- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 3.9.2024
CÓ, KHÔNG TUỲ Ở GÓC NHÌN
Kinh Thẩm Định I (Paripucchitasuttaṃ) & Kinh Thẩm Định II (Dutiyaparipucchitasuttaṃ)
Tập III – Uẩn
Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần III-Phẩm Người Thuyết Pháp (S,iii,118 & 119)
Cái có, cái không đối với hành giả đôi khi trở nên vô cùng quan trọng. Không có cái nên chấp thủ hay có cái để buông xả tuy hai mà một, tuy một mà hai. Có những pháp trên lý luận triết lý thì hoàn toàn tương đồng, nhưng trên sự quán chiếu thực tại thì tâm thế rất khác. Đó là nguyên nhân sâu xa tại sao chỉ là sự sanh diệt của năm uẩn mà nhận thức thì trùng trùng. Đôi khi phủ định hay xác định chỉ là cách nói.
Kinh văn
Kinh Thẩm Định I
Nhân duyên ở Sāvatthī.
Này chư Tỳ khưu, các Thầy nghĩ thế nào, các Thầy có xem sắc “Đây là của ta, đây là ta, đây là tự ngã của ta” chăng?
Dạ không, bạch Đức Thế Tôn.
Tốt lắm. Này chư Tỳ khưu, các sắc nên được quán sát với chánh trí “Đây không phải là của ta, đây không phải là ta, đây không phải là tự ngã của ta”.
Các Thầy có xem thọ…
Các Thầy có xem tưởng…
Các Thầy có xem hành…
Các Thầy có xem thức “Đây là của ta, đây là ta, đây là tự ngã của ta” chăng?
Dạ không, bạch Đức Thế Tôn.
Tốt lắm. Này chư Tỳ khưu, các thức nên được quán sát với chánh trí “Đây không phải là của ta, đây không phải là ta, đây không phải là tự ngã của ta”.
Thấy như vậy… vị ấy hiểu rằng không còn trạng thái này nữa.
Kinh Thẩm Định II
Nhân duyên ở Sāvatthī.
Này chư Tỳ khưu, các Thầy nghĩ thế nào, các Thầy có xem sắc “Đây không phải là của ta, đây không phải là ta, đây không phải là tự ngã của ta” chăng?
Dạ có, bạch Đức Thế Tôn.
Tốt lắm. Này chư Tỳ khưu, các sắc nên được quán sát với chánh trí “Đây không phải là của ta, đây không phải là ta, đây không phải là tự ngã của ta”.
Các Thầy có xem thọ…
Các Thầy có xem tưởng…
Các Thầy có xem hành…
Các Thầy có xem thức “Đây không phải là của ta, đây không phải là ta, đây không phải là tự ngã của ta” chăng?
Dạ có, bạch Đức Thế Tôn.
Tốt lắm. Này chư Tỳ khưu, các thức nên được quán sát với chánh trí “Đây không phải là của ta, đây không phải là ta, đây không phải là tự ngã của ta”
Thấy như vậy… vị ấy hiểu rằng không còn trạng thái này nữa.
Chú thích
Chữ “paripucchita” có nghĩa là thẩm định, nghiên cứu, suy xét, điều tra.
Về ý nghĩa của hai bài kinh, trên phương diện pháp học, thì giống nhau. Nhưng trên phương diện pháp hành thì có khác biệt: bài kinh đầu là sự quán chiếu từ cái nhìn phủ định (không xem là…) và bài thứ hai nhìn theo cách xác định (được xem là…). Hai cách này được ứng dụng tuỳ theo căn tánh cũng như trình độ của hành giả (…)
Cả hai bài kinh này ghi lại những lời Phật dẫn dắt trực tiếp khi chư tăng hành trình. Phật ngôn nguyên thuỷ gồm từng phần một đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Khi kết tập để gọn và mau nhận ra ý nghĩa nên những phần giữa được lược qua.
Một lần nữa trong sự quán chiếu cần được phân rõ và thẩm định riêng lẽ từng uẩn một.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Dưới đây là chánh văn Pāli cùng với bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu
Sāvatthinidānaṃ.
“Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassathā”ti?
“No hetaṃ, bhante”.
Nhân duyên ở Sāvatthi.
—Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo? Các Ông có quán sắc: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
—Thưa không, bạch Thế Tôn.
“Sādhu, bhikkhave. Rūpaṃ, bhikkhave, ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassathā”ti?
“No hetaṃ, bhante”.
—Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.
… thọ … tưởng … các hành …
… các Ông có quán thức: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?
—Thưa không, bạch Thế Tôn.
“Sādhu, bhikkhave. Viññāṇaṃ, bhikkhave, ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ …pe…
evaṃ passaṃ …pe… nāparaṃ itthattāyāti pajānātī”ti.
—Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông phải như thật quán thức với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.
Do thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ: ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Sāvatthinidānaṃ.
“Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassathā”ti?
“Evaṃ, bhante”.
Nhân duyên ở Sāvatthi.
—Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Ông có quán sắc: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”?
—Thưa có, bạch Thế Tôn.
“Sādhu, bhikkhave. Rūpaṃ, bhikkhave, ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassathā”ti?
“Evaṃ, bhante”.
—Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải như thật quán sắc với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.
… thọ … tưởng … các hành …
… các Ông có quán thức: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”?
—Thưa có, bạch Thế Tôn.
“Sādhu, bhikkhave. Viññāṇaṃ, bhikkhave, ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ …
evaṃ …pe… nāparaṃ itthattāyāti pajānātī”ti.
—Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải như thật quán thức với chánh trí tuệ: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.
Do thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ: ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Sớ giải của hai bản kinh này giống như hai bài kinh trước vẫn là nói về “bờ mê” và “bến giác.