Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || CÀNG CÓ NHIỀU CÀNG LO SỢ - Kinh Sư Tử (Sīhasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || CÀNG CÓ NHIỀU CÀNG LO SỢ - Kinh Sư Tử (Sīhasuttaṃ)

Thứ bảy, 29/06/2024, 10:21 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 26.6.2024

Kinh Chư Vị Ứng Cúng II (Dutiya-arahantasuttaṃ) (S,iii,77) có nội dung giống như Kinh Chư Vị Ứng Cúng (Arahantasuttaṃ) (S,iii,76) chỉ khác là không có các kệ ngôn ở đoạn cuối.

CÀNG CÓ NHIỀU CÀNG LO SỢ

Kinh Sư Tử (Sīhasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Nuốt Chửng (S,iii,78)

Chư thiên với thọ mạng lâu dài, dung sắc thù thắng, hưởng thụ thiên lạc thường nặng chấp ngã, nên kinh sợ khi được nghe Phật dạy về bản chất vô thường, khổ não, vô ngã của thế gian. Điều này cũng có nghĩa là trong cuộc đời, người càng có nhiều sức khoẻ, của cải, thành công, hạnh phúc thì càng dị ứng hay lo sợ với những lời dạy về bản chất vô thường. Người lắm tiền nhiều của thường bận tâm nhiều để làm sao cuộc sống được mãi an ổn và trường cửu. Trớ trêu thay, sự tự tại thật sự chỉ đến khi người ta có cái nhìn chân xác về bản chất đổi thay biến hoại.

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ.

“Sīho, bhikkhave, migarājā sāyanhasamayaṃ āsayā nikkhamati; āsayā nikkhamitvā vijambhati; vijambhitvā samantā catuddisā anuviloketi; samantā catuddisā anuviloketvā tikkhattuṃ sīhanādaṃ nadati; tikkhattuṃ sīhanādaṃ naditvā gocarāya pakkamati. Ye hi keci, bhikkhave, tiracchānagatā pāṇā sīhassa migarañño nadato saddaṃ suṇanti; yebhuyyena bhayaṃ saṃvegaṃ santāsaṃ āpajjanti; bilaṃ bilāsayā pavisanti; dakaṃ dakāsayā pavisanti; vanaṃ vanāsayā pavisanti; ākāsaṃ pakkhino bhajanti. Yepi te, bhikkhave, rañño nāgā gāmanigamarājadhānīsu, daḷhehi varattehi baddhā, tepi tāni bandhanāni sañchinditvā sampadāletvā bhītā muttakarīsaṃ cajamānā, yena vā tena vā palāyanti. Evaṃ mahiddhiko kho, bhikkhave, sīho migarājā tiracchānagatānaṃ pāṇānaṃ, evaṃ mahesakkho, evaṃ mahānubhāvo.

Nhân duyên ở Sāvatthi …

--Này chư Tỳ khưu, sư tử -vua của các dã thú- rời khỏi hang vào buổi chiều. Khi ra ngoài, nó duỗi thân mình và nhìn quanh bốn phương rồi cất tiếng rống ba lần. Sau khi cất tiếng rống, sư tử đi săn mồi. Khi sư tử -vua của các dã thú- cất tiếng rống thì số lớn loài vật kinh hãi, run sợ, khiếp đảm. Loài vật sống trong hang chui vào hang; sống dưới nước lặn xuống nước; sống trong rừng rậm tìm vào rừng; chim muông bay lên trời. Ngay cả những con voi lớn trong làng mạc, thị trấn đang cột vào các cây cọc, cũng có thể tung vãi phân và nước tiểu vì sợ và vụt chạy làm đứt dây cột.

Này chư Tỳ khưu, như vậy sư tử -vua của các dã thú- có uy dũng, có hùng lực, có tầm cở.

Evameva kho, bhikkhave, yadā tathāgato loke uppajjati arahaṃ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṃ buddho bhagavā. So dhammaṃ deseti: ‘iti rūpaṃ, iti rūpassa samudayo, iti rūpassa atthaṅgamo; iti vedanā … iti saññā … iti saṅkhārā … iti viññāṇaṃ, iti viññāṇassa samudayo, iti viññāṇassa atthaṅgamo’ti.

