- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 10.12.2024
CHỨNG NHẬP TAM MUỘI ĐỊNH
Kinh Nội Giới Vô Thường (ajjhattāniccasuttaṃ)
Kinh Nội Giới Khổ Não (ajjhattadukkhasuttaṃ)
Kinh Nội Giới Vô Ngã (ajjhānattasuttaṃ)
Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Vô Thường (SN.35.1-3)
Sự nhận thức và ái chấp đối với cuộc đời bao gồm cả hai thế giới nội tại và ngoại tại. Cái gọi là thức ăn ngon không phải chỉ có thức ăn mà còn có lưỡi. Các căn sai biệt thì sự cảm nhận cũng khác. Không phải chỉ ngoại cảnh vô thường mà các căn cũng vô thường. Ngay trong những hiện tượng thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, suy nghĩ đã là sự tụ hội của nhiều nhân, nhiều duyên. Ai thấy được dòng chảy của vô thường sẽ thấy được tánh bất toàn và từ đó nhận ra vạn pháp vốn không nằm dưới chủ quyền nào.
Kinh văn
1. evaṃ me sutaṃ. ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi — “bhikkhavo”ti. “bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. bhagavā etadavoca —
“cakkhuṃ, bhikkhave, aniccaṃ. yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā. yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. sotaṃ aniccaṃ. yadaniccaṃ ... pe ... ghānaṃ aniccaṃ. yadaniccaṃ ... pe ... jivhā aniccā. yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā. yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. kāyo anicco. yadaniccaṃ ... pe ... mano anicco. yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā. yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako cakkhusmimpi nibbindati, sotasmimpi nibbindati, ghānasmimpi nibbindati, jivhāyapi nibbindati, kāyasmimpi nibbindati, manasmimpi nibbindati. nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti. paṭhamaṃ.
Kinh Nội Giới Là Vô Thường
Tôi được nghe như vầy.
Một thuở, Đức Thế Tôn ngự ở Sāvatthī, tại Kỳ Viên, ngôi già lam do ông Anāthapiṇḍika dâng cúng.
Tại đó, Đức Thế Tôn gọi các vị tỳ khưu: “Này chư Tỳ Khưu”
Các tỳ khưu trả lời: “Dạ, bạch Thế Tôn”
Đức Thế Tôn dạy như sau:
“Này chư Tỳ khưu, mắt là vô thường. Cái gì vô thường thì là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần được thấy thực tướng với chánh trí: “Đây chẳng phải của ta, chẳng phải là ta, chẳng phải tự ngã của ta”.
Tai là vô thường…
Mũi là vô thường…
Lưỡi là vô thường…
Thân là vô thường…
Ý là vô thường. Cái gì vô thường thì là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần được thấy thực tướng với chánh trí: “Đây chẳng phải của ta, chẳng phải là ta, chẳng phải tự ngã của ta”.
“Này chư Tỳ khưu, vị thánh đệ tử có học hiểu thấy được như vậy sanh tâm nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với tai, nhàm chán đối với mũi, nhàm chán đối với lưỡi, nhàm chán đối với thân, nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán vị ấy ly tham, do ly tham tâm được giải thoát. Khi tâm giải thoát, vị ấy biết “Đã giải thoát” và hiểu rằng: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Kinh Nội Giới là Khổ Não
2. “cakkhuṃ, bhikkhave, dukkhaṃ. yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. sotaṃ dukkhaṃ ... pe ... ghānaṃ dukkhaṃ... jivhā dukkhā... kāyo dukkho... mano dukkho. yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. evaṃ passaṃ ... pe ... nāparaṃ itthattāyāti pajānātī”ti. dutiyaṃ.
“Này chư Tỳ khưu, mắt là khổ não. Cái gì khổ não là vô ngã. Cái gì vô ngã cần được thấy thực tướng với chánh trí: “Đây chẳng phải của ta, chẳng phải là ta, chẳng phải tự ngã của ta”.
