- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 24.7.2024
HAI NGƯỜI THÂN CỦA PHẬT
Kinh Channa (Channasuttaṃ)
Tập III – Uẩn
Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Trưởng Lão (S,iii,90)
Tôn giả Channa và Tôn giả Ananda đều là người thân của Phật. Một người là tín bộc thân thiết thuở thiếu thời. Một người là thị giả theo sát Phật suốt 25 năm hoằng hoá. Tôn giả Channa thường dùng mối quan hệ thời tấm mẳn để làm niềm hãnh diện, khiến trở nên cao ngạo khó dại. Khi Đức Thế Tôn sắp viên tịch, với lòng bi mẫn đối với người tín bộc một thời, đã để lại di ngôn răn trị tánh ngang bướng của tỳ khưu Channa. Đức Từ Phụ cũng để lại cho người thị giả Ananda một kho tàng Chánh pháp. Sau này, Tôn giả Ananda lục lại trong ký ức của mình tìm ra lương dược trị căn bệnh cố chấp của tôn giả Channa. Rốt cuộc cả hai người thân của Phật đều vượt thoát trầm luân nhờ lời Phật.
Kinh văn
Một thuở có một số tỳ khưu đang trú ngụ tại Vườn Nai ở Isipatana, Bārāṇasī. Rồi, vào buổi tối, Tôn giả Channa rời khỏi chỗ tịnh cư, mang theo chìa khóa, đi từ chỗ ở này đến chỗ ở khác và nói với các tỳ khưu trưởng lão: “Xin các tôn giả trưởng lão khuyên bảo tôi, xin hãy chỉ dạy tôi, xin hãy cho tôi một bài giảng về Pháp để tôi có thể thấy Pháp.”
Khi nghe vậy, các tỳ kheo trưởng lão nói với Tôn giả Channa: “Này Hiền giả Channa, sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã. Tất cả các hành là vô thường; tất cả các pháp là vô ngã.”
Rồi Tôn giả Channa nghĩ: “Ta cũng nghĩ như vậy: ‘Sắc là vô thường ... thức là vô thường. Sắc là vô ngã ... thức là vô ngã. Tất cả các hành là vô thường; tất cả các pháp là vô ngã.’ Nhưng tâm trí của ta không hướng về sự tĩnh lặng của tất cả các hành, sự từ bỏ tất cả các thủ, sự diệt tận tham ái, ly tham, tịch tịnh, niết bàn; cũng không có được sự tin tưởng, ổn định và quyết tâm về điều đó. Thay vào đó, sự xao động và chấp thủ nảy sinh và tâm trí quay lại, nghĩ rằng: ‘Nhưng ai là tự ngã của ta?’ Nhưng điều này không xảy ra với người thấy Pháp. Vậy ai có thể dạy ta Pháp theo cách mà ta có thể thấy Pháp?”
Rồi Tôn giả Channa nghĩ: “Tôn giả Ānanda đang trú tại Kosambī ở Vườn Ghosita, và Ngài đã được Đức Thế Tôn ca ngợi và được các vị đồng tu trí tuệ tôn kính. Tôn giả Ānanda có thể dạy ta Pháp theo cách mà ta có thể thấy Pháp. Vì ta có rất nhiều niềm tin vào Tôn giả Ānanda, ta hãy đến gặp Ngài.”
Rồi Tôn giả Channa sắp xếp chỗ ở của mình, mang theo bát và y, và đi đến Vườn Ghosita ở Kosambī, nơi Ngài đến gặp Tôn giả Ānanda và trao đổi lời chào thân thiện, ngồi xuống một bên và kể cho Tôn giả Ānanda tất cả những gì đã xảy ra, thêm rằng: “Xin Tôn giả Ānanda khuyên bảo tôi, xin hãy chỉ dạy tôi, xin hãy cho tôi một bài giảng về Pháp để tôi có thể thấy Pháp.”
“Chỉ với bấy nhiêu thôi, tôi đã hài lòng với Tôn giả Channa. Có lẽ Tôn giả Channa đã mở lòng và phá vỡ sự cằn cỗi của mình. Hãy lắng nghe, Hiền giả Channa, hiền giả có thể hiểu được Pháp.”
