Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || GIÁ TRỊ CỦA KHỔ CÔNG - Kinh Phiến Gỗ (Kaliṅgarasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || GIÁ TRỊ CỦA KHỔ CÔNG - Kinh Phiến Gỗ (Kaliṅgarasuttaṃ)

Thứ bảy, 23/12/2023, 20:21 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 23.12.2023

GIÁ TRỊ CỦA KHỔ CÔNG

Kinh Phiến Gỗ (Kaliṅgarasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương XI. Tương Ưng Thí Dụ (S,ii,267)

Bản chất tự nhiên của tâm thức là sống trong lợi dưỡng, thường yếu hèn; trái lại, sự hạn chế về tiện nghi vật chất khiến người ta phấn đấu. Điều này, khiến sử gia Will Duran viết trong quyển Lịch Sử Văn Minh Thế Giới: thời hưng thịnh thì không văn minh mà thời văn minh thường loạn lạc. Điều này, được thấy rõ trong thời Chiến Quốc của Trung Hoa với “bách gia tranh minh” hay những diễn biến trong nền văn minh Hy Lạp, La Mã. Ngay trong bài pháp đầu tiên, Đức Phật đặc biệt nhấn mạnh người xuất gia cần tránh hai thái cực lợi dưỡng và khổ hạnh. Đức Phật không dạy phải hành xác, nhưng sự khổ công tu tập ở mức thích hợp sẽ tạo nên nghị lực cần thiết để phấn đấu.

Kinh văn

Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā vesāliyaṃ viharati mahāvane kūṭāgārasālāyaṃ. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi ‘‘bhikkhavo’’ti. ‘‘Bhadante’’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –

‘‘Kaliṅgarūpadhānā, bhikkhave, etarahi licchavī viharanti appamattā ātāpino upāsanasmiṃ. Tesaṃ rājā māgadho ajātasattu vedehiputto na labhati otāraṃ na labhati ārammaṇaṃ. Bhavissanti, bhikkhave, anāgatamaddhānaṃ licchavī sukhumālā mudutalunahatthapādā te mudukāsu seyyāsu tūlabimbohanāsu yāvasūriyuggamanā seyyaṃ kappissanti. Tesaṃ rājā māgadho ajātasattu vedehiputto lacchati otāraṃ lacchati ārammaṇaṃ.

Tôi dược nghe như vầy,

Một thuở Đức Thế Tôn ngự ở Vesāli (Tỳ-xá-ly), Mahāvana (Ðại Lâm), Kūtāgārasālā (Trùng Các giảng đường).

Tại đấy, Đức Thế Tôn gọi các tỳ khưu: "Này chư Tỳ Khưu". Các tỳ khưu trả lời: "Dạ, bạch Thế Tôn".

Đức Thế Tôn nói như sau:

-- Này chư Tỳ Khưu. hiện nay những người Licchavī dùng những phiến gỗ làm gối. Họ nỗ lực trong phần hành, không chểnh mảng. Vua Ajāsattu của xứ Magadha không tiếp cận và chi phối họ. Nhưng trong tương lai, những người Licchavī sống tiện nghi hơn với tay chân mảnh dẻ, mềm mại. Họ ngủ tới khi mặt trời mọc, trên những chiếc gối bông và giường nằm êm ái. Vua Ajāsattu của xứ Magadha sẽ có thể tiếp cận và khống chế họ.

‘‘Kaliṅgarūpadhānā, bhikkhave, etarahi bhikkhū viharanti appamattā ātāpino padhānasmiṃ. Tesaṃ māro pāpimā na labhati otāraṃ na labhati ārammaṇaṃ. Bhavissanti, bhikkhave, anāgatamaddhānaṃ bhikkhū sukhumā mudutalunahatthapādā. Te mudukāsu seyyāsu tūlabimbohanāsu yāvasūriyuggamanā seyyaṃ kappissanti. Tesaṃ māro pāpimā lacchati otāraṃ lacchati ārammaṇaṃ. Tasmātiha, bhikkhave, evaṃ sikkhitabbaṃ – ‘kaliṅgarūpadhānā viharissāma appamattā ātāpino padhānasmi’nti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti.

-- Này chư Tỳ Khưu. hiện nay, những tỳ khưu dùng những phiến gỗ làm gối. Họ nỗ lực trong phần hành, không chểnh mảng. Ác ma không tiếp cận và chi phối được. Nhưng trong tương lai, những tỳ khưu sống tiện nghi hơn, với tay chân mảnh dẻ, mềm mại. Họ ngủ tới khi mặt trời mọc, trên những chiếc gối bông và giường nằm êm ái. Ác ma sẽ có thể tiếp cận và khống chế họ.

Này chư Tỳ khưu, do vậy các thầy cần tu tập như sau: “Chúng ta sẽ dùng những phiến gỗ làm gối. Họ nỗ lực trong phần hành, không chễnh mảng”.

Này chư Tỳ khưu, các thầy cần tu tập như vậy.

Chú Thích

Licchavī là một bộ tộc hùng mạnh thuộc dòng sát đế lỵ. Họ là một trong những thành phần quan trọng tạo thành xứ Vajjī, một nước cộng hoà theo chế độ dân chủ đại nghị duy nhất thời cổ Ấn. Thủ đô là Vesāli. Những người Licchavī được biết là vạm vỡ, anh tuấn, tài ba thao lược. Họ có tinh thần đoàn kết rất cao và đặt trách nhiệm chung trên hết. Đức Phật trong nhiều duyên sự, đã dùng hình ảnh người Licchavī để nhắc nhở Tăng chúng về ý thức sống chung.