Tai là khổ não…
Mũi là khổ não…
Lưỡi là khổ não…
Thân là khổ não…
Ý là khổ não. Cái gì khổ não là vô ngã. Cái gì vô ngã cần được thấy thực tướng với chánh trí: “Đây chẳng phải của ta, chẳng phải là ta, chẳng phải tự ngã của ta”.
“Này chư Tỳ khưu, vị thánh đệ tử có học hiểu thấy được như vậy sanh tâm nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với tai, nhàm chán đối với mũi, nhàm chán đối với lưỡi, nhàm chán đối với thân, nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán vị ấy ly tham, do ly tham tâm được giải thoát. Khi tâm giải thoát, vị ấy biết “Đã giải thoát” và hiểu rằng: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Kinh Nội Giới là Vô Ngã
3. “cakkhuṃ, bhikkhave, anattā. yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. sotaṃ anattā ... pe ... ghānaṃ anattā... jivhā anattā... kāyo anattā... mano anattā. yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. evaṃ passaṃ ... pe ... nāparaṃ itthattāyāti pajānātī”ti. tatiyaṃ.
“Này chư Tỳ khưu, mắt là vô ngã. Cái gì vô ngã cần được thấy thực tướng với chánh trí: “Đây chẳng phải của ta, chẳng phải là ta, chẳng phải tự ngã của ta”.
Tai là vô ngã…
Mũi là vô ngã…
Lưỡi là vô ngã…
Thân là vô ngã…
Ý là vô ngã. Cái gì vô ngã cần được thấy thực tướng với chánh trí: “Đây chẳng phải của ta, chẳng phải là ta, chẳng phải tự ngã của ta”.
Chú Thích
Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý được gọi là sáu nội xứ. Đây là những yếu tố chủ quan của đời sống. Thí dụ các căn của chư thiên, nhân loại, bàng sanh nên nhận thức có sai biệt mặc dù cùng là mắt, tai, mũi, lưỡi…
Ba bài kinh này cho thấy sự quán chiếu ba thực tướng vô thường, khổ, vô ngã có thể liên đới “cái gì vô thường là khổ, cái gì khổ là vô ngã” mà cũng có thể được quán chiếu riêng biệt” các căn là vô thường, các căn là khổ não, các căn là vô ngã"
Tiến trình giải thoát: “vị thánh đệ tử có học hiểu thấy được như vậy sanh tâm nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với tai, nhàm chán đối với mũi, nhàm chán đối với lưỡi, nhàm chán đối với thân, nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán vị ấy ly tham, do ly tham tâm được giải thoát. Khi tâm giải thoát, vị ấy biết “Đã giải thoát” và hiểu rằng: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa” cũng được mô tả qua các “tuệ minh sát”
Sớ Giải
saḷāyatanavaggassa paṭhame cakkhunti dve cakkhūni — ñāṇacakkhu ceva maṃsacakkhu ca. tattha ñāṇacakkhu pañcavidhaṃ — buddhacakkhu, dhammacakkhu, samantacakkhu, dibbacakkhu, paññācakkhūti. tesu buddhacakkhu nāma āsayānusayañāṇañceva indriyaparopariyattañāṇañca, yaṃ — “buddhacakkhunā lokaṃ volokento”ti (mahāva. 9; ma. ni. 1.283; 2.338) āgataṃ. dhammacakkhu nāma heṭṭhimā tayo maggā tīṇi ca phalāni, yaṃ — “virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādī”ti (mahāva. 16; ma. ni. 2.395) āgataṃ. samantacakkhu nāma sabbaññutaññāṇaṃ, yaṃ — “pāsādamāruyha samantacakkhū”ti (mahāva. 