Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || ĐÍCH THỰC LÀ NGƯỜI THUYẾT PHÁP, HÀNH PHÁP, VÀ ĐẮC PHÁP - Kinh Người Thuyết Pháp (Dhammakathikasuttaṃ) & Kinh Người Thuyết Pháp II (Dutiyadhammakathikasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || ĐÍCH THỰC LÀ NGƯỜI THUYẾT PHÁP, HÀNH PHÁP, VÀ ĐẮC PHÁP - Kinh Người Thuyết Pháp (Dhammakathikasuttaṃ) & Kinh Người Thuyết Pháp II (Dutiyadhammakathikasuttaṃ)

Thứ tư, 28/08/2024, 09:05 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 28.8.2024

ĐÍCH THỰC LÀ NGƯỜI THUYẾT PHÁP, HÀNH PHÁP, VÀ ĐẮC PHÁP

Kinh Người Thuyết Pháp (Dhammakathikasuttaṃ) & Kinh Người Thuyết Pháp II (Dutiyadhammakathikasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần III-Phẩm Người Thuyết Pháp (S,iii,115, 116)

Phật pháp đích thực là đạo giải thoát. Người thuyết pháp đích thực là người truyền đạt ý nghĩa của sự buông bỏ chấp thủ. Sự thực hành chánh pháp đích thực ở đây là sự tu tập để tỏ rõ vị ngọt, sự nguy hại và sự vượt thoát sắc, thọ, tưởng, hành thức. Khi năm uẩn không là năm đối tượng để chấp thủ, thì đó là sự giải thoát đích thực. Phật pháp bao la nhưng phải nắm vững điểm tinh yếu, thì mới có thể gọi là người nói pháp đúng nghĩa, thực hành pháp đúng nghĩa và đắc pháp đúng nghĩa.

Kinh văn

Người Thuyết Pháp I

Tại Sāvatthī.... Sau khi ngồi xuống một bên, vị Tỳ khưu ấy thưa với Đức Thế Tôn:

"Bạch Thế Tôn, được nói 'người thuyết pháp, người thuyết pháp.' Vậy, bạch Thế Tôn, thế nào là người thuyết pháp?"

Này Tỳ khưu, nếu một người giảng dạy Pháp nhằm mục đích nhàm chán đối với sắc, để tan biến và đoạn diệt sắc, thì người ấy có thể được gọi là một Tỳ khưu thuyết pháp.

Nếu một người thực hành để nhàm chán đối với sắc, để tan biến và đoạn diệt sắc, thì người ấy có thể được gọi là một Tỳ khưu thực hành đúng theo Pháp.

Nếu nhàm chán đối với sắc, để tan biến và đoạn diệt sắc, người ấy được giải thoát bằng cách không chấp thủ, thì người ấy có thể được gọi là một Tỳ khưu đã chứng đạt Niết bàn ngay trong đời này.

"Này Tỳ khưu, nếu một người giảng dạy Pháp nhằm mục đích nhàm chán đối với thọ ... tưởng ... hành ... thức, để chúng tan biến và đoạn diệt, thì người ấy có thể được gọi là một Tỳ khưu thuyết pháp. Nếu một người thực hành để nhàm chán đối với với thọ ... tưởng ... hành ... thức, để chúng tan biến và đoạn diệt, thì người ấy có thể được gọi là một Tỳ khưu thực hành đúng theo Pháp. Nếu nhàm chán đối với với thọ ... tưởng ... hành ... thức, để tan biến và đoạn diệt chúng, người ấy được giải thoát bằng cách không chấp thủ, thì người ấy có thể được gọi là một Tỳ khưu đã chứng đạt Niết bàn ngay trong đời này.

Người Thuyết Pháp II

Tại Sāvatthī.... Sau khi ngồi xuống một bên, vị Tỳ khưu ấy thưa với Đức Thế Tôn:

"Bạch Thế Tôn, được gọi là 'một người thuyết pháp, một người thuyết pháp”. Vậy, bạch Thế Tôn, thế nào là một người thuyết pháp? Thế nào là một người thực hành đúng theo Pháp? Thế nào là một người đã đạt được Niết-bàn ngay trong đời này?"