Lập tức, một niềm vui sướng và phấn khởi dâng lên trong Tôn giả Channa khi nghĩ: “Có vẻ như ta có thể hiểu được Pháp.”
[Tôn giả Ānanda nói:] “Trước mặt Đức Thế Tôn, tôi đã nghe điều này, bạn Channa, và nhận được lời khuyên từ Ngài mà Ngài đã nói với tỳ kheo Kaccānagotta:
-- Này Kaccāna, thế gian này phần đông thiên về lưỡng biên: chấp hữu hoặc chấp vô.
Này Kaccāna, ai với chánh trí thấy sự tập khởi của thế giới, vị ấy chẳng chấp thủ thế giới là không. Này Kaccàna, ai với chánh trí thấy sự hoại diệt của thế giới, vị ấy chẳng chấp thủ thế giới là có.
Này Kaccāna, thế gian này phần đông bị cột trói bằng cái nhìn một chiều, chấp thủ, định kiến. Đối với ai không bám víu vào chấp thủ, không cột trói bời định kiến vị ấy không có ý nghĩ: “tự ngã của tôi”. Vì ấy không phân vân, nghi hoặc đối cái gì sanh là khổ sanh, cái gì diệt là khổ diệt. Tự thân nhận biết. Đó là chánh kiến.
Này Kaccāna, "tất cả là có", là một cực đoan. "tất cả là không" là cực đoan thứ hai.
Này Kaccāna, không rơi vào hai cực đoan ấy, Như Lai tuyên thuyết trung đạo:
Với vô minh là duyên, hành sanh khởi; hành là duyên, thức sanh khởi; thức là duyên, danh sắc sanh khởi; danh sắc là duyên, lục nhập sanh khởi; lục nhập là duyên, xúc sanh khởi; xúc là duyên, tho sanh khởi; thọ là duyên, ái sanh khởi; ái là duyên, thủ sanh khởi; thủ là duyên, hữu sanh khởi; hữu là duyên, sinh sanh khởi; sinh là duyên, già, chết, khổ, ưu, ai sanh khởi. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn tập khởi.
Do vô minh diệt hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sinh diệt. Do sinh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này diệt tận.
[Tôn giả Channa] “Hiền giả Ānanda, quả thật lợi ích cho người tu có pháp lữ đồng phạm hại từ ái lân mẫn khuyên bảo và hướng dẫn. Và bây giờ, sau khi nghe bài giảng Pháp của Tôn giả Ānanda, tôi đã đạt được sự đột phá đối với Pháp.”
Chú Thích
Tôn giả Channa (Xa Nặc) sanh cùng một ngày với Đức Phật. Thuở thiếu thời, Tôn giả Channa là hầu cận Đức Bồ Tát ở hoàng cung. Cũng chính vị này đưa Đức Bồ Tát rời thành Kapilavatthu xuất gia. Khi Đức Phật trở về cố hương năm thứ hai sau khi thành đạo, thì Channa xuất gia theo Phật trong tâm thái tận tuỵ của một tín bộc. Vì không mang tâm nguyện xuất gia bình thường và ỷ lại gắn bó với Đức Phật, nên vị này thường có cách cư xử cao mạn với các pháp lữ đồng tu.
Tôn giả Ananda cũng sanh cùng ngày với Đức Phật. Là một hoàng tử ưu tú của dòng Thích Ca. Khi Đức Thế Tôn trở về cố hương đã phát tâm xuất gia. Hai mươi năm sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, ngài chính thức chọn Tôn giả Ananda làm thị giả. Trong 25 năm sau đó với vai trò người kề cận bên Đức Phật, Tôn giả Ananda trở thành vị “thủ khố của Chánh Pháp”. Ngài đóng vai trò trùng tuyên giáo điển cùng với Tôn giả Upāli trong Đại Hội Thứ Nhất Kết Tập Tam Tạng.
Đức Phật thấy rằng, khi Ngài trụ thế, tôn giả Channa không thể nào buông bỏ được tập tính ỷ lại về quảng đời thời niên thiếu gắn bó với Đức Phật. Chính điều này khiến Tôn giả Channa khó dạy, khó tu, khó lắng nghe. Trong những giờ phút sau cùng trước khi viên tịch, Đức Phật có để lại di ngôn cho Tăng chúng là phạt Tôn giả Channa bằng pháp Phạm Đàn (brahmadaṇḍa) là sự răn trị bằng im lặng không qua lại. Khi Đức Phật không còn trụ thế, Channa cảm thấy bơ vơ. Tâm trạng này dẫn tới ý nguyền cầu học, cầu tu để rồi sau cùng tìm tới Tôn giả Ananda.
