- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 25.11.2023
CHẤP THỦ TIỀM ẨN
Kinh Tuỳ Miên (Anusayasuttaṃ)
Tập II – Thiên Nhân Duyên
Chương VII. Tương Ưng Rāhula – Phẩm Thứ Hai (S,ii,252)
Sự chấp thủ liên quan tới tà kiến, ái dục và kiêu mạn, mang cả hai mặt từ rất thô thiển đến vô cùng tế nhị. Những câu nói “tôi là Phật tử, đây là đạo của tôi; đây chính là tôi” có thể là những biểu hiện của chấp thủ vô cùng vi tế, mà bản thân khó nhận ra. Vấn đề của chấp thủ là chỉ nắm bắt một hiện tướng, mà không thấy được sự hiện hữu của tất cả chúng sanh là dòng chảy của vô số hiện tượng sanh diệt tiếp nối. Thậm chí, chúng sanh có thể “dứt áo” với cái thô mà bám vào cái tế; không vướng vấp với hiện tại mà nuôi ảo vọng về tương lai; không chấp thủ cái bên ngoài mà thủ chấp cái thuộc nội tại. Phải thấy tất cả hiện tượng giới dù vật chất hay tâm thức; dù sắc hay thọ, tưởng, hành, thức; dù quá, hiện, vị lai đều có cùng bản chất thay đổi, bất toàn và tụ tán, do nhiều duyên không nằm trong một chủ quyền. Thấy cái đồng thể tánh đó, giúp đoạn diệt tất cả chấp thủ tiềm tàng, vốn là điều mà chỉ có tuệ giác của bậc vô sanh ứng cúng mới chứng ngộ.
Kinh văn
Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho āyasmā rāhulo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā rāhulo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘kathaṃ nu kho, bhante, jānato kathaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī’’ti? ‘‘Yaṃ kiñci, rāhula, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Yā kāci vedanā...pe... yā kāci saññā... ye keci saṅkhārā... yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Evaṃ kho, rāhula, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī’’ti.
... Ngự tại Sāvatthi.
Bấy giờ Tôn giả Rāhula đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Tôn giả Rāhula bạch Đức Thế Tôn:
-- Bạch Đức Thế Tôn, biết thế nào, thấy thế nào đối với thân cùng tâm thức và tất cả tướng bên ngoài thì không tạo ngã kiến, không tạo ngã sở kiến, không tạo ngã mạn tùy miên?
-- Này Rāhula, đối với bất cứ sắc nào dù quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô hay tế, hạ liệt hay thù thắng, xa hay gần, nhận biết với chánh trí đối với các sắc ấy: "Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta" đối với bất cứ thọ nào... đối với bất cứ tưởng nào... đối với bất cứ hành nào... đối với bất cứ thức nào dù quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô hay tế, hạ liệt hay thù thắng, xa hay gần, nhận biết với chánh trí đối với các sắc ấy: "Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta".
Này Rāhula, do biết như vậy, do thấy như vậy, đối với thân cùng tâm thức và tất cả tướng bên ngoài thì không tạo ngã kiến, không tạo ngã sở kiến, không tạo ngã mạn tùy miên
Chú Thích
Theo Sớ Giải thì cụm từ “imasmiṃ saviññāṇake kāye – thân này cùng với tâm thức chỉ cho tự thân có tri giác. Cụm từ “bahiddhā ca sabbanimittes - tất cả tướng bên ngoài” chỉ cho chúng sanh khác và những vật thể vô tri giác (như một bức tranh hay pho tượng).
Ý niệm tạo nên “cái tôi” là kiến chấp; ý niệm tạo nên “cái của tôi” là ái chấp; ý niệm tạo nên “cái tôi là” là mạn tùy miên (Ahaṅkāramamaṅkāramānānusayāti ahaṃkāradiṭṭhi ca mamaṃkārataṇhā ca mānānusayā ca). Nói cách khác chấp thủ “đây là tự ngã của tôi” là kiến chấp; “đây là của tôi” là ái chấp; và “đây là tôi” là mạn chấp.
Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch
11. Anusayasuttaṃ
200. Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho āyasmā rāhulo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā rāhulo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘kathaṃ nu kho, bhante, jānato kathaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī’’ti? ‘‘Yaṃ kiñci, rāhula, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Yā kāci vedanā...pe... yā kāci saññā... ye keci saṅkhārā... yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Evaṃ kho, rāhula, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānānusayā na hontī’’ti. Ekādasamaṃ.
11. Anusayasuttavaṇṇanā
200. Ekādasame imasmiñca saviññāṇake kāyeti attano saviññāṇakakāyaṃ dasseti, bahiddhā cāti parassa saviññāṇakaṃ vā aviññāṇakaṃ vā. Purimena vā attano ca parassa ca viññāṇameva dasseti, pacchimena bahiddhā anindriyabaddharūpaṃ. Ahaṅkāramamaṅkāramānānusayāti ahaṃkāradiṭṭhi ca mamaṃkārataṇhā ca mānānusayā ca. Na hontīti ete kilesā kathaṃ jānantassa etesu vatthūsu na hontīti pucchati. Sammappaññāya passatīti saha vipassanāya maggapaññāya suṭṭhu passati. Ekādasamaṃ.