Này Tỳ khưu, nếu một người giảng dạy Pháp nhằm mục đích nhàm chán đối với sắc, để tan biến và đoạn diệt sắc, thì người ấy có thể được gọi là một Tỳ khưu thuyết pháp.

Nếu một người thực hành để nhàm chán đối với sắc, để tan biến và đoạn diệt sắc, thì người ấy có thể được gọi là một Tỳ khưu thực hành đúng theo Pháp.

Nếu nhàm chán đối với sắc, để tan biến và đoạn diệt sắc, người ấy được giải thoát bằng cách không chấp thủ, thì người ấy có thể được gọi là một Tỳ khưu đã chứng đạt Niết bàn ngay trong đời này.

"Này Tỳ khưu, nếu một người giảng dạy Pháp nhằm mục đích nhàm chán đối với thọ ... tưởng ... hành ... thức, để chúng tan biến và đoạn diệt, thì người ấy có thể được gọi là một Tỳ khưu thuyết pháp. Nếu một người thực hành để nhàm chán đối với với thọ ... tưởng ... hành ... thức, để chúng tan biến và đoạn diệt, thì người ấy có thể được gọi là một Tỳ khưu thực hành đúng theo Pháp. Nếu nhàm chán đối với với thọ ... tưởng ... hành ... thức, để tan biến và đoạn diệt chúng, người ấy được giải thoát bằng cách không chấp thủ, thì người ấy có thể được gọi là một Tỳ khưu đã chứng đạt Niết bàn ngay trong đời này.

Chú thích

Chính tựa đề của hai bài kinh này, được lấy đặt tên cho Phẩm Người Thuyết Pháp (Dhammakathikavaggo).

 

Lời Phật dạy trong bản chánh kinh rất dễ lãnh hội, theo cách nói thường thức về thế nào là đích thực một người thuyết pháp, đích thực là người thực hành pháp, đích thực là người đắc chứng pháp. Thế nhưng, bản Sớ Giải thì đưa ra chú thích có vẻ thu hẹp hơn: người thực hành pháp là người trong cảnh giới của các bậc thánh hữu học (hay các bậc thánh cần thêm sự tu tập) và người đắc pháp là người đã chứng quả thánh vô học (hay bậc thánh không cần tu tập thêm nữa) vì “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm”.

Pháp – dhamma - ở đây phải được hiểu là “đạo đích thực” như lời Phật dạy: “Xưa và nay, Như Lai chỉ nói về sự khổ và sự diệt khổ”. Đây là cách tóm gọn tinh yếu của Pháp, chứ không phải là phủ nhận Phật ngôn ngoài sự đề cập năm uẩn và sự giải thoát năm uẩn.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Dưới đây là chánh văn Pāli cùng với bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu

Kinh Vị Thuyết Pháp (Dhammakathikasuttaṃ)

Sāvatthinidānaṃ.

Ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca:

Nhân duyên ở Sāvatthi …

Sau khi ngồi xuống, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

“‘dhammakathiko, dhammakathiko’ti, bhante, vuccati; kittāvatā nu kho, bhante, dhammakathiko hotī”ti?

: “Vị thuyết pháp, vị thuyết pháp”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, được gọi là vị thuyết pháp?

“Rūpassa ce, bhikkhu, nibbidāya virāgāya nirodhāya dhammaṃ deseti ‘dhammakathiko bhikkhū’ti alaṃvacanāya.

Rūpassa ce, bhikkhu, nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti, ‘dhammānudhammappaṭipanno bhikkhū’ti alaṃvacanāya.

Rūpassa ce, bhikkhu, nibbidā virāgā nirodhā anupādāvimutto hoti, ‘diṭṭhadhammanibbānappatto bhikkhū’ti alaṃvacanāya.

—Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo đi vào thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp tùy pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc, được giải thoát, không có chấp thủ; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại.

