Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - CON TẠO VÀ TẠO VẬT LÀ HAI HAY MỘT? - Kinh Selā (Selāsuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - CON TẠO VÀ TẠO VẬT LÀ HAI HAY MỘT? - Kinh Selā (Selāsuttaṃ)

Thứ bảy, 23/04/2022, 15:42 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 23.4.2022


CON TẠO VÀ TẠO VẬT LÀ HAI HAY MỘT?

Kinh Selā (Selāsuttaṃ)

(CHƯƠNG V. TƯƠNG ƯNG TỶ KHEO NI) (S.i, 134)

Có những luận điểm thoạt nghe rất giản dị nhưng không thể trả lời nhanh gọn mà cần phân tích rõ ràng. Ở đây nói về người tạo nghiệp và người gặt quả là hai hay một. Câu trả lời theo Phật Pháp không phải là hai mà cũng chẳng là một. Đó là một tiến trình sanh hoá tiếp nối theo dòng sanh diệt. Khi tạo tác thì năm uẩn khác khi gặt quả thì năm uẩn khác. Dù khác nhưng vẫn cùng trong một dòng sanh diệt. Thí dụ như sữa trong cái tô đựng. Buổi sáng sữa tươi đến buổi chiều hoá thành sữa có vị chua. Không thể nói là hai vì cùng là sữa trong tô. Cũng không thể nói là một vì đã biến chất. Bảo rằng là hai hay là một dều không hợp cách mà phải nói theo giáo lý duyên khởi: cái nầy sanh thời cái kia sanh tạo nên dòng hiện hữu.

Sāvatthinidānaṃ. Atha kho selā bhikkhunī pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā...pe... aññatarasmiṃ rukkhamūle divāvihāraṃ nisīdi. Atha kho māro pāpimā selāya bhikkhuniyā bhayaṃ chambhitattaṃ lomahaṃsaṃ uppādetukāmo...pe... selaṃ bhikkhuniṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Kenidaṃ pakataṃ bimbaṃ, kvanu bimbassa kārako;

Kvanu bimbaṃ samuppannaṃ, kvanu bimbaṃ nirujjhatī’’ti.

Tại Sāvatthi.

Vào buổi sáng Tỳ khưu ni Selā đắp y…..... tĩnh toạ dưới một gốc cây .

Rồi Ác ma muốn làm tỳ khưu ni Selā run sợ, hốt hoảng, kinh khiếp, rời xa thiền định đã đến gần và nói lên kệ ngôn:

Ai tạo huyễn thể nầy?

Con Tạo ấy ở đâu

Chỗ nào huyễn thể sanh?

Chỗ nào huyễn thể diệt?

Atha kho selāya bhikkhuniyā etadahosi – ‘‘ko nu khvāyaṃ manusso vā amanusso vā gāthaṃ bhāsatī’’ti? Atha kho selāya bhikkhuniyā etadahosi – ‘‘māro kho ayaṃ pāpimā mama bhayaṃ chambhitattaṃ lomahaṃsaṃ uppādetukāmo samādhimhā cāvetukāmo gāthaṃ bhāsatī’’ti. Atha kho selā bhikkhunī ‘‘māro ayaṃ pāpimā’’ iti viditvā māraṃ pāpimantaṃ gāthāhi paccabhāsi –

‘‘Nayidaṃ attakataṃ bimbaṃ, nayidaṃ parakataṃ aghaṃ;

Hetuṃ paṭicca sambhūtaṃ, hetubhaṅgā nirujjhati.

‘‘Yathā aññataraṃ bījaṃ, khette vuttaṃ virūhati;

Pathavīrasañcāgamma, sinehañca tadūbhayaṃ.

‘‘Evaṃ khandhā ca dhātuyo, cha ca āyatanā ime;

Hetuṃ paṭicca sambhūtā, hetubhaṅgā nirujjhare’’ti.

Tỷ khưu ni Selā tự nghĩ: "Ai đã nói lên kệ ngôn này? Người hay phi nhân?"

Tỷ khưu ni Selā biết được: "Ðây là Ác ma muốn làm ta run sợ, hốt hoảng, kinh khiếp, rời xa thiền định", liền nói kệ ngôn:

‘‘Huyễn thể không tự tạo,

Khổ chẳng do người khác tạo,

Sanh khởi do nhân duyên,

Nhân diệt thời cũng diệt.

‘‘Như hạt giống gieo trồng,

Lớn lên trên thửa ruộng,

Nhờ vào đất mầu mỡ,

và độ ẩm của nước.

‘‘Cũng vậy uẩn và giới,

và cùng sáu xứ nầy,

Hiện khởi do nhân duyên,

Duyên diệt thời cũng diệt.

Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ selā bhikkhunī’’ti dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti.

Ác ma biết được: "Tỷ khưu ni Selā đã biết ta” phiền muộn và thất vọng biến mất ngay chỗ ấy.

