Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | ĐẶC THÙ CỦA CÁC ĐẤNG NHƯ LAI - Kinh Kính Lễ Phật Đà (Buddhavandanāsuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | ĐẶC THÙ CỦA CÁC ĐẤNG NHƯ LAI - Kinh Kính Lễ Phật Đà (Buddhavandanāsuttaṃ)

Thứ tư, 14/12/2022, 18:34 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 14.12.2022


ĐẶC THÙ CỦA CÁC ĐẤNG NHƯ LAI

Kinh Kính Lễ Phật Đà (Buddhavandanāsuttaṃ)

CHƯƠNG XI. TƯƠNG ƯNG SAKKA - PHẨM THỨ HAI (S. i, 233)

Không có sự khác biệt trong sự chứng đạt niết bàn hoàn toàn giải thoát của chư vị ứng cúng la hán. Thế nhưng các Đấng Như Lai hay chư Phật toàn giác có những ưu việt mà chư vị độc giác và thinh văn giác không sánh được. Các Ngài tự thân giác ngộ không thầy chỉ dạy, có khả năng dẫn dắt quần sanh trên đạo lộ giải thoát, và xây dựng ngôi nhà giáo pháp với văn nghĩa cụ túc. Ở trong đời nầy có rất nhiều người giỏi nhưng tự mình phát minh, có khả năng hướng dẫn người khác và lập thuyết để đời thì số ấy hiếm hoi không phải ai cũng làm được.

Sāvatthiyaṃ jetavane. Tena kho pana samayena bhagavā divāvihāragato hoti paṭisallīno. Atha kho sakko ca devānamindo brahmā ca sahampati yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā paccekaṃ dvārabāhaṃ nissāya aṭṭhaṃsu. Atha kho sakko devānamindo bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –

Tại Jetavana (Kỳ Viên), Sāvatthi (Xá Vệ).

Bấy giờ, Đức Thế Tôn đang độc cư tịnh mặc ban ngày. Rồi Thiên chủ Sakka và Phạm thiên Sahampati đi đến Đức Thế Tôn và mỗi vị đứng một bên tại cột cửa.

Thiên chủ Sakka nói lên kệ ngôn này trước Đức Thế Tôn:

Uṭṭhehi vīra vijitasaṅgāma,

Pannabhāra anaṇa vicara loke;

Cittañca te suvimuttaṃ,

Cando yathā pannarasāya ratti’’nti.

“Ðứng lên Đấng Đại hùng

Bậc chiến thắng trận mạc

Hành hoá giữa thế gian

Nhẹ tênh, không nợ nần

Tâm Ngài khéo giải thoát

Như trăng sáng ngày Rằm.

(Phạm thiên Sahampati):

‘‘Na kho, devānaminda, tathāgatā evaṃ vanditabbā. Evañca kho, devānaminda, tathāgatā vanditabbā –

- Này Thiên chủ, kính lễ các đấng Như Lai không phải như vậy. Kính lễ các đấng Như Lai nên như vầy:

‘‘Uṭṭhehi vīra vijitasaṅgāma,

Satthavāha anaṇa vicara loke;

Desassu bhagavā dhammaṃ,

Aññātāro bhavissantī’’ti.

“Ðứng lên Đấng Đại hùng

Bậc chiến thắng trận mạc

Hành hoá giữa thế gian

Bậc dẫn đạo, vô trái

Thế Tôn hãy thuyết pháp

Sẽ có người lãnh hội.

