- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 30.10.2024
CHỈ CÓ CHỨNG ĐẮC CHỨ KHÔNG CÓ NGƯỜI ĐẮC CHỨNG
Những bài kinh trong Phẩm Sāriputta- SN. 28.1 tới SN. 28.9
Tập III – Uẩn
Chương VII. Tương Ưng Sāriputta – Phẩm Sāriputta (S,iii,312 - 320)
Cái gì nắm được mà buông được là tự tại. Chặng đường đến được rồi rời đi được là tiến bộ. Tất cả những vướng vấp chỉ do chấp thủ tạo thành. Đây có lẽ là điểm tế nhị nhất trong cuộc sống khi sự thành tựu trở thành gánh nặng vương mang. Và chính điều này nói lên giá trị của sự dung thông chỉ và quán. Chính tâm định do “samatha” mang lại tạo nên sự an lập của nội tâm, trong lúc cái nhìn của tuệ quán “vipassana” giúp vượt thoát sự vướng vấp, bám chấp. Tuy hai mà một, tuy một mà hai.
Kinh văn
Kinh Sanh Ra Từ Độc Cư
332. ekaṃ samayaṃ āyasmā sāriputto sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. atha kho āyasmā sāriputto pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṃ piṇḍāya pāvisi. sāvatthiyaṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto yena andhavanaṃ tenupasaṅkami divāvihārāya. andhavanaṃ ajjhogāhetvā aññatarasmiṃ rukkhamūle divāvihāraṃ nisīdi.
atha kho āyasmā sāriputto sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yena jetavanaṃ anāthapiṇḍikassa ārāmo tenupasaṅkami. addasā kho āyasmā ānando āyasmantaṃ sāriputtaṃ dūratova āgacchantaṃ. disvāna āyasmantaṃ sāriputtaṃ etadavoca — “vippasannāni kho te, āvuso sāriputta, indriyāni; parisuddho mukhavaṇṇo pariyodāto. katamenāyasmā sāriputto ajja vihārena vihāsī”ti?
“idhāhaṃ, āvuso, vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharāmi. tassa mayhaṃ, āvuso, na evaṃ hoti — ‘ahaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ samāpajjāmī’ti vā ‘ahaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ samāpanno’ti vā ‘ahaṃ paṭhamā jhānā vuṭṭhito’ti vā”ti. “tathā hi panāyasmato sāriputtassa dīgharattaṃ ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā susamūhatā. tasmā āyasmato sāriputtassa na evaṃ hoti — ‘ahaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ samāpajjāmī’ti vā ‘ahaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ samāpanno’ti vā ‘ahaṃ paṭhamā jhānā vuṭṭhito’ti vā”ti. paṭhamaṃ.
Một thuở, Tôn giả Sāriputta trú ở Sāvatthī, tại Kỳ Viên, ngôi già lam do Anāthapiṇḍika dâng cúng…
Rồi vào buổi sáng, Tôn giả Sāriputta mặc y và mang bát vào thành Sāvatthī để khất thực. Khi đã đi khất thực ở Sāvatthī và trở về sau chuyến đi, sau khi dùng bữa xong, Ngài đi đến Rừng Người Mù để nghỉ ngơi trong ngày. Sau khi vào Rừng Người Mù, Ngài ngồi xuống dưới gốc cây để an trú trong ngày.
Rồi vào buổi chiều, Tôn giả Sāriputta rời khỏi chỗ tĩnh lặng và quay về khu rừng của ông Jeta, công viên của Anāthapiṇḍika. Tôn giả Ānanda thấy Tôn giả Sāriputta từ xa đi đến, liền nói với Ngài: “Này Hiền giả Sāriputta, các căn của Hiền giả thật thanh tịnh, sắc diện của bạn tươi sáng và tinh anh. Vậy Tôn giả Sāriputta đã an trú vào gì suốt cả ngày?”
“Này Hiền giả, ở đây tôi đã nhập và trú trong sơ thiền, với tầm và tứ, một trạng thái hỷ lạc thanh tịnh do ly dục sanh, tách biệt khỏi các trạng thái bất thiện. Và này hiền giả, tôi không nghĩ rằng, ‘Tôi đang đạt đến sơ thiền,’ hay ‘Tôi đã đạt đến sơ thiền,’ hoặc ‘Tôi vừa xuất ra khỏi sơ thiền.’”
