Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | CƯỜNG QUYỀN KHÔNG QUA NHÂN QUẢ - Kinh Ẩn Sĩ Miền Duyên Hải (Samuddakasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | CƯỜNG QUYỀN KHÔNG QUA NHÂN QUẢ - Kinh Ẩn Sĩ Miền Duyên Hải (Samuddakasuttaṃ)

Thứ ba, 29/11/2022, 18:41 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 29.11.2022


CƯỜNG QUYỀN KHÔNG QUA NHÂN QUẢ

Kinh Ẩn Sĩ Miền Duyên Hải (Samuddakasuttaṃ)

CHƯƠNG XI. TƯƠNG ƯNG SAKKA, PHẨM THỨ NHẤT (S. i, 227)

Có những người do chiêu cảm nghiệp quả nên nắm địa vị cao trọng có thể tạo niềm vui hay gây đau khổ cho người khác. Có khi vì tự thị mà bất chấp nhân quả. Định lý muôn thuở là làm lành được vui, làm ác bị khổ. Người thế gian sống thường dựa vào quyền lực sanh sát trong lúc số ít người trí thì sống với niềm tin nhân quả. Khác nhau là ở tầm nhìn.

Sāvatthiyaṃ. ‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, sambahulā isayo sīlavanto kalyāṇadhammā samuddatīre paṇṇakuṭīsu sammanti. Tena kho pana samayena devāsurasaṅgāmo samupabyūḷho ahosi. Atha kho, bhikkhave, tesaṃ isīnaṃ sīlavantānaṃ kalyāṇadhammānaṃ etadahosi – ‘dhammikā kho devā, adhammikā asurā. Siyāpi no asurato bhayaṃ. Yaṃnūna mayaṃ sambaraṃ asurindaṃ upasaṅkamitvā abhayadakkhiṇaṃ yāceyyāmā’’’ti. ‘‘Atha kho, bhikkhave, te isayo sīlavanto kalyāṇadhammā – seyyathāpi nāma balavā puriso samiñjitaṃ vā bāhaṃ pasāreyya, pasāritaṃ vā bāhaṃ samiñjeyya evameva – samuddatīre paṇṇakuṭīsu antarahitā sambarassa asurindassa sammukhe pāturahesuṃ. Atha kho, bhikkhave, te isayo sīlavanto kalyāṇadhammā sambaraṃ asurindaṃ gāthāya ajjhabhāsiṃsu –

Tại Sāvatthi.

Này chư Tỳ khưu, thuở xưa có nhiều ẩn sĩ cao đức hiền thiện cộng trú trong những am tranh dọc theo bờ biển. Này chư Tỳ khưu, bấy giờ có trận ác chiến giữa chư thiên và a tu la. Những ẩn sĩ cao đức hiền thiện khởi lên ý nghĩ: "Chư Thiên sống như pháp, các A tu la sống phi pháp. Chúng ta có thể bị nguy hiểm từ phía A tu la. Vậy chúng ta hãy đến gặp A tu vương Sambara và xin được bảo đảm sự bình an".

Này chư Tỳ khưu, những ẩn sĩ cao đức hiền thiện như người tập thể hình co duổi cánh tay biến mất từ các am tranh trên bờ biển hiện ra trước A tu vương Sambara nói lên kệ ngôn:

‘‘Isayo sambaraṃ pattā, yācanti abhayadakkhiṇaṃ;

Kāmaṃkaro hi te dātuṃ, bhayassa abhayassa vā’’ti.

“Ẫn sĩ gặp Sambara

Xin ban cho sự bình an

Ngài có thể cho tuỳ tâm

Bình an hay sự hiểm nguy.

(Sambara):

‘‘Isīnaṃ abhayaṃ natthi, duṭṭhānaṃ sakkasevinaṃ;

Abhayaṃ yācamānānaṃ, bhayameva dadāmi vo’’ti.

“Không thể cho bình an

Cho kẻ theo Sakka

Các người xin bình an

Ta sẽ cho bất an.

(Các ẩn sĩ):

‘‘Abhayaṃ yācamānānaṃ, bhayameva dadāsi no;

Paṭiggaṇhāma te etaṃ, akkhayaṃ hotu te bhayaṃ.

‘‘Yādisaṃ vapate bījaṃ, tādisaṃ harate phalaṃ;

Kalyāṇakārī kalyāṇaṃ, pāpakārī ca pāpakaṃ;

Pavuttaṃ tāta te bījaṃ, phalaṃ paccanubhossasī’’ti.

‘Chúng tôi cầu bình an

Ngài lại cho bất an

Nhận bất an từ Ngài

Mong Ngài luôn bất an.

“Hạt giống nào đã gieo

Thì sẽ gặt quả ấy

Làm lành hưởng quả lành

Làm ác trỗ quả xấu

Hạt giống Ngài đã gieo.