Theo Sớ Giải, lý do các vị trưởng lão hướng dẫn Tôn giả Channa về hai pháp quán vô thường đối với ba cõi (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) và quán vô ngã đối với bốn cảnh giới (sabbe catubhūmakadhammā anattā), tức gồm cả niết bàn siêu thế mà không đề cập tới khổ não (dukkha), do thấy cá tính Channa nặng về phẫn nộ với các bạn đồng tu vốn là một trong năm thứ tâm hoang vu (cetokhila). Chú thích này thú vị đối với người theo pháp hành (…)
Sớ giải ghi rằng, lý do Tôn giả Ananda chọn bài kinh Kaccānagotta Sutta vì bài kinh này có Phật ngôn dạy về sự cực đoan chấp hữu, chấp vô do cái nhìn phiến diện: “Này Kaccāna, ai với chánh trí thấy sự tập khởi của thế giới, vị ấy chẳng chấp thủ thế giới là không. Này Kaccāna, ai với chánh trí thấy sự hoại diệt của thế giới, vị ấy chẳng chấp thủ thế giới là có”. Giáo nghĩa này là phương diệu dược trị dứt sự chấp thủ cực đoan ngăn ngại tuệ giác ở tôn giả Channa.
Về ý nghĩa quan trọng của những gì Tôn giả Ananda thuyết xem Kinh Kaccānagotta (Kaccānagottasuttaṃ) Tập II – Thiên Nhân Duyên Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (a) - Phẩm Dưỡng Tố (S. ii, 16)
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Dưới đây là chánh văn Pāli cùng với bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
Ekaṃ samayaṃ sambahulā therā bhikkhū bārāṇasiyaṃ viharanti isipatane migadāye.
Atha kho āyasmā channo sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito avāpuraṇaṃ ādāya vihārena vihāraṃ upasaṅkamitvā there bhikkhū etadavoca: “ovadantu maṃ āyasmanto therā, anusāsantu maṃ āyasmanto therā, karontu me āyasmanto therā dhammiṃ kathaṃ, yathāhaṃ dhammaṃ passeyyan”ti.
Một thời, nhiều Tỷ-kheo Trưởng lão trú ở Bārānasī, Isipatana, vườn Lộc Uyển.
Rồi Tôn giả Channa, vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, cầm chìa khóa, đi từ tịnh xá này đến tịnh xá khác và nói với các Tỷ-kheo Trưởng lão:
—Chư Tôn giả Trưởng lão, hãy giáo giới cho tôi! Chư Tôn giả Trưởng lão, hãy giảng dạy cho tôi! Chư Tôn giả, hãy thuyết pháp cho tôi để tôi có thể thấy được pháp.
Evaṃ vutte, therā bhikkhū āyasmantaṃ channaṃ etadavocuṃ:
“rūpaṃ kho, āvuso channa, aniccaṃ; vedanā aniccā; saññā aniccā; saṅkhārā aniccā; viññāṇaṃ aniccaṃ. Rūpaṃ anattā; vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ anattā. Sabbe saṅkhārā aniccā; sabbe dhammā anattā”ti.
Ðược nói vậy, các vị Tỷ-kheo Trưởng lão nói với Tôn giả Channa:
—Sắc, này Hiền giả Channa, là vô thường; thọ là vô thường; tưởng là vô thường; các hành là vô thường; thức là vô thường. Sắc là vô ngã; thọ … tưởng … các hành … thức là vô ngã. Tất cả các hành là vô thường; tất cả các pháp là vô ngã.
Atha kho āyasmato channassa etadahosi: “mayhampi kho etaṃ evaṃ hoti: ‘rūpaṃ aniccaṃ, vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ aniccaṃ; rūpaṃ anattā, vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ anattā. Sabbe saṅkhārā aniccā, sabbe dhammā anattā’ti. Atha ca pana me sabbasaṅkhārasamathe sabbūpadhipaṭinissagge taṇhākkhaye virāge nirodhe nibbāne cittaṃ na pakkhandati nappasīdati na santiṭṭhati nādhimuccati. Paritassanā upādānaṃ uppajjati; paccudāvattati mānasaṃ: ‘atha ko carahi me attā’ti? Na kho panevaṃ dhammaṃ passato hoti. Ko nu kho me tathā dhammaṃ deseyya yathāhaṃ dhammaṃ passeyyan”ti.
