Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || GIỌT SƯƠNG ĐẦU CÀNH - Kinh Mong Manh (Pabhaṅgusuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || GIỌT SƯƠNG ĐẦU CÀNH - Kinh Mong Manh (Pabhaṅgusuttaṃ)

Thứ bảy, 23/03/2024, 06:36 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 23.3.2024

GIỌT SƯƠNG ĐẦU CÀNH

Kinh Mong Manh (Pabhaṅgusuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Gánh Nặng (S,iii,32)

Bản chất của vô thường là có sanh có diệt, có hợp có tan. Sự an ổn, hay khát vọng bình an, thường y cứ trên cái gì bền vững, ổn định lâu dài. Không ai ra sức xây dựng lâu đài hạnh phúc trên những gì phù du, giả tạm mà không gặp phải thất vọng, khổ sở, buồn nãn. Một khi trong sự quán niệm thấy được sự hiện hữu của năm uẩn là dòng sanh diệt hằng chuyển, thì hành giả tìm được sự bình tâm vì không ngộ nhận, chấp sai.

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

“Pabhaṅguñca, bhikkhave, desessāmi appabhaṅguñca. Taṃ suṇātha.

Nhân duyên ở Sāvatthi

-Này chư Tỳ Khưu, Ta sẽ thuyết về mong manh và kiên cố. Hãy lắng nghe …

Kiñca, bhikkhave, pabhaṅgu, kiṃ appabhaṅgu? Rūpaṃ, bhikkhave, pabhaṅgu. Yo tassa nirodho vūpasamo atthaṅgamo, idaṃ appabhaṅgu.

Vedanā pabhaṅgu. Yo tassā nirodho vūpasamo atthaṅgamo, idaṃ appabhaṅgu. Saññā pabhaṅgu … saṅkhārā pabhaṅgu. Yo tesaṃ nirodho vūpasamo atthaṅgamo, idaṃ appabhaṅgu. Viññāṇaṃ pabhaṅgu. Yo tassa nirodho vūpasamo atthaṅgamo, idaṃ appabhaṅgū”ti.

Và này chư Tỳ Khưu, cái gì là mong manh? Cái gì là kiên cố?

Này chư Tỳ Khưu, sắc là mong manh. Sự tịch tịnh, sự an chỉ, sự biến mất của sắc ấy là kiên cố.

Thọ là mong manh. Sự tịch tịnh, sự an chỉ, sự biến mất của thọ ấy là kiên cố.

Tưởng là mong manh. Sự tịch tịnh, sự an chỉ, sự biến mất của tưởng ấy là kiên cố.

Các hành là mong manh. Sự tịch tịnh, sự an chỉ, sự biến mất của các hành ấy là kiên cố.

Thức là mong manh. Sự tịch tịnh, sự an chỉ, sự biến mất của thức ấy là kiên cố.

 

Chú Thích

Chữ pabhaṅgu” có nghĩa là cái gì mỏng mảnh, dể vỡ, phù du. Chữ “appabhaṅgu” mang ý nghĩa trái ngược nên dịch là kiên cố.

Theo Sớ Giải, thì pháp gọi là “pabhaṅgu” đồng nghĩa với “pabhijanasabhāva” – pháp bị hủy hoại, vụn vỡ. Chúng sanh chấp ngã đối với năm uẩn, xây dựng mọi kỳ vọng ở năm uẩn nhưng không ý thức được năm uẩn vốn phù du, chóng vánh. Chấp thủ năm uẩn như xây lâu đài bằng cát trên bãi biển.

Sự tịch tịnh “nirodha” của năm uẩn ở đây chỉ cho niết bàn, chứ không phải là sự hoại diệt trong sanh diệt. Niết bàn là sự vượt thoát khỏi sanh diệt.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

11. Pabhaṅgusutta

32. Sāvatthinidānaṃ.

“Pabhaṅguñca, bhikkhave, desessāmi appabhaṅguñca. Taṃ suṇātha.

Kiñca, bhikkhave, pabhaṅgu, kiṃ appabhaṅgu? Rūpaṃ, bhikkhave, pabhaṅgu. Yo tassa nirodho vūpasamo atthaṅgamo, idaṃ appabhaṅgu.

Vedanā pabhaṅgu. Yo tassā nirodho vūpasamo atthaṅgamo, idaṃ appabhaṅgu. Saññā pabhaṅgu … saṅkhārā pabhaṅgu. Yo tesaṃ nirodho vūpasamo atthaṅgamo, idaṃ appabhaṅgu. Viññāṇaṃ pabhaṅgu. Yo tassa nirodho vūpasamo atthaṅgamo, idaṃ appabhaṅgū”ti.

Ekādasamaṃ.

Ý kiến bạn đọc