Vedanāya ce, bhikkhu …pe… saññāya ce, bhikkhu … saṅkhārānañce, bhikkhu … viññāṇassa ce, bhikkhu, nibbidāya virāgāya nirodhāya dhammaṃ deseti, ‘dhammakathiko bhikkhū’ti alaṃvacanāya.

Viññāṇassa ce, bhikkhu, nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti, ‘dhammānudhammappaṭipanno bhikkhū’ti alaṃvacanāya.

Viññāṇassa ce, bhikkhu, nibbidā virāgā nirodhā anupādāvimutto hoti, ‘diṭṭhadhammanibbānappatto bhikkhū’ti alaṃvacanāyā”ti.

Nếu Tỷ-kheo đối với thọ … Nếu Tỷ-kheo đối với tưởng … Nếu Tỷ-kheo đối với các hành …

Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo đi vào thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp tùy pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức, được giải thoát không có chấp thủ; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại.

Kinh Vị Thuyết Pháp II (Dutiyadhammakathikasuttaṃ)

Sāvatthinidānaṃ.

Ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca:

Nhân duyên ở Sāvatthi.

Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

“‘dhammakathiko, dhammakathiko’ti, bhante, vuccati; kittāvatā nu kho, bhante, dhammakathiko hoti; kittāvatā dhammānudhammappaṭipanno hoti, kittāvatā diṭṭhadhammanibbānappatto hotī”ti?

: “Vị thuyết pháp, vị thuyết pháp”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là vị thuyết pháp? Cho đến như thế nào, được gọi là vị thực hành pháp tùy pháp? Cho đến như thế nào, được gọi là vị đã đạt đến Niết-bàn ngay trong hiện tại?

“Rūpassa ce, bhikkhu, nibbidāya virāgāya nirodhāya dhammaṃ deseti, ‘dhammakathiko bhikkhū’ti alaṃvacanāya.

Rūpassa ce, bhikkhu, nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti, ‘dhammānudhammappaṭipanno bhikkhū’ti alaṃvacanāya.

Rūpassa ce, bhikkhu, nibbidā virāgā nirodhā anupādāvimutto hoti, ‘diṭṭhadhammanibbānappatto bhikkhū’ti alaṃvacanāya.

—Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo đi vào thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp tùy pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với sắc, được giải thoát, không có chấp thủ; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại.

Vedanāya ce, bhikkhu …pe… saññāya ce, bhikkhu … saṅkhārānañce, bhikkhu … viññāṇassa ce, bhikkhu, nibbidāya virāgāya nirodhāya dhammaṃ deseti, ‘dhammakathiko bhikkhū’ti alaṃvacanāya.

Viññāṇassa ce, bhikkhu, nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti, ‘dhammānudhammappaṭipanno bhikkhū’ti alaṃvacanāya.

Viññāṇassa ce, bhikkhu, nibbidā virāgā nirodhā anupādāvimutto hoti, ‘diṭṭhadhammanibbānappatto bhikkhū’ti alaṃvacanāyā”ti.

Nếu Tỷ-kheo đối với thọ … đối với tưởng … đối với các hành …

Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo đi vào thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp tùy pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với thức, được giải thoát, không có chấp thủ; như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại.

Sớ Giải Kinh Dhammakathikasuttaṃ & Dutiyadhammakathikasuttaṃ

Tatiye paṭhamena dhammakathiko, dutiyena sekhabhūmi, tatiyena asekhabhūmīti evaṃ dhammakathikaṃ pucchitena visesetvā dve bhūmiyo kathitā. Tatiyaṃ.

Dịch nghĩa:

"Đoạn đầu nói về người thuyết pháp, đoạn thứ hai nói về người đạt đến địa vị bậc thánh hữu học (sekhabhūmi). Đoạn thứ ba nói về người đạt đến địa vị bậc thánh vô học (asekhabhūmi). Như vậy, khi hỏi về người thuyết pháp (đích thực), thì hai địa vị đã được giảng giải thêm. Đây là kinh thứ ba (Kinh Người Thuyết Pháp I)."

Ý kiến bạn đọc