Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || CHẤP THỦ SAI LẠC LÀ CỘI NGUỒN CỦA BẤT AN - Kinh Chấp Thủ Và Âu Lo II (Dutiyaṃ Upādāparitassanāsuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || CHẤP THỦ SAI LẠC LÀ CỘI NGUỒN CỦA BẤT AN - Kinh Chấp Thủ Và Âu Lo II (Dutiyaṃ Upādāparitassanāsuttaṃ)

Thứ tư, 21/02/2024, 17:45 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 21.2.2024

CHẤP THỦ SAI LẠC LÀ CỘI NGUỒN CỦA BẤT AN

Kinh Chấp Thủ Và Âu Lo II (Dutiyaṃ Upādāparitassanāsuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Nakulapitā (S,iii,8)

Hạnh phúc trong ý nghĩa chân thực là sự an nhiên trước những biến động của cuộc sống. Sự an nhiên đến từ sự hiểu biết sự việc theo bản chất thật. Sự đòi hỏi, mong cầu sự việc khác hơn sự thật là nguyên nhân chính của đau khổ. Sự đòi hỏi là cái nhìn sai lạc mà cũng là tập tính nhiều đời của chúng sanh. Những ai thường quán sát sự sanh diệt của vật chất và tâm thức, sẽ dần dà chấp nhận bản chất tự nhiên của vô thường, nhờ như vậy, đạt được tâm thái an nhiên.

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

“Upādāparitassanañca vo, bhikkhave, desessāmi anupādāaparitassanañca. Taṃ suṇātha …pe… kathañca, bhikkhave, upādāparitassanā hoti? Idha, bhikkhave, assutavā puthujjano rūpaṃ ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati. Tassa taṃ rūpaṃ vipariṇamati aññathā hoti. Tassa rūpavipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Vedanaṃ etaṃ mama …pe… saññaṃ etaṃ mama … saṅkhāre etaṃ mama … viññāṇaṃ ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati. Tassa taṃ viññāṇaṃ vipariṇamati aññathā hoti. Tassa viññāṇavipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Evaṃ kho, bhikkhave, upādāparitassanā hoti.

Nhân duyên ở Sāvatthi …

—Này chư Tỳ Khưu, Ta sẽ giảng cho các Thầy về sự chấp thủ và bất an; sự không chấp thủ và an nhiên. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.

Này chư Tỳ Khưu, thế nào là sự chấp thủ và bất an? Này chư Tỳ Khưu, ở đây kẻ phàm phu không hiểu biết, xem sắc: “Ðây là của ta, đây là ta, đây là tự ngã của ta”. Rồi sắc thay đổi và biến hoại. Khi sắc thay đổi và biến hoại, khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, ai.

… xem thọ …

… xem tưởng …

… xem hành …

… xem thức: “Ðây là của ta, đây là ta, đây là tự ngã của ta”. Rồi thức thay đổi và biến hoại. Khi thức thay đổi và biến hoại, khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, ai.

Này chư Tỳ Khưu, như vậy là sự chấp thủ và bất an.

Kathañca, bhikkhave, anupādāaparitassanā hoti? Idha, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati. Tassa taṃ rūpaṃ vipariṇamati aññathā hoti. Tassa rūpavipariṇāmaññathābhāvā nuppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Vedanaṃ netaṃ mama … saññaṃ netaṃ mama … saṅkhāre netaṃ mama … viññāṇaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati. Tassa taṃ viññāṇaṃ vipariṇamati aññathā hoti. Tassa viññāṇavipariṇāmaññathābhāvā nuppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Evaṃ kho, bhikkhave, anupādāaparitassanā hotī”ti.

Này chư Tỳ Khưu, thế nào là không chấp thủ và an nhiên? Này chư Tỳ Khưu, ở đây vị thánh đệ tử không xem sắc: “Ðây là của ta, đây là ta, đây là tự ngã của ta”. Rồi sắc thay đổi và biến hoại. Khi sắc thay đổi và biến hoại, không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, ai.

… không xem thọ …

… không xem tưởng …

… không xem hành …

… không xem thức: “Ðây là của ta, đây là ta, đây là tự ngã của ta”. Rồi thức thay đổi và biến hoại. Khi thức thay đổi và biến hoại, không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, ai.

Này chư Tỳ Khưu, như vậy là không chấp thủ và an nhiên.

Chú Thích

Theo Sớ Giải, thì mặc dù Phật ngôn trong bài kinh này. Như đề cập trong chú thích bài kinh trước, nói về ba “nắm giữ (gāha)”: “đây là của ta” (etam mama) thuộc ái chấp; “đây là ta” (eso ’ham asmi), thuộc mạn chấp; và “đây là tự ngã của ta” (eso me attā), thuộc kiến chấp. Ba chấp thủ này là nguồn cội của bất an.

Thân kiến được xem là tà kiến hay kiến chấp, vốn bàng bạc bao trùm cuộc sống, trong lúc ba sự thủ chấp kể trên được xem là cái nhìn đối với từng trường hợp hay sự việc. Chính cái nhìn như vậy tạo nên sự bất an.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

8. Dutiyaupādāparitassanāsuttaṃ

8. Sāvatthinidānaṃ.

“Upādāparitassanañca vo, bhikkhave, desessāmi anupādāaparitassanañca. Taṃ suṇātha …pe… kathañca, bhikkhave, upādāparitassanā hoti? Idha, bhikkhave, assutavā puthujjano rūpaṃ ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati. Tassa taṃ rūpaṃ vipariṇamati aññathā hoti. Tassa rūpavipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Vedanaṃ etaṃ mama …pe… saññaṃ etaṃ mama … saṅkhāre etaṃ mama … viññāṇaṃ ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati. Tassa taṃ viññāṇaṃ vipariṇamati aññathā hoti. Tassa viññāṇavipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Evaṃ kho, bhikkhave, upādāparitassanā hoti.

Kathañca, bhikkhave, anupādāaparitassanā hoti? Idha, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati. Tassa taṃ rūpaṃ vipariṇamati aññathā hoti. Tassa rūpavipariṇāmaññathābhāvā nuppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Vedanaṃ netaṃ mama … saññaṃ netaṃ mama … saṅkhāre netaṃ mama … viññāṇaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti samanupassati. Tassa taṃ viññāṇaṃ vipariṇamati aññathā hoti. Tassa viññāṇavipariṇāmaññathābhāvā nuppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. Evaṃ kho, bhikkhave, anupādāaparitassanā hotī”ti.

Aṭṭhamaṃ.

Ý kiến bạn đọc