- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 02.10.2024
CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG
Kinh Ānanda (Ānandasutta)
Tập III – Uẩn
Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần III-Phẩm Kiến (S,iii,159)
Liễu tri thực tại, đoạn tận chấp thủ, thành tựu tuệ giác là những công đoạn của hành trình giác ngộ giải thoát. Cho dù trên phương diện pháp học cũng như pháp hành, thì con đường này vẫn là lối đi muôn thuở của các bậc thánh giả. Mấy ai biết được những tư duy chân xác ở khơi nguồn giản dị, sau này dẫn tới đích điểm “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”?
Kinh văn
159. sāvatthinidānaṃ. atha kho āyasmā ānando yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā ... pe ... bhagavantaṃ etadavoca — “sādhu me, bhante, bhagavā saṃkhittena dhammaṃ desetu, yamahaṃ bhagavato dhammaṃ sutvā eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto vihareyyan”ti.
“taṃ kiṃ maññasi, ānanda, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti? “aniccaṃ, bhante”. “yaṃ panāniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti? “dukkhaṃ, bhante”. “yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ — ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti? “no hetaṃ, bhante”. “vedanā... saññā... saṅkhārā... viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti? “aniccaṃ, bhante”. “yaṃ panāniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti? “dukkhaṃ, bhante”. “yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ — ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti? “no hetaṃ, bhante” {no hetaṃ bhante. tasmātihānanda yaṃ kiñci rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ... pe ... daṭṭhabbaṃ. (sī. syā. kaṃ. pī.)} . “evaṃ passaṃ ... pe ... nāparaṃ itthattāyāti pajānātī”ti. dasamaṃ.154. Tại Sāvatthī.
Nhân duyên ở Sāvatthi.
Bấy giờ Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến... bạch Thế Tôn:
Bạch Thế Tôn! Thật lợi lạc thay cho con được Thế Tôn thuyết pháp cô đọng ngắn gọn. Sau khi nghe pháp, con sống độc cư thanh tịnh, tinh cần, nhiệt tâm, không huởn đãi.
“Này Ānanda, sắc là thường hay vô thường?”
"Là vô thường, bạch Thế Tôn."
"Cái gì vô thường, thì là khổ hay lạc?"
"Là khổ, bạch Thế Tôn."
“Đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến đổi, thời có nên quan niệm: ‘Đó là của ta, đó là ta, đó là tự ngã của ta chăng?’”
"Thưa không, bạch Thế Tôn."
"Thọ … tưởng ... hành ... thức là thường hay vô thường?"
"Là vô thường, bạch Thế Tôn."
"Cái gì vô thường, thì là khổ hay lạc?"
"Là khổ, bạch Thế Tôn."
"Đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến đổi, thời có nên quan niệm: ‘Đó là của ta, đó là ta, đó là tự ngã của ta chăng?’”
"Thưa không, bạch Thế Tôn."
“Thấy rõ như vậy ... vị ấy hiểu rằng không còn tiếp tục trạng thái này nữa.”
Chú thích
Tôn giả Ānanda, một khuôn mặt lớn và quan trọng trong hàng đệ tử ưu tú của Đức Phật. Cũng là người kết tập và kể lại những gì được ghi trong bài kinh này. Tôn giả xuất thân là hoàng tử dòng Thích Ca, là người cùng tuổi với Đức Phật. Xuất gia vào năm thứ hai sau khi Phật chuyển pháp luân. Thời gian đầu Tôn giả chứng sơ quả và dành phần lớn thì giờ tu học cá nhân. 25 năm cuối đời, Tôn giả trở thành thị giả chính thức của Đức Phật. Được xem là vị “thủ khố của giáo pháp”. Tôn giả chứng quả vô sanh ứng cúng trước khi diễn ra Đại Hội Kết Tập Kinh Điển, ba tháng sau khi Đức Thế Tôn viên tịch.
Theo Sớ giải, thì Đức Phật dạy cho Tôn giả Ānanda bài kinh này như gieo trồng hạt giống lành cho sự đại ngộ xảy ra rất lâu sau này. Vì lúc ấy, Đức Thế Tôn biết rõ tôn giả chưa tới thời điểm thành tựu những quả chứng cao hơn. Tôn giả thỉnh Phật dạy cho thiền án chỉ vì nhận thấy sự tu tập và quả chứng của những tỳ khưu khác.
Do đại duyên là thị giả chính thức của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác, tôn giả Ānanda chỉ là bậc thánh sơ quả trong suốt thời gian dài làm thị giả chính thức của bậc Đạo Sư. Thời gian này, ngoài vai trò của một thị giả Phật, ngài chuyên sâu về pháp học hơn là pháp hành.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Dưới đây là bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu
X. Ananda (S.iii,187)
2) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến... bạch Thế Tôn:
3) -- Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, để sau khi nghe pháp, con sống một mình an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
4) -- Ông nghĩ thế nào, này Ananda, sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
5-8) -- Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
9) Do thấy vậy... vị ấy biết rõ... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
dasame upasaṅkamīti aññe bhikkhū pañcakkhandhakammaṭṭhānaṃ kathāpetvā yuñjitvā ghaṭetvā arahattaṃ patvā satthu santike aññaṃ byākaronte disvā “ahampi pañcakkhandhakammaṭṭhānaṃ kathāpetvā yuñjanto ghaṭento, arahattaṃ patvā aññaṃ byākarissāmī”ti cintetvā upasaṅkami. satthā pana attano dharamānakāle therassa uparimaggattayavajjhānaṃ kilesānaṃ pahānaṃ apassantopi “imassa cittaṃ gaṇhissāmī”ti kathesi. tassāpi ekaṃ dve vāre manasi katvāva buddhupaṭṭhānavelā jātāti gantabbaṃ hoti. itissa cittaṃ sampahaṃsamāno vimuttiparipācanīyadhammova so kammaṭṭhānānuyogo jātoti. dasamaṃ.
Kinh thứ mười (trong phẩm). Ngài (Tôn giả Ānanda) đi đến Đức Phật sau khi đã thấy các vị tỳ khưu khác giảng dạy về đề mục tu tập liên quan đến năm uẩn (pañcakkhandha) và chứng đắc A la hán. Sau khi quan sát những vị tỳ khưu khác đạt được sự giải thoát và tuyên bố chứng ngộ trước Đức Phật, ngài nghĩ: "Ta cũng sẽ chuyên tâm vào việc thực hành và giảng dạy đề mục về năm uẩn, đạt đến A-la-hán và tuyên bố sự chứng ngộ của ta."
Sau đó, ngài đến gặp Đức Phật. Tuy nhiên, trong thời gian Đức Phật trụ thế, Ngài thấy rằng đệ tử này chưa đến lúc đoạn trừ được các phiền não ngăn cản ba quả cao hơn (Tư Đà Hàm, A Na Hàm, và A-la-hán), nhưng Ngài nghĩ: "Ta sẽ tiếp nhận tâm của người này." Vì thế, Đức Phật đã giảng dạy. Sau khi ngài chuyên chú suy ngẫm một hoặc hai lần, thì đến thời điểm ngài trở thành thị giả của Đức Phật.
Sau này, nhờ sự hân hoan trong tâm, kết hợp nhân duyên đủ chín muồi cho sự giải thoát, ngài đã hoàn tất việc tu tập.