Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ CÁT ÁI TỪ SỞ THÂN _ Kinh Triền Phược (Bandhanasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ CÁT ÁI TỪ SỞ THÂN _ Kinh Triền Phược (Bandhanasuttaṃ)

Thứ bảy, 18/12/2021, 15:49 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 18.12.2021


CÁT ÁI TỪ SỞ THÂN

Kinh Triền Phược (Bandhanasuttaṃ)

(CHƯƠNG III. TƯƠNG ƯNG KOSALA, PHẨM THỨ NHẤT) (S.i, 76)

Không phải chỉ có tù nhân mang gông cùm xiềng xích mới bị cột trói. Trong cái nhìn tinh tế hơn tất cả chúng sanh trong cõi trầm luân đều bị ràng buộc bởi kiết phược. Ngay cả triền phược vô hình vô tướng lại bền chặt hơn những dây cột trói bình thường. Bài kinh nầy Đức Phật dạy chúng ta nên nhìn thật sâu với ý thức minh mẫn để hiểu tại sao từ vô lượng kiếp chúng ta vẫn nằm trong vòng cương toả của ma chướng. Hiểu được nầy là lãnh hội được ý nghĩa cao đẹp của sự giác ngộ giải thoát.


Bản dịch của HT Thích Minh Châu Bản hiệu đính

Tena kho pana samayena raññā pasenadinā kosalena mahājanakāyo bandhāpito hoti, appekacce rajjūhi appekacce andūhi appekacce saṅkhalikāhi.

Lúc bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala đang bắt trói một số đông người. Một số người bị trói bằng dây, một số người bị trói bằng dây chuyền, một số người bị trói bằng kềm kẹp.

Atha kho sambahulā bhikkhū pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṃ piṇḍāya pavisiṃsu. Sāvatthiyaṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkantā yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu.

Rồi một số đông Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm bát, đi vào Sàvatthi để khất thực. Ði khất thực xong, sau bữa ăn, trên con đường khất thực trở về, họ đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ –

Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

‘‘idha, bhante, raññā pasenadinā kosalena mahājanakāyo bandhāpito, appekacce rajjūhi appekacce andūhi appekacce saṅkhalikāhī’’ti.

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, vua Pasenadi nước Kosala bắt trói một số đông người. Một số người bị trói bằng dây, một số người bị trói bằng dây chuyền, một số người bị trói bằng kềm kẹp.

Atha kho bhagavā etamatthaṃ viditvā tāyaṃ velāyaṃ imā gāthāyo abhāsi –

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy nói lên bài kệ:

‘‘Na taṃ daḷhaṃ bandhanamāhu dhīrā,

Yadāyasaṃ dārujaṃ pabbajañca;

Sārattarattā maṇikuṇḍalesu,

Puttesu dāresu ca yā apekkhā.

‘‘Etaṃ daḷhaṃ bandhanamāhu dhīrā,

Ohārinaṃ sithilaṃ duppamuñcaṃ;

Etampi chetvāna paribbajanti,

Anapekkhino kāmasukhaṃ pahāyā’’ti.

Bậc có trí nói rằng,

Trói vậy không vững chắc,

Trói bằng sắt, dây gai,

Kềm kẹp bằng gỗ mộc;

Ðam mê các dục lạc,

Với châu báu, trang sức,

Và tâm tư tưởng vọng,

Hướng về con, về vợ.

Bậc có trí nói rằng

Trói vậy thật vững chắc.

Dầu trói buộc trì xuống,

Tế nhị và khó thoát,

Các vị chơn xuất gia,

Cắt đứt chúng làm đôi,

Không ước vọng mong cầu,

Từ bỏ mọi dục lạc.

Bậc thiện trí nói rằng,

Cột trói bằng xiềng xích,

Dây gai hay cùm gong,

Thấy vậy không bền chặt,

Nếu so với trói buộc.

Bậc trí gọi bền chắc:

Mê bạc vàng trang sức,

Dính mắc với vợ con,

Mãi đeo mang, sa đoạ,

Rất khó để giải thoát.

Xuất gia cắt đoạn chúng,

Không vương, không dục vọng.


Na taṃ daḷhaṃ bandhanamāhu dhīrā

Bậc trí nói những xiềng xích ấy chưa bền chắc

Yadāyasaṃ dārujaṃ pabbajañca

đó là những thứ được làm bằng sắt, gỗ, dây thừng.

Sārattarattā maṇikuṇḍalesu

như những thứ trang sức vàng bạc

Puttesu dāresu ca yā apekkhā

vương mang đối với vợ và con

Etaṃ daḷhaṃ bandhanamāhu dhīrā

Bậc trí nói đó là những xiềng xích rắn chắc

Ohārinaṃ sithilaṃ duppamuñcaṃ

hiến sa đoạ, dai dẳng, khó thoát

Etampi chetvāna paribbajanti

sau khi cắt đoạn những thứ ấy, họ xuất gia

Anapekkhino kāmasukhaṃ pahāyā’’ti

không vấn vương, đoạn tận mọi dục lạc

Theo Sớ giải thì ba từ ngữ ohārinaṃ, sithilaṃ, duppamuñcaṃ mang ba ý nghĩa đặc biệt:

Ohārina – đọa lạc – là pháp dẫn vào khổ cảnh.