Này chư Tỳ khưu, tương tự như vậy, khi Như Lai xuất hiện ở đời là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự Thiên Nhơn Sư, Phật Đà, Thế Tôn. Vị ấy thuyết pháp: Ðây là sắc. Ðây là sắc tập khởi. Ðây là sắc đoạn diệt. Ðây là con đường đưa đến sắc đoạn diệt. Ðây là thọ … Ðây là tưởng … Ðây là các hành … Ðây là thức. Ðây là thức tập khởi. Ðây là thức đoạn diệt. Ðây là con đường đưa đến thức đoạn diệt.

Yepi te, bhikkhave, devā dīghāyukā vaṇṇavanto sukhabahulā uccesu vimānesu ciraṭṭhitikā tepi tathāgatassa dhammadesanaṃ sutvā yebhuyyena bhayaṃ saṃvegaṃ santāsaṃ āpajjanti: ‘aniccāva kira, bho, mayaṃ samānā niccamhāti amaññimha. Addhuvāva kira, bho, mayaṃ samānā dhuvamhāti amaññimha. Asassatāva kira, bho, mayaṃ samānā sassatamhāti amaññimha. Mayampi kira, bho, aniccā addhuvā asassatā sakkāyapariyāpannā’ti. Evaṃ mahiddhiko kho, bhikkhave, tathāgato sadevakassa lokassa, evaṃ mahesakkho, evaṃ mahānubhāvo”ti.

Này chư Tỳ khưu, có những thiên nhân trường thọ, hảo tướng, hạnh phúc sống trong các thiên cung nghe Như Lai thuyết pháp trở nên kinh hãi, run sợ, khiếp đảm. Họ nghĩ: “Hỡi chư Tôn giả, hình như chúng ta là vô thường mà cứ nghĩ mình trường tồn; chúng ta dao động mà nghĩ rằng mình an lập; chúng ta không bất diệt mà nghĩ mình vĩnh hằng”. Này chư Tỳ khưu, Như Lai xuất hiện ở đời với thiên chúng quả thật có có uy dũng, có hùng lực, có tầm cở.

Idamavoca bhagavā …pe… etadavoca satthā:

Đức Thế Tôn thuyết như vậy. Đấng Thiện Thệ - bậc Ðạo Sư - lại nói thêm:

“Yadā buddho abhiññāya,

dhammacakkaṃ pavattayi;

Sadevakassa lokassa,

satthā appaṭipuggalo.

Khi Phật chuyển Pháp Luân

Với thắng trí thù diệu

Bậc Đạo Sư vô song

Giữa thế giới nhân thiên.

Sakkāyañca nirodhañca,

sakkāyassa ca sambhavaṃ;

Ariyañcaṭṭhaṅgikaṃ maggaṃ,

dukkhūpasamagāminaṃ.

Sự đoạn diệt thân kiến

Và cội nguồn thân kiến

Thánh đạo tám chi phần

Dẫn đến sự diệt khổ

Yepi dīghāyukā devā,

vaṇṇavanto yasassino;

Bhītā santāsamāpāduṃ,

sīhassevitare migā.

Những thiên nhân trường thọ

hảo tướng cùng danh xưng

cũng sợ hãi, khiếp đảm

Như muông thú (trong rừng)

Khi nghe sư tử hống.

Avītivattā sakkāyaṃ,

aniccā kira bho mayaṃ;

Sutvā arahato vākyaṃ,

vippamuttassa tādino”ti.

“Ta chưa thoát thân kiến

Ta vốn không trường cữu”

Được nghe Bậc Ứng Cúng

Bậc Giải Thoát dạy vậy

Chú Thích

Bài kinh này có bản Sớ giải đi sâu vào nhiều chi tiết. Ở đây chỉ tóm tắt một số điểm chính.

Trước hết là sự cân phân các chi tiết của sư tử từ lúc rời hang, duỗi thân mình, quan sát chung quanh, rồi cất tiếng rống là dụ ngôn cho sự xuất hiện của Như Lai ở đời, chuyển vận Pháp Luân và sự kinh hãi của chư thiên có thọ mạng lâu dài khi nghe tứ diệu đế.

Sư tử hống hay tiếng rống sư tử, thường được đề cập trong văn học Phạm ngữ với ý nghĩa tích cực, tiêu biểu cho oai phong, uy dũng. Trong lúc trong văn hoá Trung Hoa mang cả hai ý nghĩa tích cực và tiêu cực. Do ảnh hưởng của Phật giáo, hệ Hán Tạng cũng đặc biệt nói nhiều về sư tử hống như là tiếng nói vô sở uý.