Rồi Tôn giả Channa suy nghĩ như sau: “Ta cũng suy nghĩ như vầy: ‘Sắc là vô thường; thọ … tưởng … các hành … thức là vô thường. Sắc là vô ngã; thọ … tưởng … các hành … thức là vô ngã. Tất cả các hành là vô thường; tất cả pháp là vô ngã.’
Nhưng tâm của ta không hướng tiến đến sự chỉ tịnh tất cả các hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, sự đoạn diệt khát ái, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn, không có thoải mái, không có an trú, không có hướng về. Do sự tham luyến (paritassanā), chấp thủ khởi lên. Tâm ý trở lui lại tư tưởng: ‘Có phải tự ngã của ta sinh hoạt?’ Như vậy thời ta không thể thấy pháp. Ai có thể thuyết pháp cho ta để ta có thể thấy pháp?”
Atha kho āyasmato channassa etadahosi: “ayaṃ kho āyasmā ānando kosambiyaṃ viharati ghositārāme satthu ceva saṃvaṇṇito sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ, pahoti ca me āyasmā ānando tathā dhammaṃ desetuṃ yathāhaṃ dhammaṃ passeyyaṃ; atthi ca me āyasmante ānande tāvatikā vissaṭṭhi. Yannūnāhaṃ yenāyasmā ānando tenupasaṅkameyyan”ti.
Rồi Tôn giả Channa suy nghĩ: “Ðây là Tôn giả Ānanda, hiện trú ở Kosambi, tại vườn Ghosita, được bậc Ðạo Sư tán thán và các bậc đồng Phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Ānanda có thể thuyết pháp cho ta để ta có thể thấy pháp. Và cho đến như vậy, ta có lòng tin tưởng đối với Tôn giả Ānanda. Vậy ta hãy đi đến Tôn giả Ānanda!”
Atha kho āyasmā channo senāsanaṃ saṃsāmetvā pattacīvaramādāya yena kosambī ghositārāmo yenāyasmā ānando tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā ānandena saddhiṃ sammodi …pe… ekamantaṃ nisinno kho āyasmā channo āyasmantaṃ ānandaṃ etadavoca:
Rồi Tôn giả Channa, sau khi dọn dẹp chỗ nằm của mình, cầm y bát đi đến Kosambi, vườn Ghosita, chỗ Tôn giả Ānanda ở, sau khi đến, nói với Tôn giả Ānanda những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, Tôn giả Channa nói với Tôn giả Ānanda:
“Ekamidāhaṃ, āvuso ānanda, samayaṃ bārāṇasiyaṃ viharāmi isipatane migadāye. Atha khvāhaṃ, āvuso, sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito avāpuraṇaṃ ādāya vihārena vihāraṃ upasaṅkamiṃ; upasaṅkamitvā there bhikkhū etadavocaṃ: ‘ovadantu maṃ āyasmanto therā, anusāsantu maṃ āyasmanto therā, karontu me āyasmanto therā dhammiṃ kathaṃ yathāhaṃ dhammaṃ passeyyan’ti. Evaṃ vutte, maṃ, āvuso, therā bhikkhū etadavocuṃ: ‘rūpaṃ kho, āvuso channa, aniccaṃ; vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ aniccaṃ; rūpaṃ anattā …pe… viññāṇaṃ anattā. Sabbe saṅkhārā aniccā, sabbe dhammā anattā’ti.
—Một thời, này Hiền giả Ānanda, tôi ở Bārānasī, Isipatana, vườn Lộc Uyển. Rồi vào buổi chiều, này Hiền giả, tôi từ chỗ tịnh cư đứng dậy, cầm chiếc chìa khóa, đi từ tịnh xá này đến tịnh xá khác, sau khi đến nói với các Tỷ-kheo Trưởng lão: “Chư Tôn giả Trưởng lão, hãy giáo giới cho tôi! Chư Tôn giả Trưởng lão, hãy giảng dạy cho tôi! Chư Tôn giả Trưởng lão, hãy thuyết pháp cho tôi để tôi có thể thấy pháp”.
