- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 5.4.2023
HẰNG CHUYỂN CHỨ KHÔNG PHẢI HẰNG HỮU
Kinh Một Bà La Môn (Aññatarabrāhmaṇasuttaṃ)
Tập II – Thiên Nhân Duyên
Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (b) - Phẩm Gia Chủ (S. ii, 75)
Quan niệm về một “cái tôi bất biến” hay tự ngã hằng hữu vốn rất quen thuộc trong suy nghĩ và cách nói của đại đa số, ngay cả người Phật tử. “Người làm lành thì được quả vui, làm ác thì gặt quả khổ” là câu nói quen thuộc đến đổi người ta không cần phân tích nhiều. Giáo lý duyên khởi soi sáng một góc ẩn khuất quan trọng khác về dòng hiện hữu của năng duyên, sở duyên kết nối. Ở đây có sự khác biệt giữa cách nói thông thường và bản thể thực tính, giữa thi thiết và đệ nhất nghĩa đế, giữa vô ngã và trách nhiệm của hành động. Không có phân biệt tế nhị dễ rơi vào thường kiến hoặc đoạn kiến mặc dù hầu hết đều đồng tình với câu “mình làm, mình chịu kêu mà ai thương”
Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho aññataro brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho so brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca –
‘‘Kiṃ nu kho, bho gotama, so karoti so paṭisaṃved ayatī’’ti? ‘‘‘So karoti so paṭisaṃvedayatī’ti kho, brāhmaṇa, ayameko anto’’.
Ngự tại Sāvatthi.
Bấy giờ một bà la môn đi đến Đức Thế Tôn. Sau khi nói lên những lời xã giao thân thiện, đã ngồi xuống một bên và nói rằng:
-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải người hành động cũng là người cảm thọ (kết quả)?
-- Này Bà la môn, (quan niệm) “người hành động cũng là người cảm thọ (kết quả)” là một cực đoan.
‘‘Kiṃ pana, bho gotama, añño karoti, añño paṭisaṃvedayatī’’ti? ‘‘‘Añño karoti, añño paṭisaṃvedayatī’ti kho, brāhmaṇa, ayaṃ dutiyo anto. Ete te, brāhmaṇa, ubho ante anupagamma majjhena tathāgato dhammaṃ deseti – ‘avijjāpaccayā saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho; saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’’ti.
-- Thưa Tôn giả Gotama, vậy có phải người hành động khác với người cảm thọ (kết quả)?
-- (Quan niệm) “người hành động cũng là người cảm thọ (kết quả)” là cực đoan thứ hai.
-- Này Bà la môn, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo:
Với vô minh là duyên, hành sanh khởi; hành là duyên, thức sanh khởi; thức là duyên, danh sắc sanh khởi; danh sắc là duyên, lục nhập sanh khởi; lục nhập là duyên, xúc sanh khởi; xúc là duyên, thọ sanh khởi; thọ là duyên, ái sanh khởi; ái là duyên, thủ sanh khởi; thủ là duyên, hữu sanh khởi; hữu là duyên, sinh sanh khởi; sinh là duyên, già, chết, khổ, ưu, ai sanh khởi. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn tập khởi.
Do vô minh diệt hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sinh diệt. Do sinh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này diệt tận.
Evaṃ vutte, so brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama, abhikkantaṃ, bho gotama,...pe... upāsakaṃ maṃ bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gata’’nti. Chaṭṭhaṃ.
Khi được nói vậy, vị bà la môn ấy bạch Thế Tôn:
-- Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Gotama! Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.
Chú Thích
Bài kinh nầy có ý nghĩa rất giống nhiều bài kinh trước đây (5 bài kinh đầu của phẩm dưỡng tố) về người tạo tác và người gặt hái kết quả là một hay là khác. Nói là một là thường kiến. Bảo là khác là đoạn kiến. Đức Phật dạy về dòng sinh diệt tác động nối kết được hiểu qua giáo lý duyên khởi. Qua tính cách hiện hữu nầy không thể nói trước sau là một mà cũng không thể nói là hai.
Mặc dù ý nghĩa của bài kinh nầy có phần giống một số bài kinh trước nhưng điểm khởi sự của câu hỏi có khác. Những bài kinh trước hỏi về đau khổ (toàn bộ khổ uẩn) và người tạo ra đau khổ. Ở đây nói về người tạo nghiệp và người gặt quả. Tuy câu hỏi có phần khác nhưng đều liên hệ tới một tự ngã hằng hữu hay không hằng hữu. Điều nầy cũng là cái nhìn sai lạc của nhiều Phật tử khi nói về gieo nhân gặt quả và quan niệm về tánh không hư huyễn của cuộc sống. Cái nhìn đặc biệt tế nhị. Chỉ có giáo lý duyên khởi về tác động dây chuyền mới là câu trả lời chính xác.
Cụm từ “majjhena tathāgato dhammaṃ deseti – Như Lai thuyết pháp theo trung đạo” ở đây nên hiểu khác chữ “trung đạo trong sự tu tập” vốn ý nghĩa không lợi dưỡng cũng không khổ hạnh. Trung đạo ở đây là cách hiển bày không nằm trong hai kiến chấp cực đoan của thường kiến và đoạn kiến.
Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch
6. Aññatarabrāhmaṇasuttaṃ
46. Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho aññataro brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho so brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca –
‘‘Kiṃ nu kho, bho gotama, so karoti so paṭisaṃvedayatī’’ti? ‘‘‘So karoti so paṭisaṃvedayatī’ti kho, brāhmaṇa, ayameko anto’’.
‘‘Kiṃ pana, bho gotama, añño karoti, añño paṭisaṃvedayatī’’ti? ‘‘‘Añño karoti, añño paṭisaṃvedayatī’ti kho, brāhmaṇa, ayaṃ dutiyo anto. Ete te, brāhmaṇa, ubho ante anupagamma majjhena tathāgato dhammaṃ deseti – ‘avijjāpaccayā saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho; saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’’ti.
Evaṃ vutte, so brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama, abhikkantaṃ, bho gotama,...pe... upāsakaṃ maṃ bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gata’’nti. Chaṭṭhaṃ.
6. Aññatarabrāhmaṇasuttavaṇṇanā
46. Chaṭṭhe aññataroti nāmavasena apākaṭo aññataro brāhmaṇo. Chaṭṭhaṃ.