‘‘Kenidaṃ pakataṃ bimbaṃ = Ai tạo huyễn thể nầy?

kvanu bimbassa kārako = Con Tạo ấy ở đâu

Kvanu bimbaṃ samuppannaṃ = Chỗ nào huyễn thể sanh?

kvanu bimbaṃ nirujjhatī’’ti = Chỗ nào huyễn thể diệt?

--

‘‘Nayidaṃ attakataṃ bimbaṃ = Huyễn thể không tự tạo

nayidaṃ parakataṃ aghaṃ = Khổ chẳng do người khác tạo

Hetuṃ paṭicca sambhūtaṃ = Sanh khởi do nhân duyên

hetubhaṅgā nirujjhati = Nhân diệt thời cũng diệt

‘‘Yathā aññataraṃ bījaṃ = Như hạt giống gieo trồng

khette vuttaṃ virūhati = trên thửa ruộng, lớn lên

Pathavīrasañcāgamma = Nhờ vào đất mầu mỡ

sinehañca tadūbhayaṃ = và độ ẩm của nước

‘‘Evaṃ khandhā ca dhātuyo = Cũng vậy uẩn và giới

cha ca āyatanā ime = và sáu xứ nầy

Hetuṃ paṭicca sambhūtā = Hiện khởi do nhân duyên

hetubhaṅgā nirujjhare’’ti = Duyên diệt thời cũng diệt theo

Theo Từ Điển Danh Từ Đặc Hữu Pāli thì Thánh ni Selā còn được gọi là Alavikā vì là công chúa con vua vua xứ Alavi. Ngài Bodhi thì cho rằng điều nầy có phần thiếu cơ sở và những kệ ngôn nầy không tìm thấy trong Trưởng Lão Ni Kệ.

Chữ bimba nguyên nghĩa là con rối, bù nhìn ở đây dịch là huyễn thể. Theo Sớ giải thì cả hai chữ huyễn thể (bimba) và hệ luỵ (agha) ở đây đều chỉ cho tự hữu (attabhava) hay sự tồn tại của mỗi chúng sanh.

Những triết gia và giáo thuyết thời Đức Phật tại thế thường có tranh luận về quan điểm “đau khổ do mình tạo (attakata) hay do người khác tạo (parakata). Quan niệm đau khổ “mình làm mình chịu” có nghĩa là người tạo quả và người gặt quả là một. Đây là quan điểm theo thường kiến. Ngược lại cái nhìn khổ do hoàn cảnh hay ngẫu nhiên không do nhân quả là quan điểm đoạn kiến.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

-ooOoo-

9. Selāsuttaṃ [Mūla]

170. Sāvatthinidānaṃ. Atha kho selā bhikkhunī pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā...pe... aññatarasmiṃ rukkhamūle divāvihāraṃ nisīdi. Atha kho māro pāpimā selāya bhikkhuniyā bhayaṃ chambhitattaṃ lomahaṃsaṃ uppādetukāmo...pe... selaṃ bhikkhuniṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Kenidaṃ pakataṃ bimbaṃ, kvanu [kvannu (sī. pī.), kvaci (syā. kaṃ. ka.)] bimbassa kārako; Kvanu bimbaṃ samuppannaṃ, kvanu bimbaṃ nirujjhatī’’ti.

Atha kho selāya bhikkhuniyā etadahosi – ‘‘ko nu khvāyaṃ manusso vā amanusso vā gāthaṃ bhāsatī’’ti? Atha kho selāya bhikkhuniyā etadahosi – ‘‘māro kho ayaṃ pāpimā mama bhayaṃ chambhitattaṃ lomahaṃsaṃ uppādetukāmo samādhimhā cāvetukāmo gāthaṃ bhāsatī’’ti. Atha kho selā bhikkhunī ‘‘māro ayaṃ pāpimā’’ iti viditvā māraṃ pāpimantaṃ gāthāhi paccabhāsi –

‘‘Nayidaṃ attakataṃ [nayidaṃ pakataṃ (syā. kaṃ.)] bimbaṃ, nayidaṃ parakataṃ [nayidaṃ pakataṃ (syā. kaṃ.)] aghaṃ;

Hetuṃ paṭicca sambhūtaṃ, hetubhaṅgā nirujjhati.

‘‘Yathā aññataraṃ bījaṃ, khette vuttaṃ virūhati;

Pathavīrasañcāgamma, sinehañca tadūbhayaṃ.

‘‘Evaṃ khandhā ca dhātuyo, cha ca āyatanā ime;

Hetuṃ paṭicca sambhūtā, hetubhaṅgā nirujjhare’’ti.

Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ selā bhikkhunī’’ti dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti.

9. Selāsuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

170. Navame kenidaṃ pakatanti kena idaṃ kataṃ. Bimbanti attabhāvaṃ sandhāya vadati. Aghanti dukkhapatiṭṭhānattā attabhāvameva vadati. Hetubhaṅgāti hetunirodhena paccayavekallena. Navamaṃ.

Ý kiến bạn đọc