8; ma. ni. 1.282; 2.338) āgataṃ. dibbacakkhu nāma ālokapharaṇena uppannaṃ ñāṇaṃ, yaṃ — “dibbena cakkhunā visuddhenā”ti (pārā. 13; ma. ni. 2.341) āgataṃ. paññācakkhu nāma catusaccaparicchedakañāṇaṃ, yaṃ — “cakkhuṃ udapādī”ti (sa. ni. 5.1081; mahāva. 15) āgataṃ. ♦ maṃsacakkhupi duvidhaṃ — sasambhāracakkhu, pasādacakkhūti. tesu yvāyaṃ akkhikūpake akkhipaṭalehi parivārito maṃsapiṇḍo, yattha catasso dhātuyo vaṇṇagandharasojā sambhavo jīvitaṃ bhāvo cakkhupasādo kāyapasādoti saṅkhepato terasa sambhārā honti. vitthārato pana catasso dhātuyo vaṇṇagandharasojā sambhavoti ime nava catusamuṭṭhānavasena chattiṃsa, jīvitaṃ bhāvo cakkhupasādo kāyapasādoti ime kammasamuṭṭhānā tāva cattāroti cattārīsa sambhārā honti. idaṃ sasambhāracakkhu nāma. yaṃ panettha setamaṇḍalaparicchinnena kaṇhamaṇḍalena parivārite diṭṭhimaṇḍale sanniviṭṭhaṃ rūpadassanasamatthaṃ pasādamattaṃ, idaṃ pasādacakkhu nāma. tassa tato paresañca sotādīnaṃ vitthārakathā visuddhimagge vuttāva. ♦ tattha yadidaṃ pasādacakkhu, taṃ gahetvā bhagavā — cakkhuṃ, bhikkhave, aniccantiādimāha. tattha — “catūhi kāraṇehi aniccaṃ udayabbayavantatāyā”tiādinā nayena vitthārakathā heṭṭhā pakāsitāyeva. sotampi pasādasotameva adhippetaṃ, tathā ghānajivhākāyā. manoti tebhūmakasammasanacāracittaṃ. iti idaṃ suttaṃ chasu ajjhattikāyatanesu tīṇi lakkhaṇāni dassetvā kathite bujjhanakānaṃ ajjhāsayena vuttaṃ.
Trong bài kinh đầu tiên của "Saḷāyatanavagga" có đề cập đến "mắt" (cakkhu), gồm hai loại:
"Nhục nhãn" (maṃsacakkhu)
"Tuệ nhãn" (ñāṇacakkhu).
(mắt trong bài kinh này là nhục nhãn)
"Tuệ nhãn" (ñāṇacakkhu) được chia thành năm loại:
1. Phật nhãn (buddhacakkhu): Trí biết rõ các khuynh hướng tâm lý (āsayānusayañāṇa) và trí biết các căn bậc thượng (indriyaparopariyattañāṇa). Điều này được nhắc đến trong câu: “Nhìn thế gian bằng Phật nhãn” (buddhacakkhunā lokaṃ volokento).
2. Pháp nhãn (dhammacakkhu): Là ba con đường (maggā) và ba quả vị (phala) thấp hơn, như được đề cập: “Pháp nhãn không còn ô nhiễm, đã sanh khởi” (virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādī).
3. Toàn tri nhãn (samantacakkhu): Là trí tuệ toàn tri (sabbaññutañāṇa), như được nói đến: “Nhìn bao quát từ lâu đài bằng toàn giác nhãn” (pāsādamāruyha samantacakkhū).
4. Thiên nhãn (dibbacakkhu): Trí tuệ phát sinh từ ánh sáng, như được nói đến: “Với thiên nhãn thuần tịnh” (dibbena cakkhunā visuddhenā).
5. Tuệ nhãn (paññācakkhu): Là trí tuệ phân biệt bốn chân lý (catusaccaparicchedakañāṇa), được nhắc đến: “Tuệ nhãn đã khởi sinh” (cakkhuṃ udapādī).
"Nhục nhãn" (maṃsacakkhu) cũng có hai loại:
8. Nhóm thần kinh nhãn (sasambhāracakkhu): Là khối thịt bao quanh bởi các lớp màng mắt. Thành phần gồm bốn đại (đất, nước, gió, lửa), cùng với sắc, hương, vị, dưỡng chất (ojā), sự sống (jīvita), trạng thái (bhāva), nhãn căn (cakkhupasāda) và thân căn (kāyapasāda). Tổng cộng là 13 yếu tố.