Ðược nghe nói vậy, này Hiền giả, các Tỷ-kheo Trưởng lão nói với tôi: “Sắc, này Hiền giả Channa, là vô thường; thọ … tưởng … các hành … thức là vô thường. Sắc là vô ngã; thọ … tưởng … các hành … thức là vô ngã. Tất cả các hành là vô thường; tất cả các pháp là vô ngã”.
Tassa mayhaṃ, āvuso, etadahosi: ‘mayhampi kho etaṃ evaṃ hoti—rūpaṃ aniccaṃ …pe… viññāṇaṃ aniccaṃ, rūpaṃ anattā, vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ anattā. Sabbe saṅkhārā aniccā, sabbe dhammā anattā’ti. Atha ca pana me sabbasaṅkhārasamathe sabbūpadhipaṭinissagge taṇhākkhaye virāge nirodhe nibbāne cittaṃ na pakkhandati nappasīdati na santiṭṭhati nādhimuccati. Paritassanā upādānaṃ uppajjati; paccudāvattati mānasaṃ: ‘atha ko carahi me attā’ti? Na kho panevaṃ dhammaṃ passato hoti. Ko nu kho me tathā dhammaṃ deseyya yathāhaṃ dhammaṃ passeyyanti.
Về vấn đề ấy, này Hiền giả, tôi suy nghĩ như sau: “Ta cũng suy nghĩ như vầy: ‘Sắc là vô thường … thức là vô thường. Sắc là vô ngã, thọ … tưởng … các hành … thức là vô ngã. Tất cả các hành là vô thường; tất cả các pháp là vô ngã’.
Nhưng tâm của ta không hướng tiến đến sự chỉ tịnh tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, sự đoạn diệt khát ái, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn, không có thoải mái, không có an trú, không có hướng về. Do sự tham luyến, chấp thủ khởi lên. Tâm ý trở lui lại tư tưởng: ‘Có phải tự ngã của ta sinh hoạt?’ Như vậy thời ta không thể thấy pháp. Ai có thể thuyết pháp cho ta để ta có thể thấy pháp?”
Tassa mayhaṃ, āvuso, etadahosi: ‘ayaṃ kho āyasmā ānando kosambiyaṃ viharati ghositārāme satthu ceva saṃvaṇṇito sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ, pahoti ca me āyasmā ānando tathā dhammaṃ desetuṃ yathāhaṃ dhammaṃ passeyyaṃ. Atthi ca me āyasmante ānande tāvatikā vissaṭṭhi. Yannūnāhaṃ yenāyasmā ānando tenupasaṅkameyyan’ti. Ovadatu maṃ, āyasmā ānando; anusāsatu maṃ, āyasmā ānando; karotu me, āyasmā ānando dhammiṃ kathaṃ yathāhaṃ dhammaṃ passeyyan”ti.
Rồi về vấn đề này, này Hiền giả, tôi suy nghĩ như sau: “Ðây là Tôn giả Ānanda, hiện trú ở Kosambi, tại vườn Ghosita, được bậc Ðạo Sư tán thán và các bậc đồng Phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Ānanda có thể thuyết pháp cho ta để ta có thể thấy pháp! Và cho đến như vậy, ta có lòng tin tưởng đối với Tôn giả Ānanda! Vậy ta hãy đi đến Tôn giả Ānanda”.
Tôn giả Ānanda hãy giáo giới cho tôi! Tôn giả Ānanda hãy giảng dạy cho tôi! Tôn giả Ānanda hãy thuyết pháp cho tôi để tôi có thể thấy pháp.
“Ettakenapi mayaṃ āyasmato channassa attamanā api nāma taṃ āyasmā channo āvi akāsi khīlaṃ chindi. Odahāvuso channa, sotaṃ; bhabbosi dhammaṃ viññātun”ti.
—Cho đến như vậy, thật sự tôi rất hoan hỷ đối với Tôn giả Channa. Tôn giả Channa đã làm cho sự việc rõ ràng. Tôn giả Channa đã phá vỡ chướng ngại. Hãy lóng tai, này Hiền giả Channa! Hiền giả có thể hiểu được Chánh pháp.
