Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || HẾT BỆNH, HẾT KHỔ - Kinh Ānanda (Ānandasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || HẾT BỆNH, HẾT KHỔ - Kinh Ānanda (Ānandasuttaṃ)

Thứ ba, 05/03/2024, 19:53 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 5.3.2024

HẾT BỆNH, HẾT KHỔ

Kinh Ānanda (Ānandasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Vô Thường (S,iii,21)

Cứu cánh của sự tu tập trong Phật Pháp không phải là đề tài dễ hiểu. Người ta thường muốn biết mình sẽ như thế nào sau khi hoàn toàn giải thoát. Phật Pháp dạy nên nhìn vào sự khổ của kiếp trầm luân và sự dứt khổ là niết bàn. Sự khổ của kiếp nhân sinh chính là sự biến thiên, bất toàn và tập khởi do nhiều nhân, nhiều duyên của năm uẩn. Thêm vào đó là sự chấp thủ sai lạc về năm uẩn. Cái khổ do năm uẩn không phải muốn chấm dứt là có thể chấm dứt, như người bệnh muốn hết bệnh phải chữa trị đúng cách. Sự tập khởi và tồn tại của năm uẩn là sản phẩm của vô minh và ái dục. Khi tuệ giác được chứng ngộ và ái chấp không còn, thì là sự tịch tịnh của năm uẩn – và sự tịch tịnh ở đây đồng nghĩa với niết bàn.

Kinh văn

Sāvatthiyaṃ … ārāme.

Atha kho āyasmā ānando yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca:

“nirodho nirodho’ti, bhante, vuccati. Katamesānaṃ kho, bhante, dhammānaṃ nirodho ‘nirodho’ti vuccatī”ti?

Tại Sāvatthi … trong ngôi già lam …

Bấy giờ Tôn giả Ānanda đi đến Đức Thế Tôn; đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên và bạch rằng:

—Bạch Đức Thế Tôn: “Tịch tịnh, tịch tịnh” được gọi như vậy. Do tịch tịnh những pháp nào nên gọi là tịch tịnh?

“Rūpaṃ kho, ānanda, aniccaṃ saṅkhataṃ paṭiccasamuppannaṃ khayadhammaṃ vayadhammaṃ virāgadhammaṃ nirodhadhammaṃ. Tassa nirodho ‘nirodho’ti vuccati.

Vedanā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā khayadhammā vayadhammā virāgadhammā nirodhadhammā. Tassā nirodho ‘nirodho’ti vuccati.

Saññā …

saṅkhārā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā khayadhammā vayadhammā virāgadhammā nirodhadhammā. Tesaṃ nirodho ‘nirodho’ti vuccati.

Viññāṇaṃ aniccaṃ saṅkhataṃ paṭiccasamuppannaṃ khayadhammaṃ vayadhammaṃ virāgadhammaṃ nirodhadhammaṃ. Tassa nirodho ‘nirodho’ti vuccati.

Imesaṃ kho, ānanda, dhammānaṃ nirodho ‘nirodho’ti vuccatī”ti.

—Này Ānanda, Sắc là vô thường, bị tạo, do nhân duyên sanh khởi, chịu sự biến dịch, hủy diệt, tàn lụn, kết liễu. Sự tịch tịnh của sắc được gọi là tịch tịnh.

Thọ là vô thường, bị tạo, do nhân duyên sanh khởi, chịu sự biến dịch, hủy diệt, tàn lụn, kết liễu. Sự tịch tịnh của thọ được gọi là tịch tịnh.

Tưởng là vô thường, bị tạo, do nhân duyên sanh khởi, chịu sự biến dịch, hủy diệt, tàn lụn, kết liễu. Sự tịch tịnh của tưởng được gọi là tịch tịnh.

Hành là vô thường, bị tạo, do nhân duyên sanh khởi, chịu sự biến dịch, hủy diệt, tàn lụn, kết liễu. Sự tịch tịnh của hành được gọi là tịch tịnh.

Thức là vô thường, bị tạo, do nhân duyên sanh khởi, chịu sự biến dịch, hủy diệt, tàn lụn, kết liễu. Sự tịch tịnh của thức được gọi là tịch tịnh.

Này Ānanda, sự tịch tịnh của những pháp này được gọi là tịch tịnh.

 

Chú Thích

Thuật ngữ nirodha ở đây rất khó chuyển ngữ chính xác. Hoà thượng Minh Châu dịch là “đoạn diệt”. Bản dịch này chọn từ “tịch tịnh”. Có ba điểm cần biết về chữ nirodha trong bài kinh này. Thứ nhất là ý nghĩa tích cực: như sự hết bệnh hay dập tắt lửa thiêu đốt. Thứ hai là sự chấm dứt này là thành quả của sự tu tập, như ý nghĩa thành tựu quả vị giải thoát khổ, nói cách khác là sự thành tựu do công phu. Thứ ba, chữ nirodha ở đây đồng nghĩa với niết bàn.

Vô thường – aniccā – nghĩa là không thể giữ mãi nguyên trạng.

Bị tạo - saṅkhatā – là bản chất bị cấu thành hay hữu vi.

Sanh khởi do nhân duyên - paṭiccasamuppannā – nghĩa là tuỳ thuộc các điều kiện.

Chịu sự huỷ hoại - khayadhammā – nghĩa là bị tàn phá.

Biến dịch – vayadhammā – nghĩa là sự tồn tại biến đổi qua nhiều giai đoạn.

Tàn lụn - virāgadhammā – nghĩa là lão hoá, suy tàn

Bị kết liễu - nirodhadhammā – nghĩa là bị tiêu tan vì lý do gì đó. Lưu ý chữ nirodha ở trong cụm từ nirodhadhammā, có nghĩa là chịu sự hoại diệt, rất khác nghĩa với chữ nirodha mà tôn giả Ānanda nêu lên trong câu hỏi.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên sọan giáo trình

10. Ānandasuttaṃ

21. Sāvatthiyaṃ … ārāme.

Atha kho āyasmā ānando yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca:

“nirodho ‘nirodho’ti, bhante, vuccati. Katamesānaṃ kho, bhante, dhammānaṃ nirodho ‘nirodho’ti vuccatī”ti?

“Rūpaṃ kho, ānanda, aniccaṃ saṅkhataṃ paṭiccasamuppannaṃ khayadhammaṃ vayadhammaṃ virāgadhammaṃ nirodhadhammaṃ. Tassa nirodho ‘nirodho’ti vuccati.

Vedanā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā khayadhammā vayadhammā virāgadhammā nirodhadhammā. Tassā nirodho ‘nirodho’ti vuccati.

Saññā …

saṅkhārā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā khayadhammā vayadhammā virāgadhammā nirodhadhammā. Tesaṃ nirodho ‘nirodho’ti vuccati.

Viññāṇaṃ aniccaṃ saṅkhataṃ paṭiccasamuppannaṃ khayadhammaṃ vayadhammaṃ virāgadhammaṃ nirodhadhammaṃ. Tassa nirodho ‘nirodho’ti vuccati.

Imesaṃ kho, ānanda, dhammānaṃ nirodho ‘nirodho’ti vuccatī”ti.

Dasamaṃ.

Ý kiến bạn đọc