- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 09.02.2025
DỨT SẠCH TOÀN BỘ CHẤP THỦ
Kinh Chấm Dứt Thủ Chấp I & II (paṭhamasabbupādānapariyādānasutta)
Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Vô Minh (SN.35.61&62)
Sự chấp thủ là phần tâm lý khó chuyển đổi của chúng sanh. Thái độ khư khư chấp chặt đối với thị hiếu, quan điểm, sự hành trì và “cái tôi” là những điều rất khó gỡ. Phải thấy được tất cả tuỳ thuộc vào nhiều nhân, nhiều duyên không thật sự có cốt lõi trường cữu thì mới tự mình trờ về với tâm thái rỗng rang vô chấp. Thấy được nhân duyên kết hợp thì mới thấy sự mong manh. Một bữa cơm ngon không phải chỉ có thức ăn ngon mà còn bụng có đói, người cùng ăn có vui, thời điểm có thích hợp… Thấy được nhiều yếu tố thì thấy được tính tương đối.
Kinh văn
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
61.IX. Ðược Chấm Dứt (1) (Pariyàdinnam) (S.iv,33)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về pháp đưa đến chấm dứt tất cả chấp thủ. Hãy lắng nghe.
3) Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là pháp đưa đến chấm dứt tất cả chấp thủ?
4) Do duyên con mắt và các sắc khởi lên nhãn thức. Do ba pháp này hợp lại có xúc. Do duyên xúc có thọ. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc, nhàm chán đối với thọ. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Nhờ giải thoát, vị ấy biết rõ: "Ta đã chấm dứt chấp thủ".
5-8) ... tai... mũi... lưỡi... thân...
9) Và do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức. Do ba pháp này hợp lại có xúc. Do duyên xúc có thọ. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc, nhàm chán đối với thọ. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Nhờ giải thoát, vị ấy biết rõ: "Ta đã chấm dứt chấp thủ".
62.X. Ðược Chấm Dứt (2) (S.iv,34)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về pháp đưa đến chấm dứt tất cả chấp thủ.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp đưa đến chấm dứt tất cả chấp thủ?
4) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Sắc... Nhãn thức... Nhãn xúc... Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì...
5-8) Tai... Mũi... Lưỡi... Thân...
9) Ý... Các pháp... Ý thức... Ý xúc... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường...
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn....
10) -- Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy...
Ðối với tai... Ðối với mũi... Ðối với lưỡi... Ðối với thân...
Vị ấy nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
11) Ðây, này các Tỷ-kheo, là pháp đưa đến chấm dứt tất cả chấp thủ.
Chú Thích
Có bốn loại chấp thủ (catunnampi upādānānaṃ):
Sự hiểu biết này đạt được thông qua ba loại trí tuệ (tīhi pariññāhi):
Chấp thủ là sự bám chấp rất khó buông bỏ. Sự từ bỏ chỉ đến từ sự hiểu biết sâu sắc với đầy đủ ngọn ngành.
Khi nói “liễu tri tất cả” có nghĩa là sự thấy biết tường tận các phương diện căn, cảnh, thức, xúc, thọ theo duyên khởi “do cái này có nên cái kia có” tạo thành tác động dây chuyền. Như một người vướng mắc vào hình ảnh nào đó do mắt thấy cảnh sanh tâm ái chấp; một khi không tiếp tục (với nhãn xúc) thì cảm thọ cũng mờ nhạt dần. Không có cái còn mãi mà tuỳ thuộc ở nhiều nhân, nhiều duyên để tồn tại. Nhân và duyên ở đây có yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Thấy được sự mong manh, tụ tán giả hợp, biến đổi vô chừng sẽ giúp hành giả bào mòn sự chấp thủ.
Sớ Giải
53-62. avijjāvagge avijjāti catūsu saccesu aññāṇaṃ. vijjāti arahattamaggavijjā. aniccato jānato passatoti dukkhānattavasenāpi jānato passato pahīyatiyeva, idaṃ pana aniccavasena kathite bujjhanakapuggalassa ajjhāsayena vuttaṃ. eseva nayo sabbattha. api cettha saṃyojanāti dasa saṃyojanāni. āsavāti cattāro āsavā. anusayāti satta anusayā. sabbupādānapariññāyāti sabbesaṃ catunnampi upādānānaṃ tīhi pariññāhi parijānanatthāya. pariyādānāyāti khepanatthāya. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
Chú thích các bài kinh từ số 53 đến 62
"Avijjā" (Vô minh) Là sự không biết về bốn sự thật (catūsu saccesu aññāṇaṃ), tức là không hiểu rõ Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo).
"Vijjā" (Trí tuệ): Ở đây đề cập đến trí tuệ của tứ đạo a la hán (arahattamaggavijjā), tức là sự giác ngộ hoàn toàn.
"Aniccato jānato passato" (Biết và thấy theo khía cạnh vô thường) Khi biết và thấy vô thường, thì vô minh được đoạn trừ và trí tuệ sinh khởi. Mặc dù vô minh cũng có thể được từ bỏ khi thấy sự khổ (dukkha) và vô ngã (anatta), nhưng ở đây nhấn mạnh vào sự vô thường (anicca), vì đó là cách dễ làm thức tỉnh một người chưa giác ngộ (bujjhanakapuggala).
"Saṃyojanā" (Các kiết sử) Đây là mười kiết sử (dasa saṃyojanāni), "Āsavā" (Các lậu hoặc) Gồm bốn loại lậu hoặc (cattāro āsavā):"Anusayā" (Các tùy miên – phiền não tiềm ẩn) Gồm bảy loại tùy miên (satta anusayā):Sabbupādānapariññāyā" (Liễu tri các thủ) Gồm bốn loại chấp thủ (catunnampi upādānānaṃ):"Pariyādānāya" (Sự diệt tận hoàn toàn) có nghĩa là sự tiêu diệt hoàn toàn (khepanatthāya), tức là đoạn trừ tất cả các kiết sử và lậu hoặc.
"Eseva nayo sabbattha" (Cũng theo cách này ở mọi chỗ khác) Điều này có nghĩa là nguyên tắc này được áp dụng cho tất cả các căn và pháp khác.
"Sesaṃ sabbattha uttānameva" (Phần còn lại đều rõ ràng) Câu này có nghĩa rằng các bài kinh còn lại đã quá rõ ràng và không cần giải thích thêm.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.