Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | CHỈ LÀ GIẢ HỢP THÌ CHẤP NGÃ LÀM GÌ? - Kinh Không Phải Của Các Con (Natumhasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | CHỈ LÀ GIẢ HỢP THÌ CHẤP NGÃ LÀM GÌ? - Kinh Không Phải Của Các Con (Natumhasuttaṃ)

Thứ tư, 15/03/2023, 17:18 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 15.3.2022


Kinh Vô Minh Là Duyên II

(Dutiyaavijjāpaccaya suttaṃ)

Bài kinh nầy lời và ý gần giống như bài kinh trước ngoại trừ chi tiết là không có một tỳ khưu nêu lên câu hỏi mà chính Đức Phật tự nêu câu hỏi và dạy đó là vấn đề không thích hợp để hỏi về duyên khởi.


CHỈ LÀ GIẢ HỢP THÌ CHẤP NGÃ LÀM GÌ?

Kinh Không Phải Của Các Con (Natumhasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (b) - Phẩm Kalārakhattiya (S. ii, 64)

Cổ nhân có nói ví von cuộc đời như là cuộc chợ. Người mua kẻ bán, bày biện, tương tác chỉ là một phiên chợ không phải là chuyện ăn đời ở kiếp. Nếu chỉ là nhất thời tụ tán, có đến có đi thì không nên nặng lòng “đó là của ta, là ta, là tự ngã của ta”. Bớt chấp thủ thì khổ đau. Quá nặng lòng thì tự mình nghiệt ngã. Người thật sự hiểu lời Phật dạy thấy cái gì vô thường là vô thường. Khi thấy thế giới hiện tượng không thuộc về ai cả thì mọi tranh chấp, vui buồn, thị phi đều được an tịnh.

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘nāyaṃ, bhikkhave, kāyo tumhākaṃ napi aññesaṃ. Purāṇamidaṃ, bhikkhave, kammaṃ abhisaṅkhataṃ abhisañcetayitaṃ vedaniyaṃ daṭṭhabbaṃ’’.

Ngự tại Sāvatthī...

-- Này chư Tỳ Khưu, thân thể này không phải của các Thầy cũng không phải của người khác. Thân nầy nên được xem do nghiệp quá khứ, tác thành định hình bởi tư niệm, là thứ chịu cảm thọ.

‘‘Tatra kho, bhikkhave, sutavā ariyasāvako paṭiccasamuppādaññeva sādhukaṃ yoniso manasi karoti – ‘iti imasmiṃ sati idaṃ hoti, imassuppādā idaṃ uppajjati; imasmiṃ asati idaṃ na hoti, imassa nirodhā idaṃ nirujjhati, yadidaṃ – avijjāpaccayā saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho; saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’’ti. Sattamaṃ.

-- Này chư Tỳ Khưu, ở đây vị thánh đệ tử có học hiểu khéo chân chánh suy nghiệm định lý duyên khởi như sau:

"Khi cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này sanh khởi, cái kia sanh khởi. Cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này diệt, cái kia diệt." Tức là do duyên vô minh có các hành. Do duyên hành có thức... như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... như vậy là sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này.

Chú Thích

Đọc thật kỹ Phật ngôn trong Tam Tạng thì vấn đề chính yếu của người có chánh kiến hay người tu tập không phải là “cái gì là chân ngã” mà chính là sự xa lìa và đoạn tận ngã chấp đối với hiện tượng sanh diệt. Càng giảm thiểu ngã chấp thì càng bớt khổ luỵ.

Phật ngôn: “Purāṇamidaṃ, bhikkhave, kammaṃ abhisaṅkhataṃ abhisañcetayitaṃ vedaniyaṃ daṭṭhabbaṃ - thân nầy nên được xem do nghiệp quá khứ, tác thành định hình bởi tư niệm, là thứ chịu cảm thọ” được dịch y cứ trên lý giải từ Sớ giải và hậu sớ giải. Thân nầy không phải là nghiệp quá khứ mà chính do nghiệp quá khứ (purāṇam idaṃ kammaṃ) tác thành. Được kết cấu với nhiều duyên (abhisaṅkhata). Định hình bởi tư niệm hay chủ tâm tạo tác (abhisañcetayita). Là cơ sở cho cảm thọ (vedaniya). Bản Anh ngữ của Ngài Bodhi dịch là It is old kamma, to be seen as generated and fashioned byvolition, as something to be felt.

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu: “Thân nầy phải được xem là do hành động, do sắp đặt, do sự cố ý, do sự cảm thọ trong quá khứ” mang ý nghĩa là do cảm thọ và tư niệm trong quá khứ trong lúc bản Sớ giải trong bài kinh sắp tới về câu Phật ngôn tương tự (ở phân đoạn 35:146) ghi rõ là “nghiệp quá khứ với tư niệm định hình nên thân xác hiện tại vốn là phần của danh sắc, trên cơ sở hiện hữu nầy của danh sắc có lục nhập, rồi duyên cho xúc, xúc duyên cho cảm thọ. Như vậy cảm thọ ở đây không được xem là thuộc quá khứ.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

7. Natumhasuttaṃ

37. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘nāyaṃ, bhikkhave, kāyo tumhākaṃ napi aññesaṃ. Purāṇamidaṃ, bhikkhave, kammaṃ abhisaṅkhataṃ abhisañcetayitaṃ vedaniyaṃ daṭṭhabbaṃ’’.

‘‘Tatra kho, bhikkhave, sutavā ariyasāvako paṭiccasamuppādaññeva sādhukaṃ yoniso manasi karoti – ‘iti imasmiṃ sati idaṃ hoti, imassuppādā idaṃ uppajjati; imasmiṃ asati idaṃ na hoti, imassa nirodhā idaṃ nirujjhati, yadidaṃ – avijjāpaccayā saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho; saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’’ti. Sattamaṃ.

7. Natumhasuttavaṇṇanā

37. Sattame na tumhākanti attani hi sati attaniyaṃ nāma hoti. Attāyeva ca natthi, tasmā ‘‘na tumhāka’’nti āha. Napi aññesanti añño nāma paresaṃ attā, tasmiṃ sati aññesaṃ nāma siyā, sopi natthi, tasmā ‘‘napi aññesa’’nti āha. Purāṇamidaṃ, bhikkhave, kammanti nayidaṃ purāṇakammameva, purāṇakammanibbatto panesa kāyo, tasmā paccayavohārena evaṃ vutto. Abhisaṅkhatantiādi kammavohārasseva vasena purimaliṅgasabhāgatāya vuttaṃ, ayaṃ panettha attho – abhisaṅkhatanti paccayehi katoti daṭṭhabbo. Abhisañcetayitanti cetanāvatthuko cetanāmūlakoti daṭṭhabbo. Vedaniyanti vedaniyavatthūti daṭṭhabbo. Sattamaṃ.

Ý kiến bạn đọc