Bản Sớ Giải cũng nói về hai thứ sợ hãi: một của phàm tình (cittutrāsabhaya), hai là của tuệ minh sát (ñānabhaya) như hoạn hoạ trí, yếm ố trí … (upatthānañāna…) Nói cách khác là có một thứ kinh cảm do bản năng và một thứ do tu tập.

Chữ “deva” ở đây chỉ chung cho chư thiên dục giới và phạm thiên cõi sắc giới.

Bản Sớ Giải cũng nói về sự kinh sợ của chư thiên trường thọ chỉ là “phần đông (yebhuyyena)” vì các thánh đệ tử Phật do có hiểu biết nên không có kinh sợ như vậy.

Chữ “Sakkāya” ở đây bao gồm cả ba ái chấp, mạn chấp, kiến chấp đối với năm uẩn “là của ta, là ta, là tự ngã của ta” chứ không phải chỉ là tà kiến như thân kiến trong mười kiết sử.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Sớ giải Kinh Sīhasuttaṃ

78. chaṭṭhe sīhoti cattāro sīhā — tiṇasīho, kāḷasīho, paṇḍusīho, kesarasīhoti. tesu tiṇasīho kapotavaṇṇagāvisadiso tiṇabhakkho ca hoti. kāḷasīho kāḷagāvisadiso tiṇabhakkhoyeva. paṇḍusīho paṇḍupalāsavaṇṇagāvisadiso maṃsabhakkho. kesarasīho lākhārasaparikammakateneva mukhena agganaṅguṭṭhena catūhi ca pādapariyantehi samannāgato, matthakatopissa paṭṭhāya lākhātūlikāya katvā viya tisso rājiyo piṭṭhimajjhena gantvā antarasatthimhi dakkhiṇāvattā hutvā ṭhitā, khandhe panassa satasahassagghanikakambalaparikkhepo viya kesarabhāro hoti, avasesaṭṭhānaṃ parisuddhaṃ sālipiṭṭhasaṅkhacuṇṇapicuvaṇṇaṃ hoti. imesu catūsu sīhesu ayaṃ kesarasīho idha adhippeto.

♦ migarājāti migagaṇassa rājā. āsayāti vasanaṭṭhānato suvaṇṇaguhato vā rajatamaṇiphalikamanosilāguhato vā nikkhamatīti vuttaṃ hoti. nikkhamamāno panesa catūhi kāraṇehi nikkhamati andhakārapīḷito vā ālokatthāya, uccārapassāvapīḷito vā tesaṃ vissajjanatthāya, jighacchāpīḷito vā gocaratthāya, sambhavapīḷito vā assaddhammapaṭisevanatthāya. idha pana gocaratthāya nikkhantoti adhippeto.

♦ vijambhatīti suvaṇṇatale vā rajatamaṇiphalikamanosilātalānaṃ vā aññatarasmiṃ dve pacchimapāde samaṃ patiṭṭhāpetvā purimapāde purato pasāretvā sarīrassa pacchābhāgaṃ ākaḍḍhitvā purimabhāgaṃ abhiharitvā piṭṭhiṃ nāmetvā gīvaṃ ukkhipitvā asanisaddaṃ karonto viya nāsapuṭāni pothetvā sarīralaggaṃ rajaṃ vidhunanto vijambhati. vijambhanabhūmiyañca pana taruṇavacchako viya aparāparaṃ javati. javato panassa sarīraṃ andhakāre paribbhamantaṃ alātaṃ viya khāyati.

♦ anuviloketīti kasmā anuviloketi? parānuddayatāya. tasmiṃ kira sīhanādaṃ nadante papātāvāṭādīsu visamaṭṭhānesu carantā hatthigokaṇṇamahiṃsādayo pāṇā papātepi āvāṭepi patanti, tesaṃ anuddayāya anuviloketi. kiṃ panassa luddakammassa paramaṃsakhādino anuddayā nāma atthīti? āma atthi. tathā hesa “kiṃ me bahūhi ghātitehī”ti? attano gocaratthāyapi khuddake pāṇe na gaṇhāti, evaṃ anuddayaṃ karoti. vuttampicetaṃ — “māhaṃ kho khuddake pāṇe visamagate saṅghātaṃ āpādesin”ti (a. ni. 10.21).