Atha kho āyasmato channassa tāvatakeneva uḷāraṃ pītipāmojjaṃ uppajji: “bhabbo kirasmi dhammaṃ viññātun”ti.
Ngay lúc ấy, Tôn giả Channa khởi lên hoan hỷ, hân hoan thù thắng khi nghe đến: “Ta có thể hiểu được pháp”.
“Sammukhā metaṃ, āvuso channa, bhagavato sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ kaccānagottaṃ bhikkhuṃ ovadantassa—
dvayanissito khvāyaṃ, kaccāna, loko yebhuyyena atthitañceva natthitañca.
Lokasamudayaṃ kho, kaccāna, yathābhūtaṃ sammappaññāya passato yā loke natthitā, sā na hoti. Lokanirodhaṃ kho, kaccāna, yathābhūtaṃ sammappaññāya passato yā loke atthitā, sā na hoti.
Upayupādānābhinivesavinibandho khvāyaṃ, kaccāna, loko yebhuyyena
taṃ cāyaṃ upayupādānaṃ cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayaṃ na upeti na upādiyati nādhiṭṭhāti ‘attā me’ti. Dukkhameva uppajjamānaṃ uppajjati, dukkhaṃ nirujjhamānaṃ nirujjhatīti na kaṅkhati na vicikicchati. Aparappaccayā ñāṇamevassa ettha hoti.
Ettāvatā kho, kaccāna, sammādiṭṭhi hoti.
—Này Hiền giả Channa, tôi tận mặt nghe Thế Tôn, tận mặt nhận lãnh từ Thế Tôn lời giáo giới này cho Kaccānaghotta: “Thế giới này dựa trên hai (quan điểm), này Kaccāna, hiện hữu và không hiện hữu. Ai thấy như thật với chánh trí tuệ sự tập khởi của thế giới, thì không chấp nhận là thế giới không hiện hữu! Nhưng này Kaccāna, ai thấy như thật với chánh trí tuệ sự đoạn diệt của thế giới, thì cũng không chấp nhận là thế giới có hiện hữu. Thế giới này phần lớn, này Kaccāna, là chấp thủ các phương tiện và bị trói buộc bởi thành kiến. Với ai không đi đến, không chấp thủ, không an trú vào chấp thủ các phương tiện, tâm không an trú vào thiên kiến tùy miên, vị ấy không nói: ‘Ðây là tự ngã của tôi”. Với ai nghĩ rằng: ‘Cái gì khởi lên là đau khổ, cái gì diệt là đau khổ’, vị ấy không có phân vân, nghi hoặc. Trí ở đây không mượn nhờ người khác. Cho đến như vậy, này Kaccāna, là chánh trí”.
Sabbamatthīti kho, kaccāna, ayameko anto.
Sabbaṃ natthīti ayaṃ dutiyo anto.
Ete te, kaccāna, ubho ante anupagamma majjhena tathāgato dhammaṃ deseti—
avijjāpaccayā saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ …pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.
Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho …pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī”ti.
“‘Tất cả đều có’, này Kaccāna, là một cực đoan. ‘Tất cả đều không có’ là một cực đoan. Không chấp nhận hai cực đoan ấy, này Kaccāna, Như Lai thuyết pháp một cách trung đạo. Do duyên vô minh, nên hành khởi. Do duyên hành, nên thức khởi … Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Do sự ly tham, đoạn diệt vô minh không có dư tàn nên các hành diệt … Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này”.
“Evametaṃ, āvuso ānanda, hoti yesaṃ āyasmantānaṃ tādisā sabrahmacārayo anukampakā atthakāmā ovādakā anusāsakā. Idañca pana me āyasmato ānandassa dhammadesanaṃ sutvā dhammo abhisamito”ti.
—Như vậy, này Hiền giả Ānanda, là điều sẽ đến với các bậc Tôn giả nào có được những đồng Phạm hạnh như vậy, những vị có lòng từ mẫn, những vị muốn sự lợi ích, những vị giáo giới, những vị giảng dạy, nghe được lời thuyết pháp này từ Tôn giả Ānanda, tôi được an trú vững chắc trong Chánh pháp.