Khi phân tích chi tiết, bốn đại cùng với các yếu tố sắc, hương, vị, dưỡng chất tạo thành 36 yếu tố thuộc bốn nguyên nhân (catusamuṭṭhāna). Bốn yếu tố còn lại thuộc nghiệp (kammasamuṭṭhāna), tổng cộng là 40 yếu tố. Đây gọi là mắt có thành phần.
9. Thần kinh nhãn hy đồng tử mắt (pasādacakkhu): Là phần trong cùng của mắt, nằm trong quầng sáng trắng và viền đen, có khả năng nhìn thấy các hình sắc. Phần mô tả chi tiết về mắt này cùng với tai, mũi, lưỡi, thân và ý đã được giải thích trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga).
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
1.I. Vô Thường (1) Nội (S. iv.1)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika.
2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "-- Này các Tỷ-kheo" -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
-- Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
4) Tai là vô thường...
5) Mũi là vô thường...
6) Lưỡi là vô thường...
7) Thân là vô thường...
8) Ý là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với tai, nhàm chán đối với mũi, nhàm chán đối với lưỡi, nhàm chán đối với thân, nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
2.II. Khổ (1) Nội (S.iv,1)
1-2) ...
3) -- Mắt, này các Tỷ-kheo, là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
4-7) Tai là khổ... Mũi là khổ... Lưỡi là khổ... Thân là khổ....
8) Ý là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo... "... không còn trở lại trạng thái này nữa".
3.III. Vô Ngã (1) Nội (S.iv,2)
1-2) ...
3) -- Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
4-7) Tai là vô ngã... Mũi là vô ngã... Lưỡi là vô ngã... Thân là vô ngã...
8) Ý là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
9) Thấy vậy... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
Sớ Giải
saḷāyatanavaggassa paṭhame cakkhunti dve cakkhūni — ñāṇacakkhu ceva maṃsacakkhu ca. tattha ñāṇacakkhu pañcavidhaṃ — buddhacakkhu, dhammacakkhu, samantacakkhu, dibbacakkhu, paññācakkhūti. tesu buddhacakkhu nāma āsayānusayañāṇañceva indriyaparopariyattañāṇañca, yaṃ — “buddhacakkhunā lokaṃ volokento”ti (mahāva. 9; ma. ni. 1.283; 2.338) āgataṃ. dhammacakkhu nāma heṭṭhimā tayo maggā tīṇi ca phalāni, yaṃ — “virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādī”ti (mahāva. 16; ma. ni. 2.395) āgataṃ. samantacakkhu nāma sabbaññutaññāṇaṃ, yaṃ — “pāsādamāruyha samantacakkhū”ti (mahāva. 8; ma. ni. 1.282; 2.338) āgataṃ. dibbacakkhu nāma ālokapharaṇena uppannaṃ ñāṇaṃ, yaṃ — “dibbena cakkhunā visuddhenā”ti (pārā. 13; ma. ni. 2.341) āgataṃ. paññācakkhu nāma catusaccaparicchedakañāṇaṃ, yaṃ — “cakkhuṃ udapādī”ti (sa. ni. 5.1081; mahāva. 15) āgataṃ. ♦ maṃsacakkhupi duvidhaṃ — sasambhāracakkhu, pasādacakkhūti. tesu yvāyaṃ akkhikūpake akkhipaṭalehi parivārito maṃsapiṇḍo, yattha catasso dhātuyo vaṇṇagandharasojā sambhavo jīvitaṃ bhāvo cakkhupasādo kāyapasādoti saṅkhepato terasa sambhārā honti. vitthārato pana catasso dhātuyo vaṇṇagandharasojā sambhavoti ime nava catusamuṭṭhānavasena chattiṃsa, jīvitaṃ bhāvo cakkhupasādo kāyapasādoti ime kammasamuṭṭhānā tāva cattāroti cattārīsa sambhārā honti. idaṃ sasambhāracakkhu nāma. yaṃ panettha setamaṇḍalaparicchinnena kaṇhamaṇḍalena parivārite diṭṭhimaṇḍale sanniviṭṭhaṃ rūpadassanasamatthaṃ pasādamattaṃ, idaṃ pasādacakkhu nāma. tassa tato paresañca sotādīnaṃ vitthārakathā visuddhimagge vuttāva. ♦ tattha yadidaṃ pasādacakkhu, taṃ gahetvā bhagavā — cakkhuṃ, bhikkhave, aniccantiādimāha. tattha — “catūhi kāraṇehi aniccaṃ udayabbayavantatāyā”tiādinā nayena vitthārakathā heṭṭhā pakāsitāyeva. sotampi pasādasotameva adhippetaṃ, tathā ghānajivhākāyā. manoti tebhūmakasammasanacāracittaṃ. iti idaṃ suttaṃ chasu ajjhattikāyatanesu tīṇi lakkhaṇāni dassetvā kathite bujjhanakānaṃ ajjhāsayena vuttaṃ.
