- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 9.11.2024
CHUYỂN NGHIỆP BẰNG CÁCH HÀNH TRÌ TRAI GIỚI
Kinh Trai Giới I, II, III, IV (Uposathasutta)
Tập III – Uẩn
Chương VIII. Tương Ưng Long Chủng – Phẩm Long Chủng (S,iii,324 - 327)
Dù các loài long chủng có những năng lực siêu nhiên, nhưng bản thân cũng là một trong bốn ác thú. Do vậy, một số muốn từ bỏ thân hiện tại để sanh vào cõi an lạc nên thọ trì trai giới. Tu bát quan trai không những khiến nội tâm thanh tịnh, mà còn có khả năng chuyển nghiệp. Long chủng là một trong số rất ít chúng sanh trong ác đạo có khả năng huân tu thiện nghiệp và hàm dưỡng thiện tâm.
Kinh văn
344. ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. atha kho aññataro bhikkhu yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca — “ko nu kho, bhante, hetu, ko paccayo, yena midhekacce aṇḍajā nāgā uposathaṃ upavasanti vossaṭṭhakāyā ca bhavantī”ti?
“idha, bhikkhu, ekaccānaṃ aṇḍajānaṃ nāgānaṃ evaṃ hoti — ‘mayaṃ kho pubbe kāyena dvayakārino ahumha, vācāya dvayakārino, manasā dvayakārino. te mayaṃ kāyena dvayakārino, vācāya dvayakārino, manasā dvayakārino, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā aṇḍajānaṃ nāgānaṃ sahabyataṃ upapannā. sacajja mayaṃ kāyena sucaritaṃ careyyāma, vācāya sucaritaṃ careyyāma, manasā sucaritaṃ careyyāma, evaṃ mayaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjeyyāma. handa, mayaṃ etarahi kāyena sucaritaṃ carāma, vācāya sucaritaṃ carāma, manasā sucaritaṃ carāmā’ti. ayaṃ kho, bhikkhu, hetu, ayaṃ paccayo, yena midhekacce aṇḍajā nāgā uposathaṃ upavasanti vossaṭṭhakāyā ca bhavantī”ti. tatiyaṃ.
Một thuở, Đức Thế Tôn ngự ở Sāvatthi, tại Jetavana (Kỳ Viên), ngôi già lam do ông Anāthapiṇḍika dâng cúng. Khi ấy, có một vị tỳ khưu đến chỗ Đức Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, rồi ngồi xuống một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, vị tỳ kheo ấy bạch Đức Thế Tôn rằng:
“Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì mà ở đây, một số long vương thuộc noãn sanh hành trì trai giới và buông bỏ thân mạng của mình?”
[Đức Thế Tôn đáp:]
“Này Tỳ khưu, ở đây, có một số long vương thuộc noãn sanh suy nghĩ rằng: ‘Trước kia, chúng ta đã làm điều bất thiện bằng thân, ngữ và ý. Do làm điều bất thiện bằng thân, ngữ và ý, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta đã tái sinh trong loài long vương thuộc noãn sanh. Nếu bây giờ chúng ta sống trong thiện hạnh về thân, ngữ và ý, thì sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta sẽ tái sinh trong cõi lành, thiên giới. Vậy chúng ta hãy sống thiện hạnh về thân, ngữ và ý ngay từ bây giờ.’ Này tỳ kheo, đây là nhân, đây là duyên khiến cho một số long vương thuộc noãn sanh hành trì trai giới và buông bỏ thân mạng của mình.”
KINH TRAI GIỚI II
Giống kinh trên chỉ đổi “noãn sanh” thành “thai sanh”
KINH TRAI GIỚI III
Giống kinh trên chỉ đổi “noãn sanh” thành “thấp sanh”
KINH TRAI GIỚI IV
Giống kinh trên chỉ đổi “noãn sanh” thành “hoá sanh”
Chú Thích
Chữ “Uposatha” thường được dịch là trai, đọc trại là “chay” có nghĩa là sự tu tập mang tính thời gian. Thường là một ngày một đêm. Chữ trai được định nghĩa theo Phật Học Đại Thừa Từ Điển Trung Hoa là “trai hựu tác thời” (trai chính là cách tu theo phân định thời gian). Ngày nay một số Phật tử hiểu “chay” là không ăn thịt cá có phần khác với ý nghĩa nguyên thuỷ.
“Uposatha” hay trai giới gồm tám giới – nên cũng được gọi là bát quan trai giới. Tám giới này, ngoài một số trọng giới như trong ngũ giới, phần còn lại nói về sự tiết giảm hưởng thụ trần cảnh, đây là cách khiến tâm được thanh tịnh. Tám trai giới gồm có: 1. Không sát hại sinh vật. 2. Không lấy của không cho. 3. Không hưởng thụ nhục dục. 4. Không nói sai sự thật. 5. Không say sưa rượu và ma tuý. 6. Không ăn phi thời. 7. Không ca, vũ, nhạc, kịch hay thưởng thức ca, vũ, nhạc, kịch. 8. Không sử dụng chỗ nằm ngồi cao sang.