“Bởi vì sự chấp ngã, chấp ngã sở và mạn tiềm miên đã được Tôn giả Sāriputta nhổ bỏ hoàn toàn từ lâu, nên những ý nghĩ ấy đã không nảy sinh trong tâm Ngài.”
Tám bài kinh tiếp theo từ SN. 28.1 tới SN. 28.9 có nội dung tương tự như trên, chỉ khác về thiền chứng nên gom lại thành một bài giảng và sử dụng bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
Tương Ưng Sàriputta
-ooOoo-
I. Lý (S.iii,235)
1) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).
2) Rồi Tôn giả Sàriputta vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực.
3-4) Ði khất thực xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực về, Tôn giả đi đến Andhavana để nghỉ trưa. Sau khi đi vào rừng Andha, Tôn giả đến ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây.
5) Rồi Tôn giả Sàriputta vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến Jetavana, vườn ông Anàthapindika.
6) Tôn giả Ananda thấy Tôn giả Sàariputta từ xa đi đến; sau khi thấy, liền nói với Tôn giả Sàriputta:
-- Hiền giả Sàriputta, các căn của Hiền giả lắng dịu, sắc mặt được thanh tịnh, trong sáng. Hôm nay, Hiền giả an trú với sự an trú nào?
7) -- Ở đây, này Hiền giả, ly dục, ly pháp bất thiện, tôi chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Này Hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ: "Tôi đang chứng nhập Thiền thứ nhất", hay "Tôi đã chứng nhập Thiền thứ nhất", hay "Tôi đã ra khỏi Thiền thứ nhất".
8) -- Như vậy chắc chắn Hiền giả trong một thời gian dài, đã khéo nhổ tận gốc các tùy miên ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn. Do vậy, Tôn giả Sàriputta không khởi lên ý nghĩ: "Tôi đang chứng nhập Thiền thứ nhất", hay "Tôi đã chứng nhập Thiền thứ nhất", hay "Tôi đã ra khỏi Thiền thứ nhất".
II. Không Tầm
1-5) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi...
6) Tôn giả Ananda thấy Tôn giả Sàriputta từ xa đi đến; sau khi thấy, liền nói với Tôn giả Sàriputta:
-- Hiền giả Sàriputta, các căn của Hiền giả lắng dịu, sắc mặt được thanh tịnh, trong sáng. Hôm nay Hiền giả an trú với sự an trú nào?
7) -- Ở đây, này Hiền giả, làm cho lắng dịu tầm và tứ, tôi chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm. Tôi không có khởi lên ý nghĩ: "Tôi đang chứng nhập Thiền thứ hai", hay "Tôi đã chứng nhập Thiền thứ hai", hay "Tôi đã ra khỏi Thiền thứ hai".
8) -- Như vậy, chắc chắn Hiền giả trong một thời gian dài, đã khéo nhổ tận gốc các tùy miên ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn. Do vậy, Tôn giả Sàriputta không khởi lên ý nghĩ: "Tôi đang chứng nhập Thiền thứ hai", hay "Tôi đã chứng nhập Thiền thứ hai", hay "Tôi đã ra khỏi Thiền thứ hai".
III. Hỷ
1-5) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Savatthi...
6) Tôn giả Ananda thấy Tôn giả Sàriputta từ xa đi đến; sau khi thấy, liền nói với Tôn giả Sàriputta:
-- Hiền giả Sàriputta, các căn của Hiền giả lắng dịu, sắc mặt được thanh tịnh, trong sáng. Hôm nay Hiền giả an trú với sự an trú nào?
7-8) -- Ở đây, này Hiền giả, ly hỷ và trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là: "Xả niệm lạc trú", tôi chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Này Hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ: "Tôi đang chứng nhập Thiền thứ ba", hay "Tôi đã chứng nhập Thiền thứ ba", hay "Tôi đã ra khỏi Thiền thứ ba".
-- Như vậy, chắc chắn Hiền giả trong một thời gian... hay "Tôi đã ra khỏi Thiền thứ ba".
IV. Xả
1-5) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi...
6) Tôn giả Ananda thấy Tôn giả Sàriputta từ xa đi đến... với sự an trú nào?
7) -- Ở đây, này Hiền giả, xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, tôi chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ: "Tôi đang chứng nhập Thiền thứ tư", hay "Tôi đã chứng nhập Thiền thứ tư", hay "Tôi đã ra khỏi Thiền thứ tư".
8) -- Như vậy, chắc chắn Hiền giả... hay "Tôi đã ra khỏi Thiền thứ tư".
V. Không Vô Biên Xứ
1-6) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi...
