- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 6.11.2024
HẠNG CHÚNG SANH VỚI BỐN HÌNH THÁI THỌ SANH
Kinh Giản Lược (Suddhikasuttaṃ)
Tập III – Uẩn
Chương VIII. Tương Ưng Long Chủng – Phẩm Long Chủng (S,iii,322)
Trong cõi tử sanh, không phải chỉ có siêu đoạ mà còn có những hình thái hỗn hợp. Có sanh loại tuy thấp nhưng năng lực bất phàm. Như trong xã hội loài người có những người thuộc “xã hội đen” nhưng giàu sang và có ảnh hưởng lớn. Những ai sống với tâm thái “vừa trắng vừa đen” dẫn đến kết quả vừa đen vừa trắng. Sự pha lẫn này có hấp lực lớn đối với số lớn chúng sanh. Một cách thú vị ít khi ngờ tới là long chủng là sanh loại đa dạng và mang nhiều tính tiêu biểu của khuynh hướng và nghiệp lực. Điều này không phải chỉ ở phương diện văn hoá nghệ thuật, tín ngưỡng dân gian mà còn là khuynh hướng mong cầu và hiển hiện trong cuộc tử sanh.
Kinh văn
1. KINH GIẢN LƯỢC (suddhikasuttaṃ) = Kinh BẬC CAO HƠN (Paṇītatarasuttaṃ)
342. sāvatthinidānaṃ. “catasso imā, bhikkhave, nāgayoniyo. katamā catasso? aṇḍajā nāgā, jalābujā nāgā, saṃsedajā nāgā, opapātikā nāgā — imā kho, bhikkhave, catasso nāgayoniyo”ti. paṭhamaṃ.
Tại Sāvatthī.
“Này chư Tỳ khưu, có bốn hình thái sinh ra của các loài rồng rắn. Bốn hình thức đó là gì? Rồng rắn thuộc noãn sanh; rồng rắn thuộc thai sanh; rồng rắn thuộc thấp sanh; rồng rắn thuộc hoá sanh”.
2. Kinh BẬC CAO HƠN (Paṇītatarasuttaṃ)
343. sāvatthinidānaṃ. “catasso imā, bhikkhave, nāgayoniyo. katamā catasso? aṇḍajā nāgā, jalābujā nāgā, saṃsedajā nāgā, opapātikā nāgā. tatra, bhikkhave, aṇḍajehi nāgehi jalābujā ca saṃsedajā ca opapātikā ca nāgā paṇītatarā. tatra, bhikkhave, aṇḍajehi ca jalābujehi ca nāgehi saṃsedajā ca opapātikā ca nāgā paṇītatarā. tatra, bhikkhave, aṇḍajehi ca jalābujehi ca saṃsedajehi ca nāgehi opapātikā nāgā paṇītatarā. imā kho, bhikkhave, catasso nāgayoniyo”ti. dutiyaṃ.
Tại Sāvatthī.
“Này chư Tỳ khưu, có bốn hình thái sinh ra của các loài rồng rắn. Bốn hình thức đó là gì? Rồng rắn thuộc noãn sanh; rồng rắn thuộc thai sanh; rồng rắn thuộc thấp sanh; rồng rắn thuộc hoá sanh”.
Này chư Tỳ khưu, trong đó, rồng rắn thuộc thai sanh, rồng rắn thuộc thấp sanh, rồng rắn thuộc hoá sanh thì cao cấp hơn so với rồng rắn thuộc noãn sanh.
Rồng rắn thuộc thấp sanh và hoá sanh thì cao cấp hơn so với rồng rắn thuộc noãn sanh và thai sanh.
Rồng rắn thuộc hoá sanh cao cấp hơn rồng rắn thuộc noãn sanh, thai sanh và thấp sanh.
Chú Thích
Trong Phạm ngữ, chữ Nāga chỉ cho cả hai rồng và rắn (và voi nữa). Bản dịch này chọn cụm từ “rồng rắn” để chỉ cả hai. Trong Tam Tạng và trong văn hoá Ấn thì không có sự phân biệt giữa rồng và rắn. Trong văn hoá Trung Hoa thì rồng là linh vật thường mang tính biểu tượng và thần thoại, thường có bốn chân như được điêu khắc và hội hoạ trong lúc rắn thì không chân.
Rồng rắn trong kinh điển Phật giáo không phải là linh vật thần thoại mà là một loại chúng sanh. Đặc biệt đây là loại chúng sanh duy nhất sanh ra với bốn hình thái:
Rắn được biết bởi con người là động vật sanh ra với hai hình thái: noãn sanh và thai sanh.
Chúng sanh thuộc hoá sanh thường nhớ được kiếp trước và thường có một số năng lực, hay thần lực, so với ba sanh loại còn lại.
Theo Sớ Giải, thì một số những người tu, do khuynh hướng tự nhiên của nếp tín ngưỡng thường có khuynh hướng tạo tác sanh làm long chủng. Đức Phật giảng những bài kinh này vì lòng bi mẫn xua tan khuynh hướng vướng vấp này.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
I. Chủng Loại (Tạp 19, Ðại 2, 646a) (S.iii,240)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo có bốn loại Nàga (rồng, rắn) về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Nàga từ trứng sanh, loại Nàga từ thai sanh, loại Nàga từ ẩm ướt sanh, loại Nàga hóa sanh. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Nàga theo sanh chủng.
II. Diệu Thắng (S.iii,240)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
4) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại Nàga về sanh chủng. Thế nào là bốn? Loại Nàga từ trứng sanh, loại Nàga từ thai sanh, loại Nàga từ ẩm ướt sanh, loại Nàga hóa sanh.
5) Tại đây, này các Tỷ-kheo, loại Nàga từ thai sanh, loại từ ẩm ướt sanh, và loại hóa sanh thù thắng hơn loại Nàga từ trứng sanh.
6) Tại đây, này các Tỷ-kheo, loại Nàga từ ẩm ướt sanh và loại hóa sanh thù thắng hơn loại Nàga từ trứng sanh và từ thai sanh.
7) Tại đây, này các Tỷ-kheo, loại Nàga hóa sanh thù thắng hơn loại Nàga từ trứng sanh, loại từ thai sanh và loại từ ẩm ướt sanh.
Này các Tỷ-kheo, đây là bốn loại Nàga theo sanh chủng.
Sớ Giải Kinh Suddhika và Kinh Paṇītatara
342. nāgasaṃyutte aṇḍajāti aṇḍe jātā. jalābujāti vatthikose jātā. saṃsedajāti saṃsede jātā. opapātikāti upapatitvā viya jātā. idañca pana suttaṃ aṭṭhuppattiyā vuttaṃ. bhikkhūnañhi “kati nu kho nāgayoniyo”ti kathā udapādi. atha bhagavā puggalānaṃ nāgayonīhi uddharaṇatthaṃ nāgayoniyo āvikaronto imaṃ suttamāha.
Trong phần Nāgasaṃyutta:
Bài kinh này được thuyết giảng nhằm làm rõ vấn đề. Khi các tỳ kheo thắc mắc, “Có bao nhiêu loại hình sinh ra của các loài Nāga?” thì Đức Thế Tôn, để giải thích các loại hình sinh ra của Nāga và giúp các tỳ kheo hiểu về chúng, đã thuyết bài kinh này.