♦ sīhanādaṃ nadatīti tikkhattuṃ tāva abhītanādaṃ nadati. evañca panassa vijambhanabhūmiyaṃ ṭhatvā nadantassa saddo samantā tiyojanapadesaṃ ekaninnādaṃ karoti, tamassa ninnādaṃ sutvā tiyojanabbhantaragatā dvipadacatuppadagaṇā yathāṭhāne ṭhātuṃ na sakkonti. gocarāya pakkamatīti āhāratthāya gacchati. kathaṃ? so hi vijambhanabhūmiyaṃ ṭhatvā dakkhiṇato vā vāmato vā uppatanto usabhamattaṃ ṭhānaṃ gaṇhāti, uddhaṃ uppatanto cattāripi aṭṭhapi usabhāni uppatati, samaṭṭhāne ujukaṃ pakkhandanto soḷasausabhamattampi vīsatiusabhamattampi ṭhānaṃ pakkhandati, thalā vā pabbatā vā pakkhandanto saṭṭhiusabhamattampi asītiusabhamattampi ṭhānaṃ pakkhandati, antarāmagge rukkhaṃ vā pabbataṃ vā disvā taṃ pariharanto vāmato vā dakkhiṇato vā, usabhamattampi apakkamati. tatiyaṃ pana sīhanādaṃ naditvā teneva saddhiṃ tiyojane ṭhāne paññāyati. tiyojanaṃ gantvā nivattitvā ṭhito attanova nādassa anunādaṃ suṇāti. evaṃ sīghena javena pakkamatīti.

♦ yebhuyyenāti pāyena. bhayaṃ saṃvegaṃ santāsanti sabbaṃ cittutrāsasseva nāmaṃ. sīhassa hi saddaṃ sutvā bahū sattā bhāyanti, appakā na bhāyanti. ke pana teti? samasīho hatthājānīyo assājānīyo usabhājānīyo purisājānīyo khīṇāsavoti. kasmā panete na bhāyantīti? samasīho nāma “jātigottakulasūrabhāvehi samānosmī”ti na bhāyati, hatthājānīyādayo attano sakkāyadiṭṭhibalavatāya na bhāyanti, khīṇāsavo sakkāyadiṭṭhipahīnattā na bhāyati.

♦ bilāsayāti bile sayantā bilavāsino ahinakulagodhādayo. dakāsayāti udakavāsino macchakacchapādayo. vanāsayāti vanavāsino hatthiassagokaṇṇamigādayo. pavisantīti “idāni āgantvā gaṇhissatī”ti maggaṃ olokentāva pavisanti. daḷhehīti thirehi. varattehīti cammarajjūhi. mahiddhikotiādīsu vijambhanabhūmiyaṃ ṭhatvā dakkhiṇapassādīhi usabhamattaṃ, ujukaṃ vīsatiusabhamattādilaṅghanavasena mahiddhikatā, sesamigānaṃ adhipatibhāvena mahesakkhatā, samantā tiyojane saddaṃ sutvā palāyantānaṃ vasena mahānubhāvatā veditabbā.

♦ evameva khoti bhagavā tesu tesu suttesu tathā tathā attānaṃ kathesi. “sīhoti kho, bhikkhave, tathāgatassetaṃ adhivacanaṃ arahato sammāsambuddhassā”ti (a. ni. 5.99; 10.21) imasmiṃ tāva sutte sīhasadisaṃ attānaṃ kathesi. “bhisakko sallakattoti kho, sunakkhatta, tathāgatassetaṃ adhivacanan”ti (ma. ni. 3.65) imasmiṃ vejjasadisaṃ. “brāhmaṇoti, bhikkhave, tathāgatassetaṃ adhivacanan”ti (a. ni. 8.85) imasmiṃ brāhmaṇasadisaṃ. “puriso maggakusaloti kho, tissa, tathāgatassetaṃ adhivacanan”ti (saṃ. ni. 3.84) imasmiṃ maggadesakapurisasadisaṃ. “rājāhamasmi selā”ti (su. ni. 559) imasmiṃ rājasadisaṃ. “sīhoti kho tathāgatassetaṃ adhivacanan”ti (a. ni. 5.99; 10.21) imasmiṃ pana sutte sīhasadisameva katvā attānaṃ kathento evamāha.