Sithila – đeo dai dẳng – là sự cột trói mà đi đâu cũng phải mang theo

Duppamuñca – khó thoát – rất khó vượt khỏi vòng cương toả ngoại trừ với tuệ giác siêu thế.

Những trang sức bằng quý kim, quý thạch tạo nên hai ràng buộc: tư hữu ngã sở và tự mãn ngã chấp.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Hiệu đính và biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

10. Bandhanasuttaṃ [Mūla]

121. Tena kho pana samayena raññā pasenadinā kosalena mahājanakāyo bandhāpito hoti, appekacce rajjūhi appekacce andūhi appekacce saṅkhalikāhi.

Atha kho sambahulā bhikkhū pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṃ piṇḍāya pavisiṃsu. Sāvatthiyaṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkantā yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ – ‘‘idha, bhante, raññā pasenadinā kosalena mahājanakāyo bandhāpito, appekacce rajjūhi appekacce andūhi appekacce saṅkhalikāhī’’ti.

Atha kho bhagavā etamatthaṃ viditvā tāyaṃ velāyaṃ imā gāthāyo abhāsi –

‘‘Na taṃ daḷhaṃ bandhanamāhu dhīrā,

Yadāyasaṃ dārujaṃ pabbajañca;

Sārattarattā maṇikuṇḍalesu,

Puttesu dāresu ca yā apekkhā.

‘‘Etaṃ daḷhaṃ bandhanamāhu dhīrā,

Ohārinaṃ sithilaṃ duppamuñcaṃ;

Etampi chetvāna paribbajanti,

Anapekkhino kāmasukhaṃ pahāyā’’ti.

10. Bandhanasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

121. Dasame idha, bhante, raññāti idaṃ te bhikkhū tesu manussesu ānandattherassa sukatakāraṇaṃ ārocentā ārocesuṃ. Rañño kira sakkena kusarājassa dinno aṭṭhavaṅko maṇi paveṇiyā āgato. Rājā alaṅkaraṇakāle taṃ maṇiṃ āharathāti āha. Manussā ‘‘ṭhapitaṭṭhāne na passāmā’’ti ārocesuṃ. Rājā antogharacārino ‘‘maṇiṃ pariyesitvā dethā’’ti bandhāpesi. Ānandatthero te disvā maṇipaṭisāmakānaṃ ekaṃ upāyaṃ ācikkhi. Te rañño ārocesuṃ. Rājā ‘‘paṇḍito thero, therassa vacanaṃ karothā’’ti. Paṭisāmakamanussā rājaṅgaṇe udakacāṭiṃ ṭhapetvā sāṇiyā parikkhipāpetvā te manusse āhaṃsu – ‘‘sāṭakaṃ pārupitvā ettha gantvā hatthaṃ otārethā’’ti. Maṇicoro cintesi – ‘‘rājabhaṇḍaṃ vissajjetuṃ vā valañjetuṃ vā na sakkā’’ti. So gehaṃ gantvā maṇiṃ upakacchake ṭhapetvā sāṭakaṃ pārupitvā āgamma udakacāṭiyaṃ pakkhipitvā pakkāmi. Mahājane paṭikkante rājamanussā cāṭiyaṃ hatthaṃ otāretvā maṇiṃ disvā āharitvā rañño adaṃsu. ‘‘Ānandattherena kira dassitanayena maṇi diṭṭho’’ti mahājano kolāhalaṃ akāsi. Te bhikkhū taṃ kāraṇaṃ tathāgatassa ārocentā imaṃ pavattiṃ ārocesuṃ. Satthā – ‘‘anacchariyaṃ, bhikkhave, yaṃ ānando manussānaṃ hatthāruḷhamaṇiṃ āharāpeyya, yattha pubbe paṇḍitā attano ñāṇe ṭhatvā ahetukapaṭisandhiyaṃ nibbattānaṃ tiracchānagatānampi hatthāruḷhaṃ bhaṇḍaṃ āharāpetvā rañño adaṃsū’’ti vatvā –

‘‘Ukkaṭṭhe sūramicchanti, mantīsu akutūhalaṃ;

Piyañca annapānamhi, atthe jāte ca paṇḍita’’nti. (jā. 1.1.92) –

Mahāsārajātakaṃ kathesi.

Na taṃ daḷhanti taṃ bandhanaṃ thiranti na kathenti. Yadāyasanti yaṃ āyasā kataṃ. Sārattarattāti suṭṭhu rattarattā, sārattena vā rattā sārattarattā, sāraṃ idanti maññanāya rattāti attho. Apekkhāti ālayo nikanti. Āhūti kathenti. Ohārinanti catūsu apāyesu ākaḍḍhanakaṃ. Sithilanti na āyasādibandhanaṃ viya iriyāpathaṃ nivāretvā ṭhitaṃ. Tena hi bandhanena baddhā paradesampi gacchantiyeva. Duppamuñcanti aññatra lokuttarañāṇena muñcituṃ asakkuṇeyyanti. Dasamaṃ.

Ý kiến bạn đọc