90. aṭṭhame āyasmā channoti tathāgatena saddhiṃ ekadivase jāto mahābhinikkhamanadivase saddhiṃ nikkhamitvā puna aparabhāge satthu santike pabbajitvā “amhākaṃ buddho amhākaṃ dhammo”ti evaṃ makkhī ceva paḷāsī ca hutvā sabrahmacārīnaṃ pharusavācāya saṅghaṭṭanaṃ karonto thero. avāpuraṇaṃ ādāyāti kuñcikaṃ gahetvā. vihārena vihāraṃ upasaṅkamitvāti ekaṃ vihāraṃ pavisitvā tato aññaṃ, tato aññanti evaṃ tena tena vihārena taṃ taṃ vihāraṃ upasaṅkamitvā. etadavoca ovadantu manti kasmā evaṃ mahantena ussāhena tattha tattha gantvā etaṃ avocāti? uppannasaṃvegatāya. tassa hi parinibbute satthari dhammasaṅgāhakattherehi pesito āyasmā ānando kosambiṃ gantvā brahmadaṇḍaṃ adāsi. so dinne brahmadaṇḍe sañjātapariḷāho visaññībhūto patitvā puna saññaṃ labhitvā vuṭṭhāya ekassa bhikkhuno santikaṃ gato, so tena saddhiṃ kiñci na kathesi. aññassa santikaṃ agamāsi, sopi na kathesīti evaṃ sakalavihāraṃ vicaritvā nibbinno pattacīvaraṃ ādāya bārāṇasiṃ gantvā uppannasaṃvego tattha tattha gantvā evaṃ avoca.
♦ sabbe saṅkhārā aniccāti sabbe tebhūmakasaṅkhārā aniccā. sabbe dhammā anattāti sabbe catubhūmakadhammā anattā. iti sabbepi te bhikkhū theraṃ ovadantā aniccalakkhaṇaṃ anattalakkhaṇanti dveva lakkhaṇāni kathetvā dukkhalakkhaṇaṃ na kathayiṃsu. kasmā? evaṃ kira nesaṃ ahosi — “ayaṃ bhikkhu vādī dukkhalakkhaṇe paññāpiyamāne rūpaṃ dukkhaṃ ... pe ... viññāṇaṃ dukkhaṃ, maggo dukkho, phalaṃ dukkhanti ‘tumhe dukkhappattā bhikkhū nāmā’ti gahaṇaṃ gaṇheyya, yathā gahaṇaṃ gahetuṃ na sakkoti, evaṃ niddosamevassa katvā kathessāmā”ti dveva lakkhaṇāni kathayiṃsu.
♦ paritassanā upādānaṃ uppajjatīti paritassanā ca upādānañca uppajjati. paccudāvattati mānasaṃ, atha ko carahi me attāti yadi rūpādīsu ekopi anattā, atha ko nāma me attāti evaṃ paṭinivattati “mayhaṃ mānasan”ti. ayaṃ kira thero paccaye apariggahetvā vipassanaṃ paṭṭhapesi, sāssa dubbalavipassanā attagāhaṃ pariyādātuṃ asakkuṇantī saṅkhāresu suññato upaṭṭhahantesu “ucchijjissāmi vinassissāmī”ti ucchedadiṭṭhiyā ceva paritassanāya ca paccayo ahosi. so ca attānaṃ pāpate papatantaṃ viya disvā, “paritassanā upādānaṃ uppajjati, paccudāvattati mānasaṃ, atha ko carahi me attā”ti āha. na kho panevaṃ dhammaṃ passato hotīti catusaccadhammaṃ passantassa evaṃ na hoti. tāvatikā vissaṭṭhīti tattako vissāso. sammukhā metanti thero tassa vacanaṃ sutvā, “kīdisā nu kho imassa dhammadesanā sappāyā”ti? cintento tepiṭakaṃ buddhavacanaṃ vicinitvā kaccānasuttaṃ (saṃ. ni. 2.15) addasa “idaṃ āditova diṭṭhiviniveṭhanaṃ katvā majjhe buddhabalaṃ dīpetvā saṇhasukhumapaccayākāraṃ pakāsayamānaṃ gataṃ, idamassa desessāmī”ti dassento “sammukhā metan”tiādimāha. aṭṭhamaṃ.