Thì chính mình gặt quả.

‘‘Atha kho, bhikkhave, te isayo sīlavanto kalyāṇadhammā sambaraṃ asurindaṃ abhisapitvā – seyyathāpi nāma balavā puriso samiñjitaṃ vā bāhaṃ pasāreyya, pasāritaṃ vā bāhaṃ samiñjeyya evameva – sambarassa asurindassa sammukhe antarahitā samuddatīre paṇṇakuṭīsu pāturahesuṃ. Atha kho, bhikkhave, sambaro asurindo tehi isīhi sīlavantehi kalyāṇadhammehi abhisapito rattiyā sudaṃ tikkhattuṃ ubbijjī’’ti.

Này chư Tỳ khưu, những ẩn sĩ cao đức hiền thiện sau khi thốt lời chú nguyện răn trị Sambara như người tập thể hình co duổi cánh tay biến mất trước A tu vương hiện ra tại các am tranh trên bờ biển.

Này chư Tỳ khưu, A tu vương Sambara bị những ẩn sĩ cao đức hiền thiện chú nguyện như vậy ngay trong đêm ấy bị hốt hoảng thức giấc ba lần.

‘‘Isayo sambaraṃ pattā, yācanti abhayadakkhiṇaṃ = những ẫn sĩ đến gặp Sambara xin sự bình an.

Kāmaṃkaro hi te dātuṃ, bhayassa abhayassa vā’’ti = Ngài có thể cho những gì mình muốn dù bình an hay bất an.

‘‘Isīnaṃ abhayaṃ natthi, duṭṭhānaṃ sakkasevinaṃ = không thể ban bố sự bình an cho các ấn sĩ, những kẻ xấu theo phe Sakka

Abhayaṃ yācamānānaṃ, bhayameva dadāmi vo’’ti = nên xin bình an thì ta cho bất an

‘‘Abhayaṃ yācamānānaṃ, bhayameva dadāsi no = chúng tôi xin bình an, Ngài lại cho hiểm nguy

Paṭiggaṇhāma te etaṃ, akkhayaṃ hotu te bhayaṃ = chúng tôi nhận điều ấy từ Ngài, mong sự bất an luôn đến với Ngài.

‘‘Yādisaṃ vapate bījaṃ, tādisaṃ harate phalaṃ = gieo nhân nào thời gặt quả nấy.

Kalyāṇakārī kalyāṇaṃ, pāpakārī ca pāpakaṃ = làm lành thì gặt quả lành, làm ác thời gặp quả xấu

Pavuttaṃ tāta te bījaṃ, phalaṃ paccanubhossasī’’ti = Hỡi Ông bạn, hạt giống đã gieo thời sẽ gặt quả.

Theo Từ Điển Danh Từ Riêng Pāli thì Sambara là một chức bị cao nhất trong hàng a tu la thiên chứ không phải là tên riêng. Ngôi vị nầy được thừa kế bởi nhiều thế hệ a tu la.

Theo Sớ giải nhiều trận chiến giữa Chư thiên và A tu la xẩy ra trên đại dương. Khi a tu la bại trận thường chạy vào bờ tàn phá nhà cửa xóm làng. Chư thiện thần thì không bao giờ làm vậy. Các ẩn sĩ giới hạnh chỉ nhặt lá rơi lợp mái nên mất thời gian dài để dựng lại am thất nên đến gặp a tu la vương để xin được an ổn.

Câu Kāmaṅkaro hi te dātuṃ được Sớ giải chú thích là “ban bố tuỳ theo ý muốn”. Nói cách khác muốn cho bình an thì bình an, muốn cho bất an thì bất an.

Từ khi bị các ẩn sĩ chú nguyện, A tu la vương Sambara thường có tâm tánh bất thường (cittam vepati) nên có biệt danh là Vepacitti. Do nguyên nhân nầy khi luyện chú thuật bị “tẩu hoả nhập ma” (sẽ đề cập ở một bài kinh sau nầy).

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

10. Samuddakasuttaṃ [Mūla]

256. Sāvatthiyaṃ. ‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, sambahulā isayo sīlavanto kalyāṇadhammā samuddatīre paṇṇakuṭīsu sammanti. Tena kho pana samayena devāsurasaṅgāmo samupabyūḷho ahosi. Atha kho, bhikkhave, tesaṃ isīnaṃ sīlavantānaṃ kalyāṇadhammānaṃ etadahosi – ‘dhammikā kho devā, adhammikā asurā. Siyāpi no asurato bhayaṃ. Yaṃnūna mayaṃ sambaraṃ asurindaṃ upasaṅkamitvā abhayadakkhiṇaṃ yāceyyāmā’’’ti. ‘‘Atha kho, bhikkhave, te isayo sīlavanto kalyāṇadhammā – seyyathāpi nāma balavā puriso samiñjitaṃ vā bāhaṃ pasāreyya, pasāritaṃ vā bāhaṃ samiñjeyya evameva – samuddatīre paṇṇakuṭīsu antarahitā sambarassa asurindassa sammukhe pāturahesuṃ. Atha kho, bhikkhave, te isayo sīlavanto kalyāṇadhammā sambaraṃ asurindaṃ gāthāya ajjhabhāsiṃsu –

‘‘Isayo sambaraṃ pattā, yācanti abhayadakkhiṇaṃ;

Kāmaṃkaro hi te dātuṃ, bhayassa abhayassa vā’’ti.