Uṭṭhehi vīra vijitasaṅgāma = Xin đứng lên hỡi Bậc Đại Hùng, Đấng Chiến Thắng

Pannabhāra anaṇa vicara loke = hành hoá giữa cuộc đời, nhẹ tênh, không nợ nần

Cittañca te suvimuttaṃ = tâm khéo giải thoát

Cando yathā pannarasāya ratti’’nti = như vầng trăng sáng trong đêm rằm

Uṭṭhehi vīra vijitasaṅgāma = Xin đứng lên hỡi Bậc Đại Hùng, Đấng Chiến Thắng

Satthavāha anaṇa vicara loke = Bậc dẫn đạo, không nợ nần, hành hoá giữa cuộc đời

Desassu bhagavā dhammaṃ = Xin Đức Thế Tôn thuyết pháp

Aññātāro bhavissantī’’ti = Sẽ có những người lãnh hội được

Phạm thiên Sahampati (Sa Bà Giáo Chủ) là vị Đại Phạm Thiên ở cõi sắc giới là vị có vai trò thỉnh Phật chuyển Pháp Luân và có nhiều liên hệ đến sự tồn tại của Giáo Pháp trong thế gian. Trong văn hoá Phật giáo Bắc truyền thì cụm từ “Ta Bà Giáo Chủ” chỉ cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Do thọ mạng dài nên Đại Phạm Thiên biết được nhiều vị Phật toàn giác, một điều vượt tầm của thiên chủ Sakka.

Đứng một bên là cách thể hiện sự cung kính đặc biệt là từ những vị có danh phận cao như đại phạm thiên và thiên chủ.

Chữ uṭṭhehi biến thể của động từ uṭṭhahati được dịch là “Xin hãy đứng lên” ở đây không mang nghĩa đen mà theo văn phong là lời thỉnh an theo cách cung kính.

Theo Sớ giải thì thuật ngữ pannabhāro – gánh nặng đã đặt xuống – là sự giải thoát đối với ba thứ: gánh nặng của năm uẩn, gánh nặng của phiền não, gánh nặng của tạo tác (pannabhārāti oropitakhandhakilesābhisaṅkhārabhāra).

Lời xưng tán của Thiên chủ Sakka chỉ nói lên sự giái thoát tối thượng của chư vị a la hán mà Đức Phật là một trong những vị ấy. Lời xưng tán của Đại Phạm thiên Sahampati nêu lêu sự đặc thù của Phật toàn giác so với chư vị độc giác, thinh văn giác.

Có ba đặc điểm của một vị toàn giác là tự giác (tự thân giác ngộ không thầy chỉ dạy), giác tha (dẫn đạo chúng sanh trên hành trình giải thoát), giác hạnh viên mãn (khéo xây dựng ngôi nhà Giáo Pháp) cho thế gian ân triêm lợi lạc. Các bậc độc giác và thinh văn giác không thể ngang bằng được đối với ba đặc điểm nầy. Đây là một trong những ý nghĩa của chữ Như Lai: khi đạt đến quả vị tối tôn thì hoàn toàn không có sự khác biệt về tuệ giác và khả năng hoằng hoá bởi vì các ngài có tròn đủ mười Như Lai Lực.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

7. Buddhavandanāsuttaṃ [Mūla]

263. Sāvatthiyaṃ jetavane. Tena kho pana samayena bhagavā divāvihāragato hoti paṭisallīno. Atha kho sakko ca devānamindo brahmā ca sahampati yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā paccekaṃ dvārabāhaṃ nissāya aṭṭhaṃsu. Atha kho sakko devānamindo bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Uṭṭhehi vīra vijitasaṅgāma,

Pannabhāra anaṇa vicara loke;

Cittañca te suvimuttaṃ,

Cando yathā pannarasāya ratti’’nti.

‘‘Na kho, devānaminda, tathāgatā evaṃ vanditabbā. Evañca kho, devānaminda, tathāgatā vanditabbā –

‘‘Uṭṭhehi vīra vijitasaṅgāma,

Satthavāha anaṇa vicara loke;

Desassu bhagavā dhammaṃ,

Aññātāro bhavissantī’’ti.

7. Buddhavandanāsuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

263. Sattame uṭṭhehīti uṭṭhaha, ghaṭa, vāyama. Vijitasaṅgāmāti rāgādīnañceva dvādasayojanikassa ca mārabalassa jitattā bhagavantaṃ evaṃ ālapati. Pannabhārāti oropitakhandhakilesābhisaṅkhārabhāra. Pannarasāya rattinti pannarasāya puṇṇamāya rattiṃ. Sattamaṃ.

Ý kiến bạn đọc