Cụm từ kaliṅgarūpadhānā (kaliṅgar+ūpadhānā) nghĩa là gối bằng gỗ. Từ ngàn năm trước cho tới ngày nay, vẫn được dùng rất phổ thông tại các thiền viện và những chùa theo truyền thống lâm tăng, những chư tăng sống theo cách tu tập của Ngài Ajahn Chah ….. Loại gối này, giúp nâng đầu lên khi ngủ nhưng không làm cho người sử dụng mê ngủ. Được xem là một biểu tượng của sự tinh cần trong sự tu tập.

 

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và chú thích

8. Kaliṅgarasuttaṃ

230. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā vesāliyaṃ viharati mahāvane kūṭāgārasālāyaṃ. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi ‘‘bhikkhavo’’ti. ‘‘Bhadante’’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –

‘‘Kaliṅgarūpadhānā, bhikkhave, etarahi licchavī viharanti appamattā ātāpino upāsanasmiṃ. Tesaṃ rājā māgadho ajātasattu vedehiputto na labhati otāraṃ na labhati ārammaṇaṃ. Bhavissanti, bhikkhave, anāgatamaddhānaṃ licchavī sukhumālā [sukumālā (sī.), sukhumā (ka.)] mudutalunahatthapādā [mudutalāhatthapādā (syā. kaṃ.)] te mudukāsu seyyāsu tūlabimbohanāsu [tūlabimbohanāsu (syā. kaṃ. pī.), tūlabimbohanādīsu (sī.), tūlabibbohanādīsu (ka.)] yāvasūriyuggamanā seyyaṃ kappissanti. Tesaṃ rājā māgadho ajātasattu vedehiputto lacchati otāraṃ lacchati ārammaṇaṃ.

‘‘Kaliṅgarūpadhānā, bhikkhave, etarahi bhikkhū viharanti appamattā ātāpino padhānasmiṃ. Tesaṃ māro pāpimā na labhati otāraṃ na labhati ārammaṇaṃ. Bhavissanti, bhikkhave, anāgatamaddhānaṃ bhikkhū sukhumā mudutalunahatthapādā. Te mudukāsu seyyāsu tūlabimbohanāsu yāvasūriyuggamanā seyyaṃ kappissanti. Tesaṃ māro pāpimā lacchati otāraṃ lacchati ārammaṇaṃ. Tasmātiha, bhikkhave, evaṃ sikkhitabbaṃ – ‘kaliṅgarūpadhānā viharissāma appamattā ātāpino padhānasmi’nti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabba’’nti. Aṭṭhamaṃ.

8. Kaliṅgarasuttavaṇṇanā

230. Aṭṭhame kaliṅgarūpadhānāti kaliṅgaraghaṭikaṃ sīsūpadhānañceva pādūpadhānañca katvā. Appamattāti sippuggahaṇe appamattā. Ātāpinoti uṭṭhānavīriyātāpena yuttā. Upāsanasminti sippānaṃ abhiyoge ācariyānañca payirupāsane. Te kira tadā pātova uṭṭhāya sippasālaṃ gacchanti, tattha sippaṃ uggahetvā sajjhāyādīhi abhiyogaṃ katvā mukhaṃ dhovitvā yāgupānāya gacchanti. Yāguṃ pivitvā puna sippasālaṃ gantvā sippaṃ gaṇhitvā sajjhāyaṃ karontā pātarāsāya gacchanti. Katapātarāsā samānā ‘‘mā pamādena ciraṃ niddokkamanaṃ ahosī’’ti khadiraghaṭikāsu sīse ca pāde ca upadahitvā thokaṃ nipajjitvā puna sippasālaṃ gantvā sippaṃ gahetvā sajjhāyanti. Sāyaṃ sajjhāyaṃ karontā ca gehaṃ gantvā bhuttasāyamāsā paṭhamayāmaṃ sajjhāyaṃ katvā sayanakāle tatheva kaliṅgaraṃ upadhānaṃ katvā sayanti. Evaṃ te akkhaṇavedhino vālavedhino ca ahesuṃ. Idaṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ.

Otāranti vivaraṃ. Ārammaṇanti paccayaṃ. Padhānasminti padhānabhūmiyaṃ vīriyaṃ kurumānā. Paṭhamabodhiyaṃ kira bhikkhū bhattakiccaṃ katvāva kammaṭṭhānaṃ manasi karonti. Tesaṃ manasikarontānaṃyeva sūriyo atthaṃ gacchati. Te nhāyitvā puna caṅkamaṃ otaritvā paṭhamayāmaṃ caṅkamanti. Tato ‘‘mā ciraṃ niddāyimhā’’ti sarīradarathavinodanatthaṃ nipajjantā kaṭṭhakhaṇḍaṃ upadahitvā nipajjanti, te puna pacchimayāme vuṭṭhāya caṅkamaṃ otaranti. Te sandhāya idaṃ vuttaṃ. Ayampi dīpo tiṇṇaṃ rājūnaṃ kāle ekaghaṇḍinigghoso ekapadhānabhūmi ahosi. Nānāmukhe pahaṭaghaṇḍi pilicchikoḷiyaṃ osarati, kalyāṇiyaṃ pahaṭaghaṇḍi nāgadīpe osarati. ‘‘Ayaṃ bhikkhu puthujjano, ayaṃ puthujjano’’ti aṅguliṃ pasāretvā dassetabbo ahosi. Ekadivasaṃ sabbe arahantova ahesuṃ. Tasmāti yasmā kaliṅgarūpadhānānaṃ māro ārammaṇaṃ na labhati, tasmā. Aṭṭhamaṃ.

Ý kiến bạn đọc