♦ tatrāyaṃ sadisatā — sīhassa kañcanaguhādīsu vasanakālo viya hi tathāgatassa dīpaṅkarapādamūle katābhinīhārassa aparimitakālaṃ pāramiyo pūretvā pacchimabhave paṭisandhiggahaṇena ceva mātukucchito nikkhamanena ca dasasahassilokadhātuṃ kampetvā vuddhimanvāya dibbasampattisadisaṃ sampattiṃ anubhavamānassa tīsu pāsādesu nivāsakālo daṭṭhabbo. sīhassa kañcanaguhādito nikkhantakālo viya tathāgatassa ekūnatiṃse saṃvacchare vivaṭena dvārena kaṇḍakaṃ āruyha channasahāyassa nikkhamitvā tīṇi rajjāni atikkamitvā anomānadītīre brahmunā dinnāni kāsāyāni paridahitvā pabbajitassa sattame divase rājagahaṃ gantvā tattha piṇḍāya caritvā paṇḍavagiripabbhāre katabhattakiccassa sammāsambodhiṃ patvā, paṭhamameva magadharaṭṭhaṃ āgamanatthāya yāva rañño paṭiññādānakālo.

♦ sīhassa vijambhanakālo viya tathāgatassa dinnapaṭiññassa āḷārakālāmaupasaṅkamanaṃ ādiṃ katvā yāva sujātāya dinnapāyāsassa ekūnapaṇṇāsāya piṇḍehi paribhuttakālo veditabbo. sīhassa kesaravidhunanaṃ viya sāyanhasamaye sottiyena dinnā aṭṭha tiṇamuṭṭhiyo gahetvā dasasahassacakkavāḷadevatāhi thomiyamānassa gandhādīhi pūjiyamānassa tikkhattuṃ bodhiṃ padakkhiṇaṃ katvā bodhimaṇḍaṃ āruyha cuddasahatthubbedhe ṭhāne tiṇasantharaṃ santharitvā caturaṅgavīriyaṃ adhiṭṭhāya nisinnassa taṃkhaṇaṃyeva mārabalaṃ vidhamitvā tīsu yāmesu tisso vijjā visodhetvā anulomapaṭilomaṃ paṭiccasamuppādamahāsamuddaṃ yamakañāṇamanthanena manthentassa sabbaññutaññāṇe paṭividdhe tadanubhāvena dasasahassilokadhātukampanaṃ veditabbaṃ.

♦ sīhassa catuddisāvilokanaṃ viya paṭividdhasabbaññutaññāṇassa sattasattāhaṃ bodhimaṇḍe viharitvā paribhuttamadhupiṇḍikāhārassa ajapālanigrodhamūle mahābrahmuno dhammadesanāyācanaṃ paṭiggahetvā tattha viharantassa ekādasame divase “sve āsāḷhipuṇṇamā bhavissatī”ti paccūsasamaye “kassa nu kho ahaṃ paṭhamaṃ dhammaṃ deseyyan”ti? āḷārudakānaṃ kālaṅkatabhāvaṃ ñatvā dhammadesanatthāya pañcavaggiyānaṃ olokanaṃ daṭṭhabbaṃ. sīhassa gocaratthāya tiyojanaṃ gamanakālo viya attano pattacīvaramādāya “pañcavaggiyānaṃ dhammacakkaṃ pavattessāmī”ti pacchābhatte ajapālanigrodhato vuṭṭhitassa aṭṭhārasayojanamaggaṃ gamanakālo.

♦ sīhanādakālo viya tathāgatassa aṭṭhārasayojanamaggaṃ gantvā pañcavaggiye saññāpetvā acalapallaṅke nisinnassa dasahi cakkavāḷasahassehi sannipatitena devagaṇena parivutassa “dveme, bhikkhave, antā pabbajitena na sevitabbā”tiādinā (saṃ. ni. 5.1081; mahāva. 13) nayena dhammacakkappavattanakālo veditabbo. imasmiñca pana pade desiyamāne tathāgatasīhassa dhammaghoso heṭṭhā avīciṃ upari bhavaggaṃ gahetvā dasasahassilokadhātuṃ paṭicchādesi. sīhassa saddena khuddakapāṇānaṃ santāsaṃ āpajjanakālo viya tathāgatassa tīṇi lakkhaṇāni dīpetvā cattāri saccāni soḷasahākārehi saṭṭhiyā ca nayasahassehi vibhajitvā dhammaṃ kathentassa dīghāyukadevatānaṃ ñāṇasantāsassa uppattikālo veditabbo.