Trong bài kinh đầu tiên của "Saḷāyatanavagga" có đề cập đến "mắt" (cakkhu), gồm hai loại:
"Nhục nhãn" (maṃsacakkhu)
"Tuệ nhãn" (ñāṇacakkhu).
Trong đó, "Tuệ nhãn" (ñāṇacakkhu) được chia thành năm loại:
1. Phật nhãn (buddhacakkhu): Trí biết rõ các khuynh hướng tâm lý (āsayānusayañāṇa) và trí biết các căn bậc thượng (indriyaparopariyattañāṇa). Điều này được nhắc đến trong câu: “Nhìn thế gian bằng Phật nhãn” (buddhacakkhunā lokaṃ volokento).
2. Pháp nhãn (dhammacakkhu): Là ba con đường (maggā) và ba quả vị (phala) thấp hơn, như được đề cập: “Pháp nhãn không còn ô nhiễm, đã sanh khởi” (virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādī).
3. Toàn tri nhãn (samantacakkhu): Là trí tuệ toàn tri (sabbaññutañāṇa), như được nói đến: “Nhìn bao quát từ lâu đài bằng toàn giác nhãn” (pāsādamāruyha samantacakkhū).
4. Thiên nhãn (dibbacakkhu): Trí tuệ phát sinh từ ánh sáng, như được nói đến:“Với thiên nhãn thuần tịnh” (dibbena cakkhunā visuddhenā).
5. Tuệ nhãn (paññācakkhu): Là trí tuệ phân biệt bốn chân lý (catusaccaparicchedakañāṇa), được nhắc đến: “Tuệ nhãn đã khởi sinh” (cakkhuṃ udapādī).
"Nhục nhãn" (maṃsacakkhu) cũng có hai loại:
8. Mắt có thành phần (sasambhāracakkhu): Là khối thịt bao quanh bởi các lớp màng mắt. Thành phần gồm bốn đại (đất, nước, gió, lửa), cùng với sắc, hương, vị, dưỡng chất (ojā), sự sống (jīvita), trạng thái (bhāva), nhãn căn (cakkhupasāda) và thân căn (kāyapasāda). Tổng cộng là 13 yếu tố.
• Khi phân tích chi tiết, bốn đại cùng với các yếu tố sắc, hương, vị, dưỡng chất tạo thành 36 yếu tố thuộc bốn nguyên nhân (catusamuṭṭhāna). Bốn yếu tố còn lại thuộc nghiệp (kammasamuṭṭhāna), tổng cộng là 40 yếu tố. Đây gọi là mắt có thành phần.
9. Mắt thanh tịnh (pasādacakkhu): Là phần trong cùng của mắt, nằm trong quầng sáng trắng và viền đen, có khả năng nhìn thấy các hình sắc. Đây gọi là mắt thanh tịnh.
Phần mô tả chi tiết về mắt này cùng với tai, mũi, lưỡi, thân và ý đã được giải thích trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga).