Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | CON ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI - Kinh Đạo Hành (Paṭipadāsuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | CON ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI - Kinh Đạo Hành (Paṭipadāsuttaṃ)

Thứ bảy, 14/01/2023, 19:08 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 14.1.2023


CON ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI

Kinh Đạo Hành (Paṭipadāsuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (a) - Phẩm Phật Đà (S. ii, 2)

Nói đến tôn giáo người ta thường y cứ trên những luận điểm để phê phán chánh đạo hay tà đào. Đức Phật trong lời dạy thực tiễn đã đề cập đến tà đạo và chánh đạo trong ý nghĩa con đường đau khổ và con đường thoát khổ. Sống và hành trì thế nào mà khiến cho “sanh sự, sự sanh” đó là tà đạo. Ngược lại tu tập để cắt đứt tiếp nối chuổi dài hệ luỵ đó là chánh đạo. Chánh tà ở đây trong ý nghĩa rất riêng và rất sâu xa. Không phải giữa đạo nầy với đạo khác, pháp môn nầy với pháp môn khác mà từng khoảnh khắc phấn đấu tu tập của hành giả.

Trong cái nhìn khác, nếu đau khổ là đặc tính phổ quát của cuộc đời thì tất cả chúng sanh đều đang đi trên đường bế tắc vì không hiểu rõ duyên sinh dù đang xuôi ngược trên vạn nẻo đời như câu thơ: Thuyền ai ngược gió, ai xuôi gió, Coi lại cùng trong bể thảm thôi! (Bể thảm - Đoàn Như Khuê)

Sāvatthiyaṃ viharati ... pe ... “micchāpaṭipadañca vo, bhikkhave, desessāmi sammāpaṭipadañca. taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī”ti. “evaṃ bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. bhagavā etadavoca

Ngự ở Sāvatthi (Xá vệ).

-- Này chư tỳ khưu, Ta sẽ thuyết và phân tích về duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

-- Dạ thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các tỳ khưu, trả lời Đức Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:

‘‘Katamā ca, bhikkhave, micchāpaṭipadā? Avijjāpaccayā, bhikkhave, saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, micchāpaṭipadā.

-- Này chư tỳ khưu, thế nào là tà đạo? Với vô minh là duyên, hành sanh khởi; hành là duyên, thức sanh khởi; thức là duyên, danh sắc sanh khởi; danh sắc là duyên, lục nhập sanh khởi; lục nhập là duyên, xúc sanh khởi; xúc là duyên, thọ sanh khởi; thọ là duyên, ái sanh khởi; ái là duyên, thủ sanh khởi; thủ là duyên, hữu sanh khởi; hữu là duyên, sinh sanh khởi; sinh là duyên, già, chết, khổ, ưu, ai sanh khởi. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn tập khởi. Đây gọi là tà đạo.

‘‘Katamā ca, bhikkhave, sammāpaṭipadā? Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho; saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāpaṭipadā’’ti. Tatiyaṃ.

Này chư tỳ khưu, thế nào là chánh đạo? Do vô minh diệt hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sinh diệt. Do sinh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này diệt tận. Đây gọi là chánh đạo.

Chữ paṭipadā có nghĩa phương thức, sự thực hành để đạt đến mục đích nào đó. Dịch chính xác là đạo hành. Ở đây không phải là con đường để đi như chữ magga mà là phưong cách đi.

Trong bài kinh nầy Đức Phật dùng hai từ micchāpaṭipadā (đạo hành sai hay tà đạo) và sammāpaṭipadā (đạo hành đúng hay chánh đạo) trong ý nghĩa tế nhị của đời sống và sự tu tập theo Phật đạo chứ không theo ý nghĩa tà đạo hay chánh đạo theo cách nói tổng quát về tôn giáo hay tín ngưỡng thường tình.

Trên phương diện pháp hành thì hành giả tu tập thế nào mà giảm thiểu hay ngăn chận được sự tác động dây chuyền thí dụ không để thọ duyên ái hay ái duyên thủ hoặc thủ duyên hữu. Sự tu tập y cứ trên mười hai nhân duyên là một trong những điểm rất tế nhị của pháp hành.

