HẾT BỆNH LÀ LÀNH MẠNH - Kinh Hāliddikāni II (Dutiyahāliddikānisuttaṃ)

Thứ hai, 19/02/2024, 07:57 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 14.2.2024

HẾT BỆNH LÀ LÀNH MẠNH

Kinh Hāliddikāni II (Dutiyahāliddikānisutta)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Nakulapitā (S,iii,4)

Niết bàn là trạng thái khó mô tả bằng ngôn ngữ. Một trong những cách hiểu tương đối là không khổ vì phiền não, vì ái chấp. Ở đây, sự khao khát đối với năm uẩn là căn bệnh trầm luân muôn thuở. Chấm dứt khát ái đối với năm uẩn là sự thành tựu tối hậu của đời sống phạm hạnh. Đây cũng là ý nghĩa của câu “dập tắt khát ái là diệt khổ, là chứng niết bàn”.

Kinh văn

Evaṃ me sutaṃ—ekaṃ samayaṃ āyasmā mahākaccāno avantīsu viharati kuraraghare papāte pabbate.

Atha kho hāliddikāni gahapati yenāyasmā mahākaccāno …pe… ekamantaṃ nisinno kho hāliddikāni gahapati āyasmantaṃ mahākaccānaṃ etadavoca: “vuttamidaṃ, bhante, bhagavatā sakkapañhe: ‘ye te samaṇabrāhmaṇā taṇhāsaṅkhayavimuttā, te accantaniṭṭhā accantayogakkhemino accantabrahmacārino accantapariyosānā seṭṭhā devamanussānan’ti.

Imassa nu kho, bhante, bhagavatā saṅkhittena bhāsitassa kathaṃ vitthārena attho daṭṭhabbo”ti?

Tôi được nghe như vầy,

Một thuở Tôn giả Mahākaccāna (Ma ha ca chiên diên) sống giữa dân chúng Avanti, tại núi Pāpata ở Kuraraghara. Bấy giờ, gia chủ Hāliddikāni đi đến Tôn giả Mahākaccāna đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên và bạch rằng:

- Thưa Tôn Giả, Đức Thế Tôn đã nói trong tập: “Các câu hỏi của Sakka” như sau: “Những Sa-môn, Bà-la-môn nào được giải thoát với sự đoạn tận khát ái, những vị ấy chứng đạt cứu cánh, đạt đến sự an ổn tối hậu, hoàn thành phạm hạnh, đạt đến đích điểm sau cùng, là những bậc tuyệt luân giữa chư thiên và nhân loại”. Thưa Tôn Giả, lời dạy cô đọng này của Đức Thế Tôn nên được hiểu một cách rộng rãi như thế nào?

“Rūpadhātuyā kho, gahapati, yo chando yo rāgo yā nandī yā taṇhā ye upayupādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā, tesaṃ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā ‘cittaṃ suvimuttanti’ vuccati.

Này Gia chủ, đối với thành tố sắc, cái gọi là ham muốn, đắm nhiễm, vui sướng, khao khát, vọng móng, chấp trước, tham tuỳ miên được đoạn tận, từ bỏ, xa lìa hoàn toàn như vậy gọi là tâm khéo giải thoát.

Vedanādhātuyā kho, gahapati … saññādhātuyā kho, gahapati … saṅkhāradhātuyā kho, gahapati … viññāṇadhātuyā kho, gahapati, yo chando yo rāgo yā nandī yā taṇhā ye upayupādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā, tesaṃ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā ‘cittaṃ suvimuttanti’ vuccati.

Này Gia chủ, đối với thành tố thọ…

Này Gia chủ, đối với thành tố tưởng…

Này Gia chủ, đối với thành tố hành…

Này Gia chủ, đối với thành tố thức, cái gọi là ham muốn, đắm nhiễm, vui sướng, khao khát, vọng móng, chấp trước, tham tuỳ miên được đoạn tận, từ bỏ, xa lìa hoàn toàn như vậy gọi là tâm khéo giải thoát.

Iti kho, gahapati, yaṃ taṃ vuttaṃ bhagavatā sakkapañhe: ‘ye te samaṇabrāhmaṇā taṇhāsaṅkhayavimuttā te accantaniṭṭhā accantayogakkhemino accantabrahmacārino accantapariyosānā seṭṭhā devamanussānan’ti.

Imassa kho, gahapati, bhagavatā saṅkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena attho daṭṭhabbo”ti.

Này Gia chủ, lời của Đức Thế Tôn đã nói trong tập: “Các câu hỏi của Sakka” như sau: “Những Sa-môn, Bà-la-môn nào được giải thoát với sự đoạn tận khát ái, những vị ấy chứng đạt cứu cánh, đạt đến sự an ổn tối hậu, hoàn thành phạm hạnh, đạt đến đích điểm sau cùng, là những bậc tuyệt luân giữa chư thiên và nhân loại”

Này Gia chủ, lời dạy cô đọng này của Đức Thế Tôn nên được hiểu một cách rộng rãi như vậy.

Chú Thích

Câu Phật ngôn được đề cập trong bài kinh này, được tìm thấy ở Trường Bộ II và Trung Bộ I. Nhưng trong Trường Bộ thì không có cụm từ settḥā devamanussānam (tuyệt luân giữa chư thiên và nhân loại).

Theo Sớ Giải thì cụm từ “tanḥāsaṅkhayavimuttā - giải thoát bằng sự dập tắt khát ái” đồng nghĩa với niết bàn.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn

4. Dutiyahāliddikānisuttaṃ

4. Evaṃ me sutaṃ—ekaṃ samayaṃ āyasmā mahākaccāno avantīsu viharati kuraraghare papāte pabbate.

Atha kho hāliddikāni gahapati yenāyasmā mahākaccāno …pe… ekamantaṃ nisinno kho hāliddikāni gahapati āyasmantaṃ mahākaccānaṃ etadavoca: “vuttamidaṃ, bhante, bhagavatā sakkapañhe: ‘ye te samaṇabrāhmaṇā taṇhāsaṅkhayavimuttā, te accantaniṭṭhā accantayogakkhemino accantabrahmacārino accantapariyosānā seṭṭhā devamanussānan’ti.

Imassa nu kho, bhante, bhagavatā saṅkhittena bhāsitassa kathaṃ vitthārena attho daṭṭhabbo”ti?

“Rūpadhātuyā kho, gahapati, yo chando yo rāgo yā nandī yā taṇhā ye upayupādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā, tesaṃ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā ‘cittaṃ suvimuttanti’ vuccati.

Vedanādhātuyā kho, gahapati … saññādhātuyā kho, gahapati … saṅkhāradhātuyā kho, gahapati … viññāṇadhātuyā kho, gahapati, yo chando yo rāgo yā nandī yā taṇhā ye upayupādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā, tesaṃ khayā virāgā nirodhā cāgā paṭinissaggā ‘cittaṃ suvimuttanti’ vuccati.

Iti kho, gahapati, yaṃ taṃ vuttaṃ bhagavatā sakkapañhe: ‘ye te samaṇabrāhmaṇā taṇhāsaṅkhayavimuttā te accantaniṭṭhā accantayogakkhemino accantabrahmacārino accantapariyosānā seṭṭhā devamanussānan’ti.

Imassa kho, gahapati, bhagavatā saṅkhittena bhāsitassa evaṃ vitthārena attho daṭṭhabbo”ti.

Catutthaṃ.

Ý kiến bạn đọc