... Tôn giả Ananda thấy... với sự an trú nào?
7-8) -- Ở đây, này Hiền giả, vượt lên hoàn toàn sắc tưởng, đoạn diệt hữu đối tưởng, không tác ý các dị tưởng, với ý nghĩ: "Hư không là vô biên", tôi chứng đạt và an trú Không vô biên xứ. Này Hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ... hay "Tôi đã ra khỏi Không vô biên xứ".
-- Như vậy, chắc chắn Hiền giả... "Tôi đã ra khỏi Không vô biên xứ".
VI. Thức Vô Biên Xứ
1-6) Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi...
... Tôn giả Ananda thấy... với sự an trú nào?
7-8) -- Ở đây, này Hiền giả, vượt qua hoàn toàn Không vô biên xứ, với ý nghĩ: "Thức là vô biên", tôi chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ... hay "... đã ra khỏi Thức vô biên xứ".
VII. Vô Sở Hữu Xứ
1-6) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi.
... Tôn giả Ananda thấy... với sự an trú nào?
7-8) -- Ở đây, này Hiền giả, vượt qua hoàn toàn Thức vô biên xứ, với ý nghĩ: "Không có vật gì", tôi chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ... hay "... đã ra khỏi Vô sở hữu xứ".
VIII. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ
1-6) Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi.
... Tôn giả Ananda thấy... với sự an trú nào?
7-8) -- Ở đây, này Hiền giả, vượt qua hoàn toàn Vô sở hữu xứ, tôi chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ... hay "... đã ra khỏi Phi tưởng phi phi tưởng xứ".
IX. Diệt Tận Ðịnh (Tạp 18, Ðại 2, 131) (S.iii,238)
1-6) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Sàvatthi...
... Tôn giả Ananda thấy... với sự an trú nào?
7-8) -- Ở đây, này Hiền giả, vượt qua hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tôi chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định. Nhưng này Hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ: "Tôi đang chứng nhập Diệt thọ tưởng định", hay " Tôi đã chứng nhập Diệt thọ tưởng định", hay "Tôi đã ra khỏi Diệt thọ tưởng định".
-- Như vậy, chắc chắn Hiền giả trong một thời gian dài đã khéo nhổ tận gốc các tùy miên ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn. Do vậy Tôn giả Sàriputta không khởi lên ý nghĩ: "Tôi đang chứng nhập Diệt thọ tưởng định", hay "Tôi đã chứng nhập Diệt thọ tưởng định", hay "Tôi đã ra khỏi Diệt thọ tưởng định".
Chú Thích
Tên kinh Vivekaja có nghĩa là “sanh ra từ độc cư” chỉ cho một người trong trạng thái thân tâm thanh tịnh vì vừa rời khỏi cảnh giới của thiền tịnh độc cư. Không hiểu vì sao bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu dịch là “Lý” (có lẽ do sơ xuất khi đưa văn bản vào vi tính.)
Câu “nhập và trú trong sơ thiền, với tầm và tứ, một trạng thái hỷ lạc thanh tịnh do ly dục sanh, tách biệt khỏi các trạng thái bất thiện” là một cách mô tả cổ điển chứ ở đây không có nghĩa là tôn giả Sāriputta còn các trạng thái bất thiện trong tâm.
Chứng nhập một trạng thái thiền là thành tựu của chỉ (samatha) trong lúc khả năng không chấp thủ đối với những gì chứng đạt thuộc tuệ giác của quán (vipassana). Tôn giả Sāriputta được Đức Phật tán thán là vị thiện xảo trong sự hồi quán đối với những gì chứng đạt bằng cái nhìn vô sở chấp.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Sớ Giải Các Bài Kinh Từ Kinh SN. 26.1 tới SN. 26.11
322-331. kilesasaṃyutte cittasseso upakkilesoti kataracittassa? catubhūmakacittassa. tebhūmakacittassa tāva hotu, lokuttarassa kathaṃ upakkileso hotīti? uppattinivāraṇato. so hi tassa uppajjituṃ appadānena upakkilesoti veditabbo. nekkhammaninnanti navalokuttaradhammaninnaṃ. cittanti samathavipassanācittaṃ. abhiññā sacchikaraṇīyesu dhammesūti paccavekkhaṇañāṇena abhijānitvā sacchikātabbesu chaḷabhiññādhammesu, ekaṃ dhammaṃ vā gaṇhantena nekkhammanti gahetabbaṃ. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
Không có Sớ Giải riêng cho phẩm này.