♦ yadāti yasmiṃ kāle. tathāgatoti aṭṭhahi kāraṇehi bhagavā tathāgato — tathā āgatoti tathāgato, tathā gatoti tathāgato, tathalakkhaṇaṃ āgatoti tathāgato, tathadhamme yāthāvato abhisambuddhoti tathāgato, tathadassitāya tathāgato, tathāvāditāya tathāgato, tathākāritāya tathāgato. abhibhavanaṭṭhena tathāgatoti. tesaṃ vitthāro brahmajālavaṇṇanāyampi (dī. ni. aṭṭha. 1.7) mūlapariyāyavaṇṇanāyampi (ma. ni. aṭṭha. 1.12) vuttoyeva. loketi sattaloke. uppajjatīti abhinīhārato paṭṭhāya yāva bodhipallaṅkā vā arahattamaggañāṇā vā uppajjati nāma, arahattaphale pana patte uppanno nāma. arahaṃ sammāsambuddhotiādīni visuddhimagge buddhānussatiniddese vitthāritāni.

♦ iti rūpanti idaṃ rūpaṃ ettakaṃ rūpaṃ, na ito bhiyyo rūpaṃ atthīti. ettāvatā sabhāvato sarasato pariyantato paricchedato paricchindanato yāvatā cattāro ca mahābhūtā catunnañca mahābhūtānaṃ upādāyarūpaṃ, taṃ sabbaṃ dassitaṃ hoti. iti rūpassa samudayoti ayaṃ rūpassa samudayo nāma. ettāvatā hi “āhārasamudayo rūpasamudayo”tiādi sabbaṃ dassitaṃ hoti. iti rūpassa atthaṅgamoti ayaṃ rūpassa atthaṅgamo. imināpi “āhāranirodhā rūpanirodho”tiādi sabbaṃ dassitaṃ hoti. iti vedanātiādīsupi eseva nayo.

♦ vaṇṇavantoti sarīravaṇṇena vaṇṇavanto. dhammadesanaṃ sutvāti imaṃ pañcasu khandhesu paṇṇāsalakkhaṇapaṭimaṇḍitaṃ tathāgatassa dhammadesanaṃ sutvā. yebhuyyenāti idha ke ṭhapeti? ariyasāvake deve. tesañhi khīṇāsavattā cittutrāsabhayampi na uppajjati, saṃviggassa yoniso padhānena pattabbaṃ pattatāya ñāṇasaṃvegopi. itaresaṃ pana devānaṃ “tāso heso bhikkhū”ti aniccataṃ manasikarontānaṃ cittutrāsabhayampi, balavavipassanākāle ñāṇabhayampi uppajjati. bhoti dhammālapanamattametaṃ. sakkāyapariyāpannāti pañcakkhandhapariyāpannā. iti tesaṃ sammāsambuddhe vaṭṭadosaṃ dassetvā tilakkhaṇāhataṃ katvā dhammaṃ desente ñāṇabhayaṃ nāma okkamati.

♦ abhiññāyāti jānitvā. dhammacakkanti paṭivedhañāṇampi desanāñāṇampi. paṭivedhañāṇaṃ nāma yena ñāṇena bodhipallaṅke nisinno cattāri saccāni soḷasahākārehi saṭṭhiyā ca nayasahassehi paṭivijjhi. desanāñāṇaṃ nāma yena ñāṇena tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ dhammacakkaṃ pavattesi. ubhayampi taṃ dasabalassa ure jātañāṇameva. tesu idha desanāñāṇaṃ gahetabbaṃ. taṃ panesa yāva aṭṭhārasahi brahmakoṭīhi saddhiṃ aññāsikoṇḍaññattherassa sotāpattiphalaṃ uppajjati, tāva pavatteti nāma. tasmiṃ uppanne pavattitaṃ nāma hotīti veditabbaṃ. appaṭipuggaloti sadisapuggalarahito. yasassinoti parivārasampannā. tādinoti lābhālābhādīhi ekasadisassa. chaṭṭhaṃ.

Ý kiến bạn đọc