Ở cách hiểu khác thì tất cả sở hành dẫn đến sự tập khởi của khổ đau đều là con đường sai lầm. Với tâm hướng cầu thoát khổ và tu tập diệt khổ là chánh đạo. Tà và chánh ở đây phải hiểu trong ý nghĩa phổ quát và thực tiễn vì mỗi chúng sanh trong đời đều giống nhau.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

3. Paṭipadāsuttaṃ

3. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘micchāpaṭipadañca vo, bhikkhave, desessāmi sammāpaṭipadañca.

Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evaṃ bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –

‘‘Katamā ca, bhikkhave, micchāpaṭipadā? Avijjāpaccayā, bhikkhave, saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, micchāpaṭipadā.

‘‘Katamā ca, bhikkhave, sammāpaṭipadā? Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho; saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāpaṭipadā’’ti. Tatiyaṃ.

3. Paṭipadāsuttavaṇṇanā

3. Tatiye micchāpaṭipadanti ayaṃ tāva aniyyānikapaṭipadā. Nanu ca avijjāpaccayā puññābhisaṅkhāropi atthi āneñjābhisaṅkhāropi, so kathaṃ micchāpaṭipadā hotīti. Vaṭṭasīsattā. Yañhi kiñci bhavattayasaṅkhātaṃ vaṭṭaṃ patthetvā pavattitaṃ, antamaso pañcābhiññā aṭṭha vā pana samāpattiyo, sabbaṃ taṃ vaṭṭapakkhiyaṃ vaṭṭasīsanti vaṭṭasīsattā micchāpaṭipadāva hoti. Yaṃ pana kiñci vivaṭṭaṃ nibbānaṃ patthetvā pavattitaṃ, antamaso uḷuṅkayāgumattadānampi paṇṇamuṭṭhidānamattampi, sabbaṃ taṃ vivaṭṭapakkhiyaṃ vivaṭṭanissitaṃ, vivaṭṭapakkhikattā sammāpaṭipadāva hoti. Appamattakampi hi paṇṇamuṭṭhimattadānakusalaṃ vā hotu mahantaṃ velāmadānādikusalaṃ vā, sace vaṭṭasampattiṃ patthetvā vaṭṭanissitavasena micchā ṭhapitaṃ hoti, vaṭṭameva āharituṃ sakkoti, no vivaṭṭaṃ. ‘‘Idaṃ me dānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotū’’ti evaṃ pana vivaṭṭaṃ patthentena vivaṭṭavasena sammā ṭhapitaṃ arahattampi paccekabodhiñāṇampi sabbaññutaññāṇampi dātuṃ sakkotiyeva, na arahattaṃ appatvā pariyosānaṃ gacchati. Iti anulomavasena micchāpaṭipadā, paṭilomavasena sammāpaṭipadā desitāti veditabbā. Nanu cettha paṭipadā pucchitā, nibbānaṃ bhājitaṃ, niyyātanepi paṭipadāva niyyātitā. Na ca nibbānassa paṭipadāti nāmaṃ, savipassanānaṃ pana catunnaṃ maggānametaṃ nāmaṃ, tasmā pucchāniyyātanehi padabhājanaṃ na sametīti. No na sameti, kasmā? Phalena paṭipadāya dassitattā. Phalena hettha paṭipadā dassitā. ‘‘Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho’’ti etaṃ nirodhasaṅkhātaṃ nibbānaṃ yassā paṭipadāya phalaṃ, ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāpaṭipadāti ayamettha attho. Imasmiñca atthe asesavirāganirodhāti ettha virāgo nirodhasseva vevacanaṃ, asesavirāgā asesanirodhāti ayañhettha adhippāyo. Yena vā virāgasaṅkhātena maggena asesanirodho hoti, taṃ dassetuṃ etaṃ padabhājanaṃ vuttaṃ. Evañhi sati sānubhāvā paṭipadā vibhattā hoti. Iti imasmimpi sutte vaṭṭavivaṭṭameva kathitanti. Tatiyaṃ.

Ý kiến bạn đọc