Cụm từ “vossaṭṭhakāyā - từ bỏ thân xác” được hiểu theo ba nghĩa: 1. Do tu tập trai giới nên chuyển nghiệp không còn tiếp tục mang xác thân hiện tại, vốn là thân trong cảnh khổ. 2. Không tự vệ khi bị tấn công nên mất mạng. 3. Do thọ trì trai giới nên sức khoẻ cạn kiệt. Ngữ cảnh trong 4 bài kinh này được hiểu theo nghĩa thứ nhất.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
III. Uposatha (Bố-tát) (S.iii,241)
1) Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số Nàga từ trứng sanh, sống giữ hạnh Uposatha và từ bỏ thân của chúng?
4) -- Ở đây, này Tỷ-kheo, một số Nàga từ trứng sanh suy nghĩ như sau: "Trước đây chúng ta đã làm hai hạnh về thân, hai hạnh về lời nói, hai hạnh về ý. Do chúng ta làm hai hạnh về thân, hai hạnh về lời nói, hai hạnh về ý ấy, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta sanh cọng trú với các Nàga do trứng sanh.
5) Nếu nay chúng ta làm thiện hạnh về thân, thiện hạnh về lời nói, thiện hạnh về ý, như vậy khi thân hoại mạng chung, chúng ta có thể sanh thiện thú, thiên giới, thế giới này.
6) Vậy nay chúng ta hãy làm thiện hạnh về thân, thiện hạnh về lời nói, thiện hạnh về ý".
7) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây một số Nàga do trứng sanh, sống giữ hạnh Uposatha và từ bỏ thân của chúng.
IV. Uposatha (S.iii,242)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
Rồi một Tỷ-kheo...
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, một số Nàga từ thai sanh sống giữ hạnh Uposatha và từ bỏ thân của chúng?
4-6) (Như kinh trước)
7) -- Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, một số Nàga từ thai sanh sống giữ hạnh Uposatha và từ bỏ thân của chúng.
V. Uposatha
(Như kinh trước chỉ thế vào: Loại Nàga từ ẩm ướt sanh).
VI. Uposatha
(Như kinh trước, chỉ thế vào: Loại Nàga hóa sanh).
Sớ Giải Kinh Suddhika và Kinh Paṇītatara
343-391. dutiyādīsu vossaṭṭhakāyāti ahituṇḍikaparibuddhaṃ agaṇetvā vissaṭṭhakāyā. dvayakārinoti duvidhakārino, kusalākusalakārinoti attho. sacajja mayanti sace ajja mayaṃ. sahabyataṃ upapajjatīti sahabhāvaṃ āpajjati. tatrassa akusalaṃ upapattiyā paccayo hoti, kusalaṃ upapannānaṃ sampattiyā. annanti khādanīyabhojanīyaṃ. pānanti yaṃkiñci pānakaṃ. vatthanti nivāsanapārupanaṃ. yānanti chattupāhanaṃ ādiṃ katvā yaṃkiñci gamanapaccayaṃ. mālanti yaṃkiñci sumanamālādipupphaṃ. gandhanti yaṃkiñci candanādigandhaṃ. vilepananti yaṃkiñci chavirāgakaraṇaṃ. seyyāvasathapadīpeyyanti mañcapīṭhādiseyyaṃ ekabhūmikādiāvasathaṃ vaṭṭitelādipadīpūpakaraṇañca detīti attho. tesañhi dīghāyukatāya ca vaṇṇavantatāya ca sukhabahulatāya ca patthanaṃ katvā imaṃ dasavidhaṃ dānavatthuṃ datvā taṃ sampattiṃ anubhavituṃ tattha nibbattanti. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
343-391. Trong các đoạn sau về "vossaṭṭhakāyā" có nghĩa là thân được buông bỏ, không tính đến những thân bị sát hại mà là tự buông bỏ mạng sống. "Dvayakārino" có nghĩa là hành động hai loại, tức là làm thiện và bất thiện. "Sacajja mayaṃ" có nghĩa là "nếu hôm nay chúng ta." "Sahabyataṃ upapajjatīti" có nghĩa là đạt đến sự đồng hành, tức là cùng nhau đạt được trạng thái đồng hành. Ở đây, bất thiện nghiệp là duyên cho sự tái sinh, còn thiện nghiệp là duyên cho sự thành đạt của những người đã tái sinh.
"Annaṃ" có nghĩa là thức ăn dùng để ăn uống. "Pānaṃ" là bất kỳ loại đồ uống nào. "Vatthaṃ" là y phục và khăn trùm. "Yānaṃ" là phương tiện đi lại, bao gồm ô che, giày dép và bất kỳ đồ dùng nào liên quan đến di chuyển. "Mālaṃ" là bất kỳ loại hoa nào như hoa “sumana” (hoa lài) và các loại hoa khác. "Gandhaṃ" là bất kỳ loại hương nào như hương đàn hương. "Vilepanaṃ" là bất kỳ loại mỹ phẩm nào làm đẹp da. "Seyyāvasathapadīpeyyanti" có nghĩa là giường nằm như giường, ghế và các loại nhà ở như nhà một tầng và các loại đèn dầu, các vật dụng cần thiết.
Với những người có đời sống dài lâu, sắc đẹp và nhiều hạnh phúc, họ thực hiện việc cúng dường mười loại này để mong đạt được phước báu, rồi từ đó họ sinh ra ở nơi ấy và tận hưởng sự thành đạt đó. Những phần còn lại đều rõ ràng trong mọi khía cạnh.