‘‘Isīnaṃ abhayaṃ natthi, duṭṭhānaṃ sakkasevinaṃ;

Abhayaṃ yācamānānaṃ, bhayameva dadāmi vo’’ti.

‘‘Abhayaṃ yācamānānaṃ, bhayameva dadāsi no;

Paṭiggaṇhāma te etaṃ, akkhayaṃ hotu te bhayaṃ.

‘‘Yādisaṃ vapate bījaṃ, tādisaṃ harate phalaṃ;

Kalyāṇakārī kalyāṇaṃ, pāpakārī ca pāpakaṃ;

Pavuttaṃ tāta te bījaṃ, phalaṃ paccanubhossasī’’ti.

‘‘Atha kho, bhikkhave, te isayo sīlavanto kalyāṇadhammā sambaraṃ asurindaṃ abhisapitvā – seyyathāpi nāma balavā puriso samiñjitaṃ vā bāhaṃ pasāreyya, pasāritaṃ vā bāhaṃ samiñjeyya evameva – sambarassa asurindassa sammukhe antarahitā samuddatīre paṇṇakuṭīsu pāturahesuṃ. Atha kho, bhikkhave, sambaro asurindo tehi isīhi sīlavantehi kalyāṇadhammehi abhisapito rattiyā sudaṃ tikkhattuṃ ubbijjī’’ti.

10. Samuddakasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

256. Dasame samuddatīre paṇṇakuṭīsūti cakkavāḷamahāsamuddapiṭṭhiyaṃ rajatapaṭṭavaṇṇe vālukapuḷine vuttappakārāsu paṇṇasālāsu vasanti. Siyāpi noti siyāpi amhākaṃ. Abhayadakkhiṇaṃ yāceyyāmāti abhayadānaṃ yāceyyāma. Yebhuyyena kira devāsurasaṅgāmo mahāsamuddapiṭṭhe hoti. Asurānaṃ na sabbakālaṃ jayo hoti, bahuvāre parājayova hoti. Te devehi parājitā palāyantā isīnaṃ assamapadena gacchantā ‘‘sakko imehi saddhiṃ mantetvā amhe nāseti, gaṇhatha puttahatāya putte’’ti kupitā assamapade pānīyaghaṭacaṅkamanasālādīni viddhaṃsenti. Isayo araññato phalāphalaṃ ādāya āgatā naṃ disvā puna dukkhena paṭipākatikaṃ karonti. Tepi punappunaṃ tatheva vināsenti. Tasmā ‘‘idāni tesaṃ saṅgāmo paccupaṭṭhito’’ti sutvā evaṃ cintayiṃsu.

Kāmaṃkaroti icchitakaro. Bhayassa abhayassa vāti bhayaṃ vā abhayaṃ vā. Idaṃ vuttaṃ hoti – sace tvaṃ abhayaṃ dātukāmo, abhayaṃ dātuṃ pahosi. Sace bhayaṃ dātukāmo. Bhayaṃ dātuṃ pahosi. Amhākaṃ pana abhayadānaṃ dehīti. Duṭṭhānanti viruddhānaṃ. Pavuttanti khette patiṭṭhāpitaṃ.

Tikkhattuṃ ubbijjīti sāyamāsabhattaṃ bhuñjitvā sayanaṃ abhiruyha nipanno niddāya okkantamattāya samantā ṭhatvā sattisatena pahaṭo viya viravanto uṭṭhahati, dasayojanasahassaṃ asurabhavanaṃ ‘‘kimida’’nti saṅkhobhaṃ āpajjati. Atha naṃ āgantvā ‘‘kimida’’nti pucchanti. So ‘‘na kiñcī’’ti vadati. Dutiyayāmādīsupi eseva nayo. Iti asurānaṃ ‘‘mā bhāyi, mahārājā’’ti taṃ assāsentānaṃyeva aruṇaṃ uggacchati. Evamassa tato paṭṭhāya gelaññajātaṃ cittaṃ vepati. Teneva cassa ‘‘vepacittī’’ti aparaṃ nāmaṃ udapādīti. Dasamaṃ.

Ý kiến bạn đọc