90. Tôn giả Channa cùng ngày sinh với Đức Thế Tôn, và trong ngày Đại Xuất Gia (của Đức Bồ Tát), vị này cùng rời hoàng cung. Sau này, vị ấy xuất gia theo Đức Phật, và trở thành một vị trưởng lão, nhưng lại trở nên cao mạn và thô lỗ thường nói lời nặng nề với các đồng phạm hạnh rằng: "Đức Phật của tôi nè, Pháp của tôi nè."
Sau khi Đức Thế Tôn nhập niết bàn, Tôn giả Ānanda được các vị kết tập kinh điển gửi đến Kosambi để trao hình phạt Brahmadanda (phạt không giao tiếp) cho Tôn giả Channa. Khi hình phạt được trao, Tôn giả Channa rơi vào trạng thái hoảng loạn, ngất xỉu và sau khi tỉnh lại, Ngài đến gặp một vị tỳ kheo, nhưng vị ấy không nói gì với Ngài. Ngài đi gặp một vị khác, nhưng vị ấy cũng không nói gì. Tôn giả Channa mang theo chìa khóa và đi từ tu viện này sang tu viện khác nhau mà không được ai trò chuyện, Ngài cảm thấy chán nản , đi vào tu viện này rồi lại ra đi, như vậy Ngài đến nhiều tu viện khác nhau. Ngài nói: "Xin hãy khuyên bảo tôi," tại sao lại nói như vậy với sự cố gắng lớn đến các nơi khác nhau? Vì ý muốn mạnh mẽ đã xuất hiện trong Ngài. Rồi tôn giả mang y bát đến Bārāṇasī, tìm các tỳ khưu, và cũng nói như vậy.
"Tất cả các hành là vô thường," nghĩa là tất cả các hành trong ba cõi đều là vô thường. "Tất cả các pháp là vô ngã," nghĩa là tất cả các pháp trong bốn cảnh giới đều là vô ngã. Như vậy, tất cả các tỳ khưu đã khuyên bảo vị trưởng lão bằng cách chỉ giảng hai tướng vô thường và vô ngã, không giảng về tướng khổ. Tại sao? Vì họ nghĩ rằng: "Vị tỳ kheo này khi nghe giảng về tướng khổ có thể hiểu sai rằng: sắc là khổ,... thức là khổ, đạo là khổ, quả là khổ và có thể nghĩ rằng 'các tỳ khưu này đều chịu khổ.' Để tránh sự hiểu lầm này, chúng ta sẽ giảng cho tôn giả một cách tốt nhất không ngộ nhận, chỉ giảng hai tướng."
"Do sự hoảng sợ mà chấp thủ và khởi lên," nghĩa là sự hoảng sợ và chấp thủ xuất hiện. "Tâm quay trở lại," nghĩa là tâm quay lại với sự nghi ngờ: "Vậy ai là tự ngã của tôi?" Nếu sắc và các uẩn khác đều là vô ngã, thì ai là tự ngã của tôi? Như vậy, tâm quay lại tự hỏi: "Vậy ai là tự ngã của tôi?" Vị trưởng lão này đã không nắm giữ các yếu tố và bắt đầu thực hành thiền quán, nhưng vì thiền quán yếu kém, nên không thể loại bỏ được chấp ngã, và khi thấy các hành là trống rỗng, Ngài nghĩ rằng: "Ta sẽ bị hủy diệt, sẽ biến mất," và do vậy rơi vào tà kiến và hoảng sợ. Ngài cảm thấy như mình đang rơi xuống vực, và nói: "Do sự hoảng sợ mà chấp thủ và khởi lên, tâm quay lại với nghi ngờ: 'Vậy ai là tự ngã của tôi?'" Nhưng điều này không xảy ra với người thấy Pháp. Tôn giả Ānanda, khi nghe lời này, nghĩ rằng: "Làm thế nào để giảng Pháp thích hợp cho vị này?" Ngài suy nghĩ và tìm thấy Kaccāna Sutta (Saṃyutta Nikāya 2.15), thấy rằng bài kinh này từ đầu đã bác bỏ tà kiến, giữa bài giảng về sức mạnh của Phật, và cuối cùng giảng về sự tinh tế, sẽ thích hợp để giảng cho vị này. Ngài liền nói: "Ta sẽ giảng bài kinh